Số lƣợt NDT và số lƣợt tài liệu mƣợn từ 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 59 - 61)

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học của Trung tâm TT-TV ĐHTM [40]

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ cả phía SV và từ phía thƣ viện. Để có câu trả lời rõ hơn, tác giả đã đƣa ra câu hỏi trong bảng điều tra: "Lý do anh(chị) ít đến thư viện". Sinh viên đã đƣa ra nhiều lý do nhƣ: Không có thời gian, không có thói quen đến thƣ viện, lƣời đọc sách nên không có nhu cầu đến thƣ viện,

2008- 2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Số lƣợt NDT 106.200 105.017 93.558 98.300 92.450 Số lƣợt tài liệu 310.105 308.880 228.239 216.300 204.100 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Số lƣợt NDT Số lƣợt tài liệu

đó có cả những nguyên nhân về phía thƣ viện nhƣ: Diện tích thƣ viện nhỏ, thiếu chỗ ngồi, tài liệu không có tính cập nhật và phong phú, thủ tục mƣợn lâu, thƣ viện chƣa tổ chức kho mở,… Điều tra về lý do SV đến sử dụng thƣ viện, tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 51% SV cho rằng vì có không gian học tập thuận lợi, 27.2% cho là để tiết kiệm tiền mua sách, 25.5% SV đánh giá tài liệu phong phú, phù hợp với chƣơng trình học, 15.3% SV cho rằng do tài liệu họ cần không có ở nơi khác.

Tỷ lệ SV sử dụng thƣ viện cao nhất là khi đến gần các kỳ thi nhƣ thi hết môn, viết tiểu luận, khóa luận (chiếm 35.4%). Thực trạng này cũng diễn ra từ những năm trƣớc đây và ở cả thời điểm hiện tại. Kết quả quan sát và phỏng vấn cán bộ thƣ viện trƣờng cho thấy thời điểm ngay trƣớc và trong kỳ thi thƣờng tập trung rất đông SV đến thƣ viện, thậm chí có những ngày "quá tải", SV phải xếp hàng từ rất sớm mới có đƣợc chỗ ngồi.

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu SV trƣờng ĐHTM về nhu cầu đọc, thói quen đọc có thể nhận thấy: Về cơ bản SV có nhu cầu đọc tài liệu và đã xác định đƣợc mục đích đọc rõ ràng, đúng đắn để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu. Về thói quen đọc thì việc đọc mới chỉ phục vụ cho mục đích trƣớc mắt nhƣ thi cử, giải trí,… chƣa tạo đƣợc thói quen đọc và sử dụng thƣ viện thƣờng xuyên. Việc đọc cũng nhƣ việc học là cả một quá trình tích lũy kiến thức, không thể đổ dồn vào một thời điểm nào đó. Sinh viên cần xây dựng kế hoạch học tập và kế hoạch đọc thật nghiêm túc, nếu không sẽ hoàn toàn bị động và dẫn đến tình trạng "nƣớc đến chân mới nhảy", việc đọc cũng nhƣ việc học không thể có hiệu quả.

2.1.4. Khả năng tìm kiếm tài liệu và lựa chọn tài liệu

2.1.4.1. Khả năng tìm kiếm tài liệu

Để tìm kiếm đƣợc tài liệu phù hợp, cần phải định vị đƣợc có những nguồn tài nguyên nào cung cấp tài liệu đó, có những công cụ nào giúp tìm kiếm đƣợc các nguồn tài nguyên và tài liệu theo đúng nhu cầu.

Khả năng định vị nguồn tài liệu

Kết quả điều tra cho thấy, có đến 91.5% SV tìm kiếm, thu thập tài liệu từ nguồn Internet, nguồn mua chiếm 25.9%, từ thƣ viện chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 21.4%, cuối cùng là từ các nguồn khác nhƣ mƣợn qua bạn bè, đƣợc tặng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)