Từ kết quả trên có thể suy luận rằng: SV đang coi Internet là kho tài nguyên vô tận để tìm kiếm, truy cập thông tin. Nguồn tìm kiếm và thu thập tài liệu từ Internet đƣợc đánh giá cao hơn nguồn tài nguyên từ Thƣ viện, quan niệm "mọi thứ đều có trên Internet" đã trở nên quá phổ biến trong SV. Mặc dù với nhiều tiện ích của Internet nhƣng việc sử dụng chúng hoàn toàn vào mục đích tìm kiếm và thu thập thông tin còn nhiều vấn đề cần xem xét bởi những lý do sau đây:
- Internet không phải là kho tài nguyên vô tận. Những trang web chứa các tài liệu có giá trị khoa học có thể hiện diện trên Internet nhƣng không thể truy cập đƣợc (trong số đó chủ yếu là tạp chí, sách ít hơn nhiều). Việc tiếp cận chúng thƣờng không miễn phí. Những thông tin có thể truy cập đƣợc thì rất khó đƣợc kiểm soát, thẩm định về tính xác thực và tính cập nhật bởi với sự hỗ trợ của công nghệ, bất cứ
91.5%
25.9%
21.4%
thông tin nào cũng có thể đƣợc lan truyền qua từng cá nhân hay do chính cá nhân tạo nên.
- Internet là một không gian rộng lớn, việc tìm kiếm đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có kỹ năng, kinh nghiệm và cả sự kiên nhẫn. Trong vô vàn nguồn thông tin, ngƣời dùng tốn không ít thời gian để chắt lọc, lựa chọn thông tin cần thiết. Tìm kiếm trên Internet do vậy không phải là cách tìm kiếm thông tin nhanh nhất.
Tuy vậy, SV vẫn đánh giá cao việc tìm kiếm thông tin từ Internet hơn là tìm kiếm từ thƣ viện. Nguyên nhân của tình trạng này là do SV chƣa có kiến thức và kỹ năng thông tin một cách căn bản. Nguồn tài liệu sẵn có tại thƣ viện luôn đƣợc bổ sung định kỳ bám sát nội dung chƣơng trình học tập của SV nhƣng lại không đƣợc SV sử dụng tích cực trong việc tìm kiếm thông tin. Một nguyên nhân nữa đến từ thói quen, sở thích, tính thuận tiện, dễ dàng trong tìm kiếm và truy cập Internet nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Chỉ bằng thủ tục đơn giản, SV có thể dễ dàng tìm kiếm và download thông tin.
Sau Internet, nguồn khai thác thông tin chủ yếu của SV là mua ở hiệu sách (25.9%). Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do thời gian học trên lớp nhiều nên SV thích mua tài liệu để có thể đọc ở nhà bất cứ khi nào. Thêm vào đó, ngày nay, điều kiện kinh tế khá hơn cho phép SV có thể mua đƣợc những cuốn sách mình cần, hơn nữa đa số SV muốn mua tài liệu không chỉ để phục vụ cho việc học tập hiện tại mà còn có thể giữ riêng cho mình để phục vụ cho công tác chuyên môn sau này.
Ngày nay, với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, con ngƣời có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cơ quan TT-TV vẫn đƣợc xem là “cội nguồn của tri thức”, là môi trƣờng tự học, tự nghiên cứu tốt nhất, đặc biệt là đối với một trƣờng đại học. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, số lƣợng SV khai thác thông tin ở thƣ viện quá thấp: 21.4% SV khai thác thông tin ở thƣ viện trƣờng. Từ thực tiễn này, cần có định hƣớng cho SV về nguồn tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin có tại thƣ viện.
Công cụ tìm kiếm
Sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin một cách linh hoạt là yêu cầu cần thiết để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Các công cụ tra cứu của thƣ viện và
các công cụ tra cứu trên Internet thƣờng đƣợc SV sử dụng trong quá trình tìm kiếm. Có nhiều phƣơng pháp tìm kiếm thông tin: phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp hiện đại, trong điều tra, tác giả chủ yếu nghiên cứu việc sử dụng các công cụ tra cứu của phƣơng pháp tìm kiếm hiện đại. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các công cụ tra cứu của Internet và thƣ viện cho biểu đồ nhƣ sau:
Biểu đồ 2.12: So sánh tỷ lệ SV sử dụng công cụ tra cứu từ Internet và công cụ tra cứu từ thƣ viện
Nhìn vào bảng biểu có thể nhận thấy, khi sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet, google là lựa chọn của 95.2% SV - một tỷ lệ rất cao, trang web của thƣ viện có tỷ lệ tra cứu là 34.4%, sử dụng mục lục tra cứu trực tuyến của thƣ viện là 30.6%, tài liệu điện tử online của thƣ viện có tỷ lệ tra cứu rất thấp là 18.7%.
Có thể truy cập đến rất nhiều công cụ tìm kiếm trên Internet, tuy nhiên SV thƣờng sử dụng công cụ thông dụng nhất là google, nhìn vào tỷ lệ sử dụng thì cách lựa chọn công cụ tra cứu là chƣa hợp lý. Sinh viên chỉ quan tâm đến việc sử dụng các công cụ tìm kiếm thông dụng nhất trên Internet mà chƣa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các công cụ tìm kiếm của thƣ viện. Với số lƣợng tài liệu tƣơng đối lớn, danh mục các đầu tài liệu đƣợc chọn và xét duyệt kỹ càng từ chính các giảng viên trong trƣờng, bám sát nội dung các học phần nhƣng lại chƣa đƣợc SV khai thác có
Google trên
Internet Website thƣ viện ĐHTM OPAC thƣ viện ĐHTM
Tài liệu điện tử online của thƣ viện Tỷ lệ % 95.2 34.4 30.6 18.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
hiệu quả. Song song với việc định hƣớng về nguồn tài liệu, cần thiết phải có định hƣớng trong sử dụng công cụ tra cứu phù hợp để tìm kiếm tài liệu, khai thác tối đa nguồn tài nguyên của thƣ viện bởi vì Internet cũng chỉ là một công cụ bổ trợ trong việc tìm kiếm thông tin và là một trong nhiều nguồn cung cấp thông tin. Ngoài ra, thƣ viện và các nguồn khác đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin.
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ tìm kiếm, thu thập thông tin, tài liệu từ Internet và sử dụng google gần nhƣ tuyệt đối, tuy nhiên, kết quả khảo sát về việc đƣợc đào tạo kỹ năng này lại không mấy tƣơng xứng.