Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 59 - 64)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại NhaTrang –

2.2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: a.Tài nguyên biển đảo

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26C; nóng nhất 39C, lạnh nhất 14,4C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trong số các

đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:

Hòn Miểu còn được gọi là đảo Bồng Nguyên nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật kì lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng

Hòn Mun, là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới.

Hòn Tằm, là một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi…

cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển.

Hòn Chồng - Hòn Vợ gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển, được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ.

Đảo Yến, đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào.

b. Tài nguyên về sinh thái và đa dạng sinh học

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển lớn ước tính khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng cho phép hàng năm khai thác khoảng 70.000 tấn.

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa a. Di tích văn hóa lịch sử

Nhà thờ Núi, là một công trình kiến trúc nằm trên độ cao 12 mét giữa trung tâm thành phố, Nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là

Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá hay nhà thờ Núi. Nhà thờ có nét kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp. Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, giáo sĩ Louis Vallet (1869– 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ. Sau khi mất, mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ. Ngày 3 tháng 9 năm 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ có tên là núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Điểm thú vị là để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhờ thờ Công giáo phương Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sapa và một số địa điểm khác tại Việt Nam.

Viện Hải Dương Học, được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi kề ngay cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Nơi đây lưu trữ nhiều những sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Nơi đây có cả bộ xương cá voi khổng lồ dài tới gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan du lịch.

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi. Đây là một trong

những điểm đến tâm linh mà du khách không thể không ghé qua khi đến với Nha trang – Khánh Hòa.

Tháp bà Ponagar, ở Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa, trong đó Tháp Bà là di tích nổi tiếng nhất. Tháp do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Mặt bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử...Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông. Ngoài Tháp Bà, Khánh Hòa còn nhiều di tích Chămpa khác như Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa, Bia Võ Cạnh...

Chợ Đầm, là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố Nha Trang, là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm đậm phong cách bản địa, hải sản, đặc sản địa phương, … rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tơi khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng, yến sào và các mặt hàng lưu niệm. Đây được xem là điểm đến giúp khách thưởng thức ẩm thực địa phương và trãi nghiệm văn hóa bản địa.

Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại), là công trình tọa lạc trên đỉnh núi Cảnh Long, một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa

giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông. Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh. Lần lượt từ mỏm núi trở vào là biệt thự Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại. Công trình là điểm đến cho những du khách mong muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử địa phương.

b. Lễ hội

Lễ hội Tháp Bà, đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Ino Nogar). Theo truyền thuyết, Bà Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt. Lễ hội được tổ chức từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Nghi lễ có 2 phần chính: Lễ Thay y (ngày 20/3) và Lễ Cầu cúng (ngày 23/3) được tiến hành rất tôn nghiêm ca ngợi công đức Bà Mẹ Xứ sở và cầu mong cho dân sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Sau phần lễ là phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn người, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Đây là Lễ hội không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về dự hội. Cũng là dịp để khách du lịch trãi nghiệm những giá trị văn hóa tâm linh bản địa.

Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Cầu Ngư còn gọi là lễ hội Cá Ông, hay Cá Voi, diễn

ra tại Lăng Ông – Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, đươc tổ chức vào đúng ngày giỗ của cá Voi vào hai kỳ xuân tế và thu tế. Khi khách đến Nha Trang vào thời gian tháng 2 và tháng 3 hằng năm, du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ hội này, Lăng Ông rất gần với trung tâm thành phố nên việc di chuyển rất dễ dàng, nhanh chóng. Đây là lễ hội đậm chất tâm linh và phản ánh nét văn hóa của ngư dân miền biển. Trong tâm thức của những người con xứ biển sống bằng nghề ra khơi đánh bắt cá thì cá

Voi được xem như thần Nam Hải, là vị thần luôn phù hội độ trì và ra tay giúp đỡ cho chuyến ra khởi suôn sẻ, bình an. Hình ảnh cá Voi tượng trưng cho sự hướng hiện, hiền lành như chính những người ngư dân cần cù, quanh năm bầu bạn với biển cả. Lễ hội Cầu Ngư thường được bắt đầu từ sáng sớm với màn lễ Nghinh Ông trên biển, rước Ông về ngự lễ tế. Đoàn rước sắc phong đông vui vô cùng, đi đầu là đội múa lân sư rồng, theo sau là trống chiêng, vang rộn cả một góc trời [9]. Lễ hội này là một trong những lễ hội tâm linh của cư dân bản địa, những du khách khi tham dự sẽ có những trãi nghiệm tâm linh thú vị tại địa phương.

Lễ hội Am Chúa, được tổ chức vào ngày 1 đến 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội Am Chúa, được tổ chức ngay tại di tích Am Chúa, nằm trên núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa. Cũng giống với lễ hội tháp Bà Ponagar, lễ hội Am Chúa được tổ chức để tưởng nhớ tới Thánh mẫu Thiên Y A Na. Các nghi lễ diễn ra vô cùng trang trọng, thể hiện sự thành kính và tôn sùng vị Thánh mẫu, đồng thời cầu cho mưa gió thuận hòa, cuộc sống của nhân dân được bình yên, êm ấm. Theo sự tích được ghi lại thì Am Chúa chính là nơi Bà Ponagar sinh ra và lớn lên khi ở cùng cha mẹ nuôi, còn tháp Bà Ponagar là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Và tục thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na đều bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm pa cổ.

Lễ giỗ tổ Hùng Vương, giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày quốc giỗ của toàn thể dân tộc Việt Nam, là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và nhớ về nguồn cội. Vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm, tại khắp mọi miền tổ quốc đều tổ chức lễ giổ tổ Vua Hùng. Tại Khánh Hòa, lễ giỗ tổ được tổ chức trang trọng uy nghiêm tại Đền Hùng Vương, tọa lạc tại số 173 Ngô Gia Tự, thành phố Nha Trang. Các nghi lễ diễn ra hết sức tôn nghiêm thành kính, với sự tham gia của các cấp lãnh đạo và người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)