Tác động của du lịch chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 35)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3 Ý nghĩa của Du lịch CSSK

1.3.2 Tác động của du lịch chăm sóc sức khỏe

Có thể thấy trong tương lai DL CSSK sẽ ngày càng liên quan đến sự phát triển bền vững tại điểm đến. Khi nhiều người tiêu dùng dần hình thành quan điểm về việc giữ gìn sức khỏe và xem nó như một điều cấp thiết, họ sẽ ngày càng lọc kinh nghiệm du lịch thông qua lăng kính chăm sóc sức khỏe toàn diện, và họ sẽ ngày càng trở nên thích thú đối với phúc lợi của người dân ở những nơi mà họ đến thăm.

Bởi lẻ, một số nghiên cứu cho thấy sự lành mạnh của một nơi chính là nút thắt của sự cống hiến vì sức khỏe đích thực, hơn nữa các điểm đến, khu vực như Thung lũng Sức khỏe ở Romagna, Ý và tiểu bang Colorado ở Hoa Kỳ và các quốc gia như Costa Rica và Bhutan đang ưu tiên sự thịnh vượng của cư dân và môi trường của điểm đến để tạo ra giá trị nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe độc đáo và làm nên thương hiệu. Trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe toàn diện, sống tốt và làm việc tốt được kết nối chặt chẽ, chúng ta không thể thực sự tốt nếu cộng đồng và môi trường xung quanh không tốt. Từ những kết quả nghiên cứu mở rộng các lĩnh vực liên quan đến hạnh phúc, lòng trắc ẩn và lòng vị tha cho thấy rằng mỗi cá nhân sẽ có nhiều khả năng đạt được một cảm giác bình yên và an lành sâu sắc cũng như lâu dài hơn bằng cách tập trung vào người khác, thông qua việc giúp đỡ, cho đi và hình thành các kết nối có chiều sâu hơn.

Trong những năm gần đây và trong tương lai, KDL CSSK sẽ ngày càng liên kết cá nhân với các kết nối tại đia phương mà họ thực hiện trong khi đi du lịch cũng như những tác động của họ đối với người dân và những nơi mà họ đến thăm. DL CSSK sẽ gắn liền với việc trao đổi hai chiều và có ý nghĩa giữa khách du lịch và điểm đến cũng như cộng đồng người bản địa nơi đây, thay vì một chiều giao dịch tiêu dùng và thương mại. Sự phát triển gia tăng của số lượng KDL CSSK, cùng với

sự phát triển DL CSSK, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch quá mức ở một số điểm đến.

1.3.3 Giao điểm của ngành kinh doanh du lịch và chăm sóc sức khỏe:

DL CSSK là giao điểm của ngành kinh doanh du lịch và ngành kinh doanh chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó du lịch được xem là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, du lịch hỗ trợ trực tiếp hơn 118 triệu việc làm và đóng góp 3,2% vào GDP toàn cầu (tương đương 2,6 nghìn tỷ đô la trong năm 2017, theo World Travel & Hội đồng du lịch) Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu toàn cầu - bên cạnh nhu cầu của con người hiện đại về nghỉ ngơi và thư giãn, phiêu lưu, và trải nghiệm mới - tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch tăng trưởng trên toàn thế giới đã vượt qua nhiều ngành công nghiệp khác.

Bên cạnh đó xu hướng lối sống hiện đại đang thúc đẩy sự tăng trưởng theo cấp số nhân của người tiêu dùng quan tâm đến tất cả những điều liên quan đến sức khỏe. Như GWI ước tính quy mô của nền kinh tế chăm sóc sức khỏe toàn cầu là 4.2 nghìn tỷ đô la trong năm 2017, bao gồm DL CSSK; giữ gìn sức khỏe nơi làm việc; spa; trị liệu bằng nhiệt/khoáng sản; thể dục và rèn luyện tâm trí; ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và giảm cân; y học cổ truyền; chăm sóc cá nhân, làm đẹp, và chống lão hóa…

Điều quan trọng, cả nền kinh tế du lịch và nền kinh tế chăm sóc sức khỏe đều được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn tỷ lệ hơn nền kinh tế toàn cầu. DL CSSK được định vị rõ ràng là giao lộ quan trọng giữa hai ngành công nghiệp lớn đang phát triển mạnh và mang lại nhiều lợi nhuận mà ở đó có rất nhiều bên liên quan bao gồm cả: ngành khách sạn, cư dân và cả chính phủ của các quốc gia và khu vực tham gia được hưởng lợi từ cơ hội này.

1.4 Các nguồn lực phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe

1.4.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách. Tài nguyên du lịch bao gồm

hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, ... tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển. Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, theo Stella Photi giám đốc điều hành của Wellbeing Escapes đã trả lời trong hội thảo tại WTM 2014, những yếu tố không thể thiếu trong DL CSSK là một sự tích hợp bao gồm cả thực phẩm và môi trường. Như vậy, để phát triển DL CSSK mỗi điểm đến cần có những thuận lợi hấp dẫn về điều kiện tự nhiên và nhân văn.

Tóm lại, giống như các hình thức du lịch đặc biệt khác, DL CSSK không phải là một trải nghiệm bình thường. Mỗi Điểm đến cần có những đặc điểm liên quan đến việc mang lại lợi ích cho sức khỏe, liên kết với văn hóa địa phương, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực phẩm lành mạnh, … Một số khách du lịch có thể hài lòng với một buổi massages tập thể, lớp tập thể dục hoặc những thực phẩm, hay bữa ăn lành mạnh. Những người DL CSSK sành điệu quan tâm đến những gì điểm đến cung cấp khác với một nơi nào khác. Những kinh nghiệm độc đáo và xác thực có thể được xây dựng dựa trên các phương pháp thức hành chữa lành của người bản địa; truyền thống cổ xưa hay tâm linh; nguồn tài nguyên thực vật bản địa; các loại bùn, khoáng chất; kiến trúc bản địa; sự kết nối với người dân bản địa; nguyên liệu địa phương và truyền thống ẩm thực địa phương; lịch sử và văn hoá bản địa; …

1.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng là nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch. Nếu Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng tốt và đồng bộ sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch. Ngược lại, sẽ gây khó khăn và làm chậm bước phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng bao gồm:

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi

cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch.

Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển.

Cũng như các loại hình du lịch khác, DL CSSK phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạnh mẽ bao gồm cả mạng lưới giao thông vận tải kết nối các chuyên bay hay trên mặt đất, mạng lưới thông tin liên lạc và đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ KDL CSSK như: khách sạn, nhà hàng, các trung tâm y tế tích hợp, các KDL, resort cao cấp, trung tâm Spa, phòng tập yoga, lớp học nấu ăn, các phòng tập thể dục, các cửa hàng lưu niệm bán các sản phẩm truyền thống và thực phẩm/ nguyên liệu chăm sóc sức khỏe địa phương độc đáo…

1.4.3 Các yếu tố về y tế, môi trường và chính sách

Có thể nói các điều kiện về y tế, môi trường và chính sách tại điểm đến là

yếu tố vô cùng cần thiết, đây chính là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch nói

chung và DL CSSK nói riêng. Với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy DL CSSK phát triển. Đường lối phát triển DL CSSK nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển DL CSSK cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức để phát triển, hỗ trợ và thúc đẩy DL CSSK sẽ khác nhau giữa các quốc gia và có xu hướng liên kết chặt chẽ với cấu trúc và thể chế quản lý chung tồn tại ở quốc gia đó. Các chính sách cũng có xu hướng giống với các chính sách phát triển ngành du lịch nói chung nhưng thường không cụ thể đối với DL CSSK. Nói chung, có thể nói rằng chính phủ ở các nước đang phát triển thường đóng một vai trò tích cực trong việc hướng dẫn, hỗ trợ và thúc đẩy ngành du lịch cũng như DL CSSK, trong khi ở các quốc gia phát triển khi thúc đẩy ngành du lịch và DL CSSK thường dựa vào khu vực tư nhân hoặc hợp tác giữa các bên có liên quan đến hoạt động chăm

sóc sức khỏe.

1.4.4 Các nguồn lực khác

1.4.4.1 Nguồn nhân lực (lao động chuyên ngành du lịch và nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe)

Đây chính là một trong số những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của DL CSSK. Việc phát triển DL CSSK đòi hỏi một đội ngũ nhân viên vừa có chuyên môn nghiệp vụ ở lĩnh vực du lịch, đồng thời có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bênh cạnh đó, cũng cần có đội ngũ chuyên gia có hiểu biết sâu ở mỗi loại hình chăm sóc sức khỏe như các chuyên gia y tế, chuyên gia dinh dưỡng, các huấn luyện viên tại các phòng tập, huấn luyện viên yoga, các nhân viên massage, chuyên gia châm cứu, trị liệu... Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong ngành du lịch và dịch vụ chăm sóc sức khỏe không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình mà họ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là giao tiếp, trao đổi văn hóa với du khách tạo cho du khách có cảm giác vui vẻ, thoải mái và hứng khởi trong lúc du lịch.

1.4.4.2. Cầu về dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe.

Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của người tiêu dùng càng cao thì việc họ thích thú với khám phá thế giới, trãi nghiệm thiên nhiên và văn hóa bản địa, cũng nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch của khách du lịch ngày càng tăng lên và đa dạng. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lối sống của sức khỏe và tính bền vững, từ những người có học thức và biết cập nhập xu hướng mới họ đã xúc tác cho nhiều lĩnh vực bao gồm thực phẩm hữu cơ ở địa phương; các hoạt động yoga và thiền định; lĩnh vực ứng dụng năng lượng và tài chế; và các phong trào du lịch thích hợp như du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Đến ngày nay khi người tiêu dùng cố gắng ngăn chặn bệnh mãn tính và suy giảm sức khỏe tâm thần liên quan đến chúng ta ngày càng gần với lối sống ít vận động, không lành mạnh, số hóa và căng thẳng. Trên toàn thế giới, nhiều người tiêu dùng với hiểu biết và nhận thức của mình họ nhận thấy tầm quan trọng của việc kết hợp các yếu tố về sức khỏe, sự phòng ngừa, kinh nghiệm và chánh niệm vào cuộc

sống hàng ngày, từ những gì họ ăn đến cách họ thư giãn và tập thể dục, từ công việc của họ môi trường để thiết kế nhà và cộng đồng của họ. Đây là điều tất yếu dẫn đến việc mà khi con người càng mong muốn tiếp tục lối sống lành mạnh cũng như thói quen giữ gìn sức khỏe ngay cả khi đi du lịch.

Thứ hai, Mức thu nhập (điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch và chăm sóc sức khỏe. Khi điều kiện sống ngày càng cao DL CSSK được xem là yếu tố để giúp người tiêu có cơ hội nghỉ ngơi và thư giãn, trẻ hóa, khám phá, niềm vui và thực hiện tất cả các hoạt động hướng tới một cuộc sống cuộc sống tốt đẹp. Khi thu nhập càng cao người tiêu dùng càng có nhu cầu cao và chi tiêu mạnh tay hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong chuyến đi du lịch của mình.

Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần...). Những người tiêu dùng có ý thức và nắm bắt xu hướng sẽ tiếp tục sử dụng thời gian rỗi của mình với mong muốn tiếp tục duy trì lối sống mạnh khỏe và chất lượng trong suốt chuyến đi. Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển DL CSSK.

1.4.4.3. Tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe.

Như đã nói DL CSSK không đơn thần là những trãi nghiệm về vật chất mà còn hàm chứa những trãi nghiệm tích cực về tinh thần. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch, sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn đồng thời tăng sự trãi nghiệm trong mỗi chuyến đi của KDL CSSK. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.

Trên đây là một số nguồn lực chủ yếu để phát triển DL CSSK ở mỗi khu vực, quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào mỗi địa phương mà có thêm những nguồn lực khác biệt đặc trưng riêng giúp việc phát triển DL CSSK thuận lợi hơn. Mặc dù vậy, các nguồn lực trên là những yếu tố không tách rời nhau

mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển DL CSSK một cách nhanh chóng và bền vững.

1.5 Đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch chăm sóc sức khỏe

1.5.1 Mục đích chuyến đi của thị trường khách

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng KDL CSSK là một nhóm nhỏ, ưu tú và giàu có, hay chỉ là những khách du lịch giải trí đến thăm các điểm đến spa, khu nghỉ dưỡng sức khỏe, hoặc các khóa tu yoga và thiền định. Trong thực tế, khách du lịch chăm sóc sức khỏe bao gồm một nhóm người tiêu dùng rộng lớn và đa dạng hơn với nhiều người động lực, lợi ích và giá trị. Viện Sức khỏe toàn cầu (GWI) xác định hai loại khách du lịch chăm sóc sức khỏe:

Khách du lịch coi việc chăm sóc sức khỏe làm mục đích chính trong chuyến đi

(Khách DL CSSK chuyên đề): Một khách du lịch có lựa chọn chuyến đi hoặc điểm đến chủ yếu là động lực cải thiện sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)