Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 66)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại NhaTrang –

2.2.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.2.4.1 Kết cấu hạ tầng

a. Mạng lưới giao thông vận tải:

Mạng lưới giao thông trong tỉnh Khánh Hòa có 4 loại hình giao thông: Đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Đó là lợi thế để Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng có lợi thế phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

- Đường bộ: Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối

phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ đèo Cả đến ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 - rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa. Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 2.086 km đường giao thông. Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với TP. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra Quốc lộ 1A, đường Khánh Bình - Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng

của các vùng kinh tế của tỉnh.

- Đường sắt: Tuyến đướng sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2-9-1936 và tuyến đường sắt xuyên Việt cũng hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Ga Nha Trang ngày nay vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc nhà ga cùng tuyến đường sắt hình “bóng đèn” độc đáo. Hiện nay, tất cả các tuyến tàu Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4, tàu du lịch Nha Trang – Sài Gòn SNT1, SNT2… Ngoài ga Nha Trang, tỉnh còn 12 ga khác phân bố tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố, trừ hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa.

- Đường hàng không: Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 35 km, cách TP. Cam Ranh 10km về phía Nam. Năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đón hơn 2,7 triệu lượt hành khách, vượt công suất thiết kế so với nhà ga hiện hữu (công suất thiết kế đón 2 triệu lượt khách vào năm 2020). Do đó, tháng 9-2016, Nhà ga hành khách mới Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã được khởi công xây

dựng với thiết kế mang vẻ đẹp của chiếc tổ yến, tổng diện tích 50.500 m2 sàn, bao

gồm: 2 cao trình đi/đến tách biệt; 80 quầy làm thủ tục; 10 cửa ra tàu bay; các khu chức năng, kinh doanh dịch vụ, sân đỗ xe ô tô, đường giao thông ra vào ga đồng bộ… Dự kiến đến năm 2030, nhà ga mới sẽ đón 8 triệu khách/năm.Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh có khả năng tiếp nhận các loại máy bay Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương; sử dụng 2 đường cất, hạ cánh. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã và đang mở rộng các đường bay quốc nội, quốc tế. Hiện sân bay Cam Ranh đã có các tuyến bay quốc nội đến: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Huế…; tuyến bay quốc tế: Nga, Hàn Quốc, Hồng Kông, Quảng Châu, Thành Đô…

- Đường thủy: Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cảng biển: Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Đá Tây (Trường Sa). Cảng Nha Trang có năng lực xếp dỡ hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm. Cảng có 4 cầu bến, cầu dài nhất là 215m; có thể tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có trọng tải đến 20.000DWT và tàu khách có dung tích đến 60.780GT. Cảng có độ sâu vùng nước neo đậu từ - 8,5

đến - 11,8m; tổng diện tích kho bãi của cảng 80.000m2. Ngoài ra, Cảng khá đa dạng

các dịch vụ cho tàu thuyền đến cảng. Ngày 14-4-2016, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chính thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang sang UBND tỉnh Khánh Hòa. Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng Nha Trang sẽ được quy hoạch, sắp xếp lại bến tàu khách quốc tế, khách nội địa, bến du thuyền và các bến khách chuyên dùng. Từ năm 2016, tỉnh Khánh Hòa xây dựng đề án phát triển hướng đến cảng đầu mối du lịch quốc tế hiện đại, kết thúc hoàn toàn việc vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nha Trang; phấn đấu đưa Cảng Nha Trang đón tối thiểu 150.000 khách quốc tế du lịch bằng đường biển và 1 triệu khách nội địa đi tham quan các tuyến biển, đảo

b. Mạng lưới thông tin liên lạc và internet:

Nha Trang thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, tất cả đều được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng Internet. Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển.

2.2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Khánh Hòa tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bằng cách Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, loại hình và sản phẩm du lịch... Theo sở du lịch Khánh Hòa, hiện nay trên địa bàn có hơn 750 cơ sở lưu trú du lịch, với khoảng 40.000 phòng.

Trong đó số cơ sở đã được công nhận 3-5 sao là 111 cơ sở, với hơn 20.000 phòng. Số cơ sở đã được công nhận 1-2 sao là 267 cơ sở, với hơn 5.500 phòng. Còn lại 372 cơ sở không thực hiện công nhận hạng sao, trong đó hơn 50 cơ sở quy mô từ 10 phòng trở lên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 773 cơ sở lưu trú với 42.475 phòng, trong đó khách sạn 5 sao: 26 cơ sở - 12.307 phòng, khách sạn 4 sao: 23 cơ sở - 3.702 phòng, khách sạn 3 sao: 37 cơ sở - 2.911 phòng, khách sạn 2 sao: 55 cơ sở - 1.670 phòng, khách sạn 1 sao: 46 cơ sở - 813 phòng, cơ sở không thực hiện xếp hạng theo quy định của Luật du lịch: 586 cơ sở - 21.072 phòng. Trong năm vừa qua Khánh Hòa cũng đã ghi nhận các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng khách sạn ngày một tăng nhanh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 129 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong đó gồm 16 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 113 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (89 doanh nghiệp, 21 chi nhánh, 03 văn phòng đại diện).

Song song với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ hội nghị, hội thảo cũng bắt đâu được quan tâm ở Khánh Hòa. Tuy vậy vẫn đang còn là một trong những hạn chế đối với du lịch Khánh Hoà nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch góp phần hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Thời gian gần đây, du lịch Khánh Hoà đã có những quan tâm nhất định đối với việc phát triển các công trình vui chơi giải trí nhưng chưa thực sự hấp dẫn khách, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển.

Khánh Hòa với trung tâm du lịch là Nha Trang còn có hệ thống các nhà hàng, các KDL, resort cao cấp, trung tâm Spa, phòng tập yoga, lớp học nấu ăn, các phòng tập thể dục, các cửa hàng lưu niệm bán các sản phẩm truyền thống và thực phẩm/ nguyên liệu chăm sóc sức khỏe địa phương độc đáo như hệ thống các cửa hàng bán tinh dầu, bùn khoáng, yến sào, trầm hương Khánh Hòa…

2.2.5. Tổng quan về du lịch Nha Trang, Khánh Hòa:

Thành phố Nha Trang là một thành phố biển - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh Khánh Hoà, nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển, có vị trí giao lưu thuận lợi được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hoà và của

cụm du lịch TP. Nha Trang và phụ cận. Hơn thế nữa, Nha Trang có vai trò to lớn trong phát triển du lịch vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ. Với 385 km đường bờ biển và khoảng 200 đảo lớn nhỏ, Nha Trang nổi tiếng là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam, Thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng được khẳng định uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều sự kiện, hội nghị lớn mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế như Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa Hậu Trái Đất 2010, Asian Beach Games 2016… Điều này có nghĩa là, thành phố này đã giành được một sự uy tín, tín nhiệm nhất định là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn. Hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố Nha Trang những năm qua đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn có sự chuyển biến rõ nét về chất: Sản phẩm du lịch của Nha Trang đến nay từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao so với các tỉnh duyên hải miền Trung… Với nhiều nguồn tài nguyên thiên đa dạng, phong phú và xinh đẹp, một địa điểm với nhiều sự kiện diễn ra. Hơn thế nữa, Nha Trang là một nơi rất may mắn được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng khác nhau và được coi là thế mạnh cạnh tranh của Nha Trang khi là một địa điểm du lịch. Nơi đây còn sở hữu rất nhiều nguồn nước khoáng nóng và bùn khoáng (Phụ lục 2.1); các phương pháp trị liệu truyền thống (Phụ lục 2.2); đặc sản từ yến sào (Công ty Yến Sào Khánh Hòa, 2016). Chính nguồn tài nguyên này đã tạo ra hững sản phẩm có thương hiệu và trở nên nổi tiếng khắp cả nước như: tắm bùn khoáng nóng Tháp Bà, sử dụng sản phẩm yến sào để chữa bệnh phục hồi và tăng cường sức khỏe, cáp treo Vinpearl Land vượt biển dài nhất thế giới, … Danh tiếng của thành phố Nha Trang cũng được tăng lên theo từng năm bởi sự tăng lên về số lượng khách du lịch quốc tế đến thăm nơi đây trong những năm gần đây (Phụ lục 2.3). Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch đã có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác và đặc biệt là hiệu quả xã hội từ hoạt động du lịch mang lại. Những thành tựu đó được thể hiện qua các chỉ tiêu, số liệu từ Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, theo Sở Du lịch Khánh Hòa trong năm 2018, Khánh Hòa đón 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng hơn 15,6 % so với năm trước, trong đó khách quốc tế đạt 2,8

triệu lượt, tăng gần 38%. Tổng doanh thu du lịch đạt 22.000 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với năm trước.

Nhiều năm qua, Nha Trang luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, lượng khách đến Nha Trang ngày càng tăng. Theo thống kê thì năm 2015 lượng khách đến Khánh Hoà đạt 4,1 triệu lượt thì năm 2018 con số này đã tăng lên 6,3 triệu lượt khách, phần lớn khách trong số này đều đến du lịch Nha

Trang.Trong đó, khách Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu danh sách du khách quốc tế và

có xu hướng tăng với mức bình quân từ 200.000 đến 220.000 ngàn lượt khách mỗi tháng. Các thị trường khách truyền thống đến từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Öc…vẫn chiếm một con số khiêm tốn.

Khách Việt Nam đến Nha Trang du lịch có một bộ phận lớn đã đi du lịch trước đó và tiếp tục quay trở lại chiếm 55% trong khi khách du lịch Trung Quốc và Quốc tế thì tỉ lệ này ít hơn chỉ khoảng 12%và 10%.

Khách du lịch đến Nha Trang thường chọn các khách sạn ở mức tương đối cao cấp là 4-5 sao để lưu trú với tỉ lệ là 45% tiếp đến là khách sạn tâm trung 2-3 sao chiếm 27 % tiếp theo sau là các khu resort cao cấp từ 4- 5 sao với 19% và cuối cùng là các khách sạn nhỏ 1 sao, nhà nghỉ là 9%. Bên cạnh đó, theo hình thức mua tour của doanh nghiệp lữ hành chiếm tỉ lệ cao - 72%, trong đó quốc tế thường chọn du lịch theo dạng này với khách Trung Quốc tỉ lệ này là 84% và khách quốc tế khác là 70%; cá nhân tự lên kế hoạch chiếm 28% chủ yếu là khách du lịch Việt Nam. Điều này cho thấy việc đi du lịch theo các chương trình du lịch vẫn là lựa chọn được nhiều du khách sử dụng.

Hình 2.1 Biểu đồ tỉ lệ phướng thức đi du lịch của khách khi đi du lịch tại Nha Trang – Khánh Hòa tại Nha Trang – Khánh Hòa

Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện bởi tác giả

Nhìn chung khách du lịch đến Nha Trang chủ yếu lưu trú từ 5-7 ngày với tỉ lệ là 44% và lưu trú từ 3-5 ngày – 43%; Khách lưu lại với thời gian ít ngày và trên 7 ngày chỉ chiếm tỉ lệ thấp là 7% và 6% trong đó chỉ có là khách Việt Nam ở lại ít ngày. Khách du lịch Trung Quốc khi đến Nha Trang thường lưu trú từ 5 -7 ngày với tỉ lệ 63%, trong khi khách quốc tế khác thường ở lại từ 3-5 ngày với tỉ lệ 45%. Như vậy có thể thấy khách du lịch ở thời gian tương đối đủ để có thể trãi nghiệm nhiều các dịch vụ.

2.3 Thực trạng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Nha Trang, Khánh Hòa Khánh Hòa

2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang, Khánh Hòa Khánh Hòa

2.3.1.1. Thị trường khách du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha trang – Khánh Hòa:

Lượng khách du lịch quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng tăng,

Công ty tổ chức tour 72% Tự lên kế hoạch 28% Cách thức đi du lịch của KDL đến Nha Trang

vì giới hạn mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu, tác giả xin lấy trường hợp tại khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà để xem xét và phân tích, đánh giá về lượng khách du lịch quốc tế tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe điển hình tại Nha Trang –Khánh Hòa.

Năm Anh Pháp Nga Mỹ Nhật Hàn T. Quốc Úc việt Nam khác Tổng BQ ngày 2014 7.523 1.826 44.875 534 713 2.757 12.358 6.337 272.164 13.015 362 992 2015 5.970 889 33.070 536 653 2.645 69.128 3.281 239.083 9.859 365 1.000 2016 2.215 711 31.054 512 640 1.653 129.373 2.503 237.380 7.536 413 1.133 2017 1.633 619 37.691 530 763 1.503 148.777 2.800 188.888 4596 387 1.062 2018 1.491 489 24.217 120 393 2.286 148.520 1.545 151.938 4.475 335.476 919

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang – khánh hòa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)