Giải pháp về tổ chức và quản lý hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 115)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.3 Giải pháp về tổ chức và quản lý hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe

- Xây dựng các chiến lược chung, đồng bộ và có sự phối hợp giữa cộng đồng, chính quyền và doanh nghiệp giúp mang đến trải nghiệm liền mạch và tốt nhất cho KDL CSSK, dừng việc hoạt động phát triển riêng lẻ theo cá nhân, tổ chức hay dự án.

- Nha Trang – Khánh Hòa khi phát triển DL CSSK cần xác định rõ thị trường mục tiêu là các khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trong hoạch định chiến lược đã được nêu rõ tại đề án phát triển du lịch của tỉnh và các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, tâm lý và sở thích của thị trường mục tiêu đó.

- Đẩy mạnh trong việc quản lý chất lượng sản phẩm DL CSSK tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố Nha trang là yếu tố quan trọng hàng đầu, phối hợp với cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (VD: thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường, Thanh tra sở Y Tế, thanh tra sở du lịch…) trong việc thẩm định chất lượng kỹ thuật các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trung tâm dịch vụ Spa, các cơ sở cung cấp dịch vụ suối khoáng nóng, các phòng tập thể dục/yoga/gym…

- Thực hiện triển khai việc phát triển DL CSSK tại thành phố Nha Trang dựa trên những định hướng và quy hoạch cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và bền vững.

- Chính quyền địa phương hỗ trợ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực DL CSSK. Xây dựng phương án hợp nguồn lực cho công tác xúc tiến quảng bá của các cơ sở DL CSSK.

- Tăng cường quản lý cơ sở kinh doanh lữ hành Quốc tế cụ thể là Trung Quốc, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phải xử lý nghiêm các vi phạm

này nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch và bảo vệ uy tín, thương hiệu của điểm đến giúp góp phần cho sự phát triển du lịch Nha Trang nói chung và hoạt động DL CSSK nói riêng.

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương, nhất là vào mùa cáo điểm, xử lí nghiêm và kịp thời các cơ sở có dấu hiệu sai phạm trên địa bàn thành phố, tạo uy tín và hình ảnh lành mạnh trong lòng khách du lịch.

- Phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch Suối khoáng nóng và bùn khoáng, tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển DL CSSK lâu dài của địa phương.

- Kết hợp giữa các ban ngành trong việc vận động và hướng dẫn các khu nghỉ dưỡng và khu du lịch suối khoáng nóng áp dụng nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh – một sáng kiến bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường cũng như hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay.

- Chính quyền tiến hành tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch địa phương; đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động xây dựng thương hiệu cho loại hình du lịch tắm bùn khoáng trở thành một trong những loại hình DL CSSK đặc sắc nhất của địa phương.

- Đẩy manh các hoạt động thu hút, khuyến khích du khách Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Öc quay trở lại Nha Trang – Khánh Hòa để du lịch bởi đây là một trong những thị trường triển vọng và có sức mua lớn trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

3.3.4 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch chăm sóc sức khỏe:

Phát triển nguồn nhân lực du lịch được xem là yếu tố quan trọng để phát

triển DL CSSK tại Nha Trang – Khánh Hòa.Nhận thức này cần được đặt trong bối

cảnh hội nhập quốc tế của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa nói chung và lao động du lịch nói riêng, theo đó cần coi đào tạo nguồn nhân lực du lịch không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển của lịch địa phương hướng đến chuẩn quốc tế là ưu tiên hàng đầu và được xem là khâu đột phá có nghĩa đặc biệt quan trọng để du lịch tại Nha Trang

– Khánh Hòa có thể hội nhập được đầy đủ với khu vực và quốc tế. Bởi lẻ, đội ngũ lao động trọng cung cấp DL CSSK đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ cao trong cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lẫn du lịch. - Tiến hành thực hiện các dự án, kế hoạch nghiên cứu, đánh giá nguồn lực phát triển loại hình DL CSSK tại Nha Trang một cách toàn diện và bài bản để có những hướng đầu tư phát triển phù hợp. Cần xây dựng hướng dẫn phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, trong đó làm rõ các khái niệm, tính chất sản phẩm, những yêu cầu kỹ thuật, nhân sự, nguồn lực…

- Nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực DL CSSK đáp ứng yêu cầu cao và đa dạng của các đối tượng khách vốn được xem là những người có trình độ và mức thu nhập cao.

- Thường xuyên mở các khóa tập huấn nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn trong lĩnh vực Spa và nghiệp vụ du lịch của các nhân viên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như các nhân viên Spa, các nhân viên Massage, nhân viên tại các khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà, khu nghỉ dưỡng I-Resort, Khu du lịch trăm trứng, …

- Mở thêm các ngành nghề đào tạo chuyên nghiệp về dịch vụ DL CSSK trên địa bàn thành phố. Đưa các nội dung liên quan đến DL CSSK vào trong nội dung học tập tại các cơ sở đào tạo về du lịch ở Nha Trang.

- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch và Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố Nha Trang. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, phát triển về mặt số lượng đảm bảo yêu cầu thực tế của địa phương.

- Liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho DL CSSK với các trung tâm DL CSSK, quốc gia có kinh nghiệm trong việc phát triển DL CSSK đáp ứng yêu cầu phát triển DL CSSK tại Nha Trang - Khánh Hoà theo hướng tiệm cận các chuẩn khu vực và quốc tế về nhân lực DL CSSK

- Chú trọng tạo cơ chế và khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ và du lịch chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về hoạt động du lịch gắn với hoạt động chăm sóc sức khỏe.

- Nâng cao nhân thức của nhân viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe các khái niệm liên quan đến DL CSSK, nhu cầu, thị hiếu và tâm lý của KDL CSSK.

- Thực hiện chiến lược để phát triển kết nối du lịch vùng Nam Trung bộ giữa các địa phương lân cận nhằm thu hút thêm nguồn khách, đồng thời tăng cường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển DL CSSK.

Thực tế cho thấy, trong phát triển DL CSSK, vấn đề quản lý, phát triển chất lượng sản phẩm du lịch phải là yếu tố đặt lên hàng đầu. Và muốn làm được điều này, chắc chắn không chỉ cần tới đội ngũ làm du lịch, mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị có thẩm quyền về y tế, tài nguyên môi trường… Điều đó không chỉ giúp bảo đảm chất lượng dịch vụ mà còn là phương thức hữu hiệu để xây dựng và khẳng định thương hiệu của du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa, biến hình thức du lịch này thành thị trường tiềm năng, mang đến giá trị tăng trưởng lớn cho ngành du lịch nước nhà.

3.3.5 Chiến lược phát triển DL CSSK dựa trên việc phân tính SWOT:

Trong phạm vi một công trình nghiên cứu còn hạn chế, tác giả chỉ xin đưa ra một số kiến nghị về sự phát triển DL CSSK tại Nha Trang – Khánh Hòa qua các chiến lược cơ bản của SWOT như sau:

Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Đây là chiến lược dựa trên ưu thế trong việc phát triển DL CSSK của ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa để tận dụng các cơ hội thị trường.

- Phát triển mạnh các sản phẩm đặc thù từ nguồn suối khoáng nóng và bùn khoáng, tận dùng điều kiện tự nhiên vốn có. Nha Trang – Khánh Hòa cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc quảng bá và nâng cao chất lượng tại các khu du lịch suối khoáng nóng, đa dạng các phướng pháp trị liệu, các dòng sản phẩm mang tính địa phương từ bùn khoáng và các thảo mộc địa phương, đẩy mạnh phát triển thương hiệu suối khoáng nóng

- Tiếp tục phát huy thế mạnh là một đô thị du lịch lớn của cả nước, đẩy mạnh chính sách phát triển du lịch và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó tiếp tục duy trì thị trường khách Quốc tế định hướng và tiềm năng.

- Tham gia đăng cai các sự kiện lớn mang tầm quốc tế, nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch đến với đông đảo khách du lịch quốc tế, làm tiền đề cho sự phát triển các loại hình du lịch trong đó có DL CSSK

- Tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ hệ thống cơ sở hà tầng, mở rộng các chuyến bay quốc tế và nội địa thu hút, tạo điều kiện cho một lượng khách du lịch lớn đến với Nha Trang – Khánh Hòa.

- Mở rộng thêm các hoạt động DL CSSK ứng với các tài nguyên du lịch sinh thái, biển đảo và tâm linh ở Nha Trang – Khánh Hòa. Tận dùng cảnh quan thiên nhiên đẹp có núi, biển và khí hậu trong lành lý tưởng để tổ chức các hoạt động thể chất cải thiện sức khỏe như: Thiền định, yoga, đi bộ, leo núi, đi xe đạp, ngắm cảnh, tính tâm, thưởng thức thực phẩm lành mạnh.

- Phát huy các phương pháp trị liệu truyền thống, ứng dụng các sản phẩm từ tự nhiên như cây cỏ, hoa lá, thảo dược bản địa, trái cây nhiệt đới… nhằm tăng cường và bổ trợ cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe khác tăng trãi nghiệm đặc trưng, độc đáo mang tính chất bản địa.

- Đẩy mạnh việc quảng bá và bày bán các sản phẩm tốt cho sức khỏe và đặc trưng của địa phương như các sản phẩm từ bùn khoáng, suối khoáng, yến sào, trầm hương, thảo mộc thiên nhiên, quà lưu niệm mang tính chất địa phương… tạo nên thương hiệu điểm đến với những sản phẩm đặc sản độc đáo.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch, phát huy tốt tinh thần xây dựng, thân thiện với khách du lịch, chung tay góp sức cho sự phát triển chung của du lịch địa phương.

Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Đây là các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của ngành du lịch để tận dụng cơ hội thị trường.

- Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý địa phương đối với hoạt động DL CSSK. Đây là vấn đề rất quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của Du lịch chăm sóc sức khỏe. Quản lý du lịch tốt, Nha Trang – Khánh Hòa sẽ có một môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn minh, không còn nạn cướp giật, chặt chém, chèo kéo khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch. Giảm việc mở rộng hệ thống khách sạn tràn lan thiếu tinh tế trong thẩm mĩ và kiến trúc, tập trung vào việc

phát khu nghỉ dưỡng cao cấp theo hướng phát triển bền vững và gần gủi thiên nhiên, những điểm tham quan độc đáo, mang đặc trưng văn hoá của Nha Trang – Khánh Hòa

- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngành du lịch thành thố Nha Trang cần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bằng nhiều giải pháp như: đầu tư xây dựng cơ sở hj tầng, nâng cấp hệ thống thoát nước; san lấp/nạo vét kênh rạch; xây dựng hệ thống xử lý rác thải; tuyên truyền giáo dục ý thức cho cộng đồng cư dân địa phương và khách du lịch.

- Quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề mà ngành du lịch Nha Trang cần quan tâm. Vì nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm cho thực khách, không những uy tín của nhà hàng bị ảnh hưởng mà uy tín của ngành du lịch tại Nha Trang cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, địa phương cần khuyến cáo và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, cũng như quy trình xử lý rau củ quả, thực phẩm tươi sống an toàn trước khi chế biến ở các nhà hàng, quán ăn; đồng thời xử lý nghiêm những cơ sở chế biến thực phẩm không an toàn. Ngoài ra, lãnh đạo ngành du lịch thành phố cũng cần lưu ý các công ty du lịch trong việc ký kết hợp đồng với nhà hàng trong các tour trọn gói. Vì một số công ty không quan tâm đến chất lượng bữa ăn an toàn và lành mạnh của khách mà vì lợi nhuận nên ký hợp đồng với những nhà hàng kém chất lượng, để lại ấn tượng không tốt về ẩm thực địa phương cho khách, nhất là khách nước ngoài. Họ quên rằng khách du lịch là những nhà tiếp thị hiệu quả nhất.

- Cải thiện năng lực tổ chức quản lý, đầu tư cho phát triển du lịch và nguồn

nhân lực trong DL CSSK hiện đang còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng trên địa bàn thành phố Nha Trang

- Có các biện pháp tăng cương và phối hợp liên ngành, liên kết lãnh thổ trong

phát triển du lịch. Quan tâm và kết hợp tất cả các trải nghiệm về DL CSSK thành một bộ sản phẩm trọn gói tạo nên trãi nghiệm mang tính liên tục cho sản phẩm DL CSSK. Bên cạnh đó xây dựng các dịch vụ chăm sóc sóc sức khỏe bài bản và mang tính đồng bộ, giúp KDL CSSK đạt được mục đích khi tham gia các hoạt động DL

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp những dịch vụ chất lượng, xây dựng hình của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đúng nghĩa trên địa bàn thành phố Nha Trang – Khánh Hòa, khiến các du khách không còn e ngại khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại đây.

- Có các biện pháp giảm thiểu nhiều tệ nạn xã hội (nạn cướp giật, ma tuý, mại dâm), tạo lòng tin, sự an toàn khi khách đến tham quan, lưu trú và sử dụng các dịch vụ tại Nha trang – Khánh Hòa.

- Ngăn chặn tình trạng “chặt chém” về giá trong dịch vụ ăn uống của du

khách, các tình trạng trèo kéo khách, ăn xin gây bất tiện cho khách du lịch khi tham quan du lịch trên địa bàn thành phố.

- Thực hiện các chiến lược giúp bình ổn và cân bằng về thành phần, thị

trường khách du lịch ở Nha Trang – Khánh Hòa tăng trưởng các thì trường khách du lịch quốc tế khác bằng cách mở các đường bay Quốc tế, kích cầu du lịch bằng các chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch.

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động phát triển đô thị và các khu dân cư tập trung, tác động của hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sẽ ảnh hưởng đến môi trường và hình ảnh của du lịch Khánh Hoà tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DL CSSK

Chiến lược ST (Strengths – Threats): Đây là các chiến lược dựa trên ưu thế của ngành du lịch Nha Trang để tránh các nguy cơ của thị trường.

- Tích cực xây dựng kế hoạch tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế. Đây là chiến lược quảng bá thương hiệu Du lịch thành phố Nha Trang ra thế giới rất hiệu quả, nhằm tìm kiếm các nhà cung cấp, các đối tác trong ngành du lịch CSSK. Đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)