Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ TT-TV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 89 - 150)

Qua biểu đồ cho thấy, sản phẩm và dịch vụ TT-TV đƣợc NDT đánh giá chƣa cao, phần lớn đƣợc đánh giá ở mức trung bình, cao nhất là dịch vụ đọc tại chỗ đƣợc 50.7% SV đánh giá là tốt. Một điểm cần chú ý trong tất cả các sản phẩm và dịch vụ TT-TV là các đánh giá đều nằm ở mức trung bình hơn là mức tốt, ngay cả đối với những sản phẩm và dịch vụ đƣợc cho là tiện lợi, nhanh chóng trong sử dụng nhƣ trang tra cứu trực tuyến, CSDL online, dịch vụ khai thác mạng internet. Đặc biệt là các dịch vụ tƣ vấn thông tin, sao chụp tài liệu, phát hành sách có tỷ lệ đánh giá chƣa tốt nhiều hơn cả. Đọc tại chỗ, mƣợn về nhà, hệ thống mục lục, website của thƣ viện trƣờng là những sản phẩm và dịch vụ đƣợc SV sử dụng nhiều và đƣợc đánh giá cao.

Thƣ viện mới chỉ xây dựng CSDL dƣới dạng thƣ mục, chƣa xây dựng CSDL toàn văn. Các sản phẩm và dịch vụ trong thƣ viện còn đơn điệu. Hình thức phục vụ chủ yếu là cho mƣợn, đọc tài liệu. Các dịch vụ có khuynh hƣớng “đóng” hơn là “mở”, các dịch vụ mang tính định hƣớng cá nhân hầu nhƣ chƣa đƣợc chú ý. Các ấn phẩm thông tin của thƣ viện chủ yếu là thƣ mục thông báo tài liệu mới, thƣ mục bài trích tạp chí chuyên ngành, chƣa có nhiều các loại thƣ mục chuyên đề. Công tác phục vụ còn thụ động, chƣa có nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá NLTT, các sản phẩm

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Trung bình Chƣa tốt Chƣa sử dụng

và dịch vụ thông tin của thƣ viện.Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lƣợng bạn đọc và nhu cầu đọc ở thƣ viện chƣa cao.

2.4.3.3. Năng lực, thái độ phục vụ của cán bộ thư viện

Thƣ viện ĐHTM có một đội ngũ cán bộ TT-TV có trình độ chuyên môn cao, gần 35% cán bộ có trình độ thạc sỹ thuộc ngành TT-TV. Còn lại là cử nhân thuộc ngành thông tin thƣ viện, kinh tế. Nhìn chung, 100% cán bộ thƣ viện sử dụng máy vi tính thành thạo và tiếng Anh trình độ B trở lên. Nhƣ vậy, với nguồn nhân lực này có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hiện nay của thƣ viện.

Về phƣơng thức phục vụ: Việc tin học hóa, hiện đại hóa công tác thông tin - thƣ viện đã đƣợc tiến hành từ năm 2002 nên tăng hiệu quả phục vụ. Các hình thức mƣợn trả, quản lý tài liệu đều đƣợc lƣu thông trên máy tính. Thƣ viện không chỉ phục vụ bạn đọc trong giờ hành chính, mà còn phục vụ ngoài giờ hành chính, thứ bảy nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho SV khi muốn đọc tài liệu ngoài giờ.

Tuy nhiên, trong công tác phục vụ bạn đọc còn tồn tại hạn chế về hình thức phục vụ. Phần lớn các phòng phục vụ vẫn đƣợc tổ chức theo hình thức kho đóng, phục vụ bằng hình thức tự chọn (kho mở) chƣa đƣợc triển khai đối với kho sách. Với những ƣu điểm nhƣ: Bạn đọc có thể xem xét một cách tỉ mỉ về nội dung, chủ đề của tài liệu và lựa chọn ra những tài liệu phù hợp với yêu cầu; Kho tài liệu đƣợc tổ chức sắp xếp theo một trật tự nhất định và khoa học theo khung phân loại DDC; Hình thức phục vụ này phát huy tính độc lập, tự chủ thông qua việc để bạn đọc đƣợc tiếp xúc trực tiếp với nguồn tài liệu của thƣ viện, có thể đọc lƣớt nhiều tài liệu một lúc, từ đó nảy sinh nhu cầu đọc mới, do đó tần suất sử dụng tài liệu tăng lên; Giảm đáng kể thời gian phải chờ đợi tài liệu qua các khâu trung gian nhƣ tra tìm trên hệ thống mục lục, viết phiếu yêu cầu, chờ cán bộ thƣ viện đi lấy sách từ trong kho ra v.v… Do đó, Trung tâm TT-TV đã quan tâm và bƣớc đầu tổ chức kho mở đối với tài liệu tại kho phòng Báo - Tạp chí - Luận văn và kho phòng Sau đại học.Tuy nhiên cách tổ chức, sắp xếp tài liệu tại kho mở này tại Trung tâm TT-TV vẫn còn chƣa khoa học, tài liệu chƣa đƣợc sắp xếp theo nội dung mà chủ yếu sắp xếp theo thứ tự số đăng ký cá biệt theo khổ cỡ, trong cùng một kho tài liệu nhƣng có nhiều loại hình

tài liệu khác nhau nhƣ gồm cả sách, báo, tạp chí, kỷ yếu, luận văn, luận án, đề tài NCKH,… Để tiến hành tổ chức đƣợc kho mở với các kho sách còn lại cũng cần có sự đầu tƣ thêm các trang thiết bị an ninh nhƣ: cổng từ, chỉ từ, chíp điện tử,…cần mở rộng diện tích hoặc thiết kế lại diện tích kho phục vụ cho hợp lý hơn,đầu tƣ thêm thời gian, công sức để tiến hành các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về xử lý nội dung và hình thức đối với tài liệu để việc tổ chức, sắp xếp kho tài liệu đƣợc tiến theo đúng quy chuẩn, trên nguyên tắc thống nhất chung và phù hợp với thực tiến tại Trung tâm TT-TV.

Về tinh thần, thái độ phục vụ: Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú và nhu cầu tin của SV. Nếu thái độ của thủ thƣ thân thiện, nhiệt tình, SV sẽ không cảm thấy e ngại khi mƣợn tài liệu, tâm lý của họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, do đó việc đọc tài liệu sẽ hiệu quả hơn. Từ đó, họ sẽ có hứng thú đến thƣ viện. Trƣớc đây, SV còn có ý kiến chƣa hài lòng về tinh thần, thái độ của cán bộ thƣ viện, tuy nhiên từ khoảng thời gian năm 2008 trở lại đây, vấn đề này đã dần đƣợc Ban Giám đốc thƣ viện quán triệt để chấn chỉnh và thay đổi hoàn toàn. Hiện nay, bạn đọc không còn ý kiến phàn nàn về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện. Qua quan sát, tác giả thấy, cán bộ thƣ viện tại các phòng đều là cán bộ trẻ, phục vụ bạn đọc ân cần, trách nhiệm với thái độ hòa nhã.

2.4.3.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ

Năm 2002 thƣ viện đƣợc tiếp nhận chƣơng trình dự án “ Giáo dục đại học”, từ đó đến nay Trung tâm TT-TV đã nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ về cơ sở vật chất trang thiết bị của Nhà trƣờng, về cơ bản các trang thiết bị và cơ sở vật chất đã đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản các khâu công tác hiện tại của Trung tâm TT-TV. Tuy nhiên, theo thời gian, một số trang thiết bị đã trở nên cũ, cần đƣợc nâng cấp, sửa chữa. Khi khảo sát về mức độ hài lòng của SV đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Thƣ viện, chỉ 17.3% SV cảm thấy hài lòng, 73.8% SV cho rằng hài lòng ở mức trung bình (đáp ứng đƣợc một phần), 8.8% SV không hài lòng. Trên thực tế, về cơ sở vật chất của thƣ viện còn tồn tại một số mặt nhƣ sau:

- Diện tích các phòng phục vụ trở nên chật hẹp khi SV tập trung đông vào mùa thi. Tại thƣ viện chƣa có phòng tự học, phòng trao đổi, thảo luận nhóm cho SV.

- Hệ thống máy tính phục vụ NDT tra cứu tài liệu và khai thác, sử dụng nguồn tin điện tử, tìm kiếm thông tin trên mạng còn thiếu.

- Một số máy tính cũ, các máy photocopy, hệ thống camera bị hỏng cần đƣợc sửa chữa, thay mới.

- Các thiết bị làm mát nhƣ điều hòa, quạt thông gió tại các phòng làm việc và phòng phục vụ bạn đọc tại chỗ vẫn còn thiếu và hỏng cần đƣợc đầu tƣ và sửa chữa .

- Chƣa đƣợc lắp đặt cổng từ để quản lý tài liệu và bạn đọc ra vào Trung tâm TT-TV. - Hiện nay, Trung tâm TT-TV đang áp dụng phần mềm Ilib 6.0 để quản lý tài liệu trong thƣ viện, tuy nhiên phiên bản này chƣa có phân hệ quản lý tài liệu số. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà trƣờng cần đầu tƣ kinh phí để mua thêm phân hệ này hoặc cấp kinh phí để mua phần mềm quản lý tài liệu số khác.

2.5. Nhận xét về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trƣờng đại học Thƣơng mại 2.5.1. Điểm mạnh 2.5.1. Điểm mạnh

Nhìn chung văn hóa đọc của SV trƣờng đã hình thành và đang phát triển theo xu hƣớng tích cực.

- Đa số SV trong trƣờng đều có nhu cầu, sở thích đọc lành mạnh. Trong đó, nhu cầu đọc về nội dung tài liệu chuyên môn đƣợc đào tạo là nhu cầu ƣu tiên hàng đầu của SV. Mục đích đọc có sự phù hợp với nhu cầu đọc tài liệu. Cụ thể, với mục đích đọc chủ yếu là phục vụ cho việc học tập và nâng cao trình độ, do vậy nhu cầu tin chủ yếu của họ là các giáo trình, sách tham khảo thuộc các chuyên ngành kinh tế và thƣơng mại, sách văn học và kỹ năng sống. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu của SV rất phong phú, đa dạng.

- Sinh viên trƣờng ĐHTM có khả năng xác định, sử dụng đa dạng các nguồn để tra cứu, khai thác và thu thập tài liệu nhƣ: từ thƣ viện, internet, mua và từ các nguồn khác. Khi tìm tin trên Internet, SV có thể sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp tìm kiếm đơn giản và phƣơng pháp tìm kiếm nâng cao.

- Nhìn chung SV ĐHTM có khả năng đánh giá thông tin, tài liệu. Sinh viên thƣờng đánh giá qua nhiều tiêu chí cụ thể: tên và nội dung tài liệu, tên tác giả, tính cập nhật của tài liệu, nguồn gốc của tài liệu. Thứ tự ƣu tiên giữa các tiêu chí đƣợc sắp xếp hợp lý.

- Sinh viên sử dụng các phƣơng pháp đọc khá đa dạng từ đọc lƣớt (đọc nhanh và không ghi chép) cho đến đọc phân tích (đọc chậm, đọc trọng điểm, có ghi chép dƣới dạng tóm tắt nội dung chính, lập đề cƣơng cho nội dung tài liệu) và đặc biệt là đọc hiểu sâu (đọc nghiền ngẫm, có ghi chép dƣới dạng phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, kết nối với các tri thức khác).

- Đa số SV có nhận thức rằng đọc sách có hiệu quả là có khả năng vận dụng tri thức đã đọc vào thực tiễn. SV có thể vận dụng tri thức đã đọc, đã nghiên cứu vào trong hoạt động học tập để giải quyết các bài tập thực hành, bài tập tình huống, bài thi, bài luận và NCKH.

- Hầu hết SV trƣờng ĐHTM có ý thức và hành vi ứng xử văn hóa khi sử dụng thƣ viện và tài liệu của thƣ viện. Đa số SV am hiểu về nội quy thƣ viện trong việc sử dụng và giữ gìn tài liệu, tài sản của thƣ viện nhƣ: không ký nháp, cắt xé, gấp mép trang, ngồi lên tài liệu của thƣ viện,có ý thức giữ trật tự khi đi lại hay khi ngồi đọc. Phần lớn SV đều có ý thức trong việc mƣợn và trả tài liệu đúng thời gian, đúng nơi quy định, đa số SV am hiểu và chấp hành về nội quy photocopy tài liệu của thƣ viện. Những hành vi làm mất tài liệu, mƣợn sách quá hạn, cắt xé tài liệu của thƣ viện ít xảy ra và nếu có đều đƣợc cán bộ thƣ viện nhắc nhở và xử lý theo quy định.

2.5.2. Hạn chế

Tuy nhiên so với yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng trong giai đoạn hội nhập quốc tế, văn hóa đọc của SV chƣa phát triển ở mức cao, hạn chế chất lƣợng học tập và rèn luyện của các em.

- Năng lực định hướng đến tài liệu của sinh viên còn hạn chế

Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên nhu cầu tin về tài liệu nƣớc ngoài của SV còn thấp. SV có sở thích đọc tài liệu truyền thống bằng tiếng Việt.

Sinh viên chƣa có thói quen sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý vào các hoạt động học tập. Thời gian dành cho việc đọc tài liệu chuyên môn còn ít, do vậy, phần lớn SV chỉ đọc hết một phần tài liệu giảng viên yêu cầu và việc đọc chủ yếu tập trung vào kiến thức trong giáo trình, việc chủ động tham khảo thêm tài liệu khác ngoài giáo trình rất hạn chế. Điều này có ảnh hƣởng không tốt đến quá trình học tập trên lớp của SV, một khi SV không tự nghiên cứu tài liệu trƣớc khi lên lớp hoặc đọc lại tài liệu sau giờ giảng sẽ làm giảm hiệu quả việc tiếp thu kiến thức bài giảng của SV ở trên lớp. Cần có sự điều chỉnh về tỷ lệ giữa các hoạt động cho phù hợp với yêu cầu của phƣơng pháp học tập mới hiện nay. Những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ học tập, trong đó có đọc sách, tự học, tham gia học ngoại khóa cần đƣợc ƣu tiên và trở thành mối quan tâm chính, thời gian dành cho những hoạt động giải trí cần phải đƣợc giảm bớt.

Sinh viên ĐHTM có thói quen chủ yếu là đọc sách ở nhà. Tuy nhiên, SV chƣa phân bổ hợp lý việc sử dụng tài liệu tại thƣ viện và tài liệu trên Internet. Sinh viên thƣờng sử dụng tài liệu trên Internet và từ các nguồn khác nhiều hơn là tận dụng chính nguồn tài liệu có tại thƣ viện.

Bên cạnh đó, SV chƣa có thói quen đọc tài liệu và sử dụng thƣ viện thƣờng xuyên. Việc đọc thƣờng do yêu cầu của giảng viên hoặc để trả thi nên dẫn đến kết quả đọc thụ động, ít tìm tòi, sáng tạo.

SV chƣa đánh giá đúng mức về nguồn tìm kiếm và thu tập tài liệu, đa số SV vẫn đánh giá cao việc tìm kiếm, khai thác nguồn thông tin từ Internet hơn là từ thƣ viện. Hầu hết SV đều khai thác thông tin từ nguồn trên mạng, trong khi đó chỉ 51% SV đƣợc đào tạo kỹ năng tìm tin trên Internet. Trên thực tế, những thông tin trên Internet thƣờng không đƣợc kiểm duyệt nên độ tin cậy, độ chính xác của thông tin không cao. Đa số những thông tin thu nhận đƣợc từ Internet mới dừng lại ở sự phản ánh, mô tả mà rất ít những thông tin có chiều sâu, có tính khái quát, tổng kết khoa học. Đặc biệt, những thông tin học thuật, có giá trị lại rất khó có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đòi hỏi ngƣời dùng phải có kỹ năng tìm kiếm nhất định. Việc truy cập Internet chỉ có hiệu quả cập nhật thông tin hơn là nghiên cứu chuyên sâu. Đối với tài

liệu truyền thống mặc dù tính cập nhật không cao bằng thông tin trên Internet nhƣng để đƣợc xuất bản và lƣu hành rộng rãi, tài liệu truyền thống phải qua kiểm duyệt trƣớc khi in, vì vậy độ tin cậy, độ chính xác của thông tin cao hơn. Tài liệu là sách thƣờng đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu, vì vậy, nó giúp ngƣời đọc tiếp cận vấn đề một cách đầy đủ và sâu sắc hơn là thông tin trên Internet. Truy cập thông tin trên Internet đòi hỏi ngƣời đọc phải tỉnh táo, có bản lĩnh và trình độ nhất định để đánh giá, thẩm định thông tin.

- Kỹ năng đọc của đa số sinh viên SV chưa cao

Phần lớn sinh viên chƣa biết kết hợp các phƣơng pháp đọc thành kỹ năng đọc nhuần nhuyễn, chỉ đọc lƣớt, không có thói quen ghi chép. Đa số SV cần phải đƣợc hoàn thiện các kỹ năng xác định dẫn chứng minh họa, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng phê phán để có thể tiếp nhận sâu sắc, đầy đủ nội dung tài liệu.

Khả năng vận dụng một cách sáng tạo những tri thức thu đƣợc từ việc đọc vào trong cuộc sống, trong công việc, trong hoạt động học tập của mỗi SV chƣa đạt hiệu quả cao. Sinh viên chƣa chủ động tranh luận với giảng viên, chƣa tích cực tham khảo thêm kiến thức ngoài giáo trình, bài giảng do giáo viên cung cấp, điều này làm hạn chế tính tìm tòi, sáng tạo của SV trong quá trình học tập.

-Một số sinh viên chưa tôn trọng bản quyền

Số ít SV còn thể hiện sự yếu kém về kiến thức bản quyền khi đọc tài liệu và copy nguyên văn bản, nguyên ý văn bản mà không có nguồn trích dẫn, biến kiến thức của ngƣời khác thành kiến thức của mình. Việc ƣa chuộng sử dụng thông tin từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 89 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)