Mục đích sử dụng tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 52 - 54)

Kết quả trên bảng biểu cho thấy mục đích sử dụng tài liệu của SV trƣờng thể hiện rõ nhiệm vụ đƣợc ƣu tiên hàng đầu của SV chính là học tập (chiếm 73.1%). Thực trạng này phản ánh động cơ dẫn đến hoạt động đọc là hoàn toàn đúng đắn và cần đƣợc tiếp tục khuysến khích hơn nữa. Điều này cũng dễ hiểu, với yêu cầu của phƣơng pháp học tập mới, SV phải chủ động trong việc tự nghiên cứu, tự học dƣới sự hƣớng dẫn, gợi mở của giáo viên. Việc đọc là yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động tự học để thu lấy kiến thức. Đó vừa là yêu cầu bắt buộc vừa là nhu cầu tự thân để SV có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Học tập Tăng hiểu biết Giải trí Nghiên cứu khoa học

Tỷ lệ % 73.1 48.3 23.5 19 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Mục đích đọc để tăng hiểu biết chiếm tỷ lệ 48.3%. Đối với SV, bên cạnh việc học tập, sự hiểu biết về các lĩnh vực khác cũng cần đƣợc tăng cƣờng. Sinh viên đang ở độ tuổi còn trẻ, nhu cầu hiểu biết, khám phá ở nhiều lĩnh vực luôn cao. Do vậy, việc đọc giúp họ cập nhật thêm nhiều kiến thức, tăng thêm hiểu biết cho bản thân. Đây cũng là mục đích hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, có một thực trạng là đọc để giải trí chiếm tỷ lệ 23.5% trong khi đọc để NCKH lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn là 19%. Rõ ràng là đối với SV thì NCKH cũng là một nhiệm vụ cần phải đƣợc chú trọng bởi NCKH sẽ tác dụng tƣơng hỗ với đào tạo và làm tăng chất lƣợng đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn. Tất nhiên, mục đích đọc để giải trí cũng rất cần thiết để giảm căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập, thảo luận ở trên lớp, ở phòng thực hành, sau thời gian tự học, nghiên cứu ở nhà. Nhƣng thực trạng này cần phải đƣợc xem xét để điều chỉnh lại theo hƣớng tích cực hơn. Bên cạnh việc đọc để giải trí, SV cần phải tăng cƣờng hơn nữa việc đọc nhằm mục đích NCKH. Để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Nhà trƣờng đã đặt ra, để có thể tiếp cận với chuẩn giáo dục quốc tế, cần phải có biện pháp để hƣớng dẫn và khuyến khích SV đọc tài liệu với mục đích NCKH.

Nhƣ vậy, hầu hết SV đều xác định đƣợc mục đích đọc chính đáng và tích cực, có ý thức và định hƣớng đúng đắn cho việc đọc của mình.

2.1.3. Thói quen đọc

Thói quen sử dụng thời gian rỗi

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, xuất hiện khái niệm "văn hóa thời gian rỗi" và toàn cầu hóa cũng có tác động không nhỏ đến việc sử dụng thời gian rỗi của phần lớn thanh niên Việt Nam hiện nay, trong đó có SV trƣờng ĐHTM. Năm 2010, với một nghiên cứu của cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2), chúng ta đã có kết quả là: “Xem tivi và nghe nhạc là 2 lựa chọn chiếm số đông áp đảo với lần lƣợt là 96,8% và 90,8%. 85% số ngƣời đƣợc hỏi dùng thời gian rảnh rỗi đi chơi với bạn bè và ngƣời yêu, 77% thích đọc sách và 60,9% dành thời gian cho việc chơi thể thao". Khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của SV

trƣờng ĐHTM đã phản ánh một thực trạng đáng buồn, thực tiễn đó cũng nằm trong tình hình chung của thanh niên cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)