Khả năng lựa chọn tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 66 - 67)

- Sinh viên đề cao tiêu chí lựa chọn tài liệu theo tên và nội dung tài liệu với tỷ lệ 73.8%. Nhƣ vậy, SV xác định rõ nội dung tài liệu mới chính là tiêu chí quan trọng để đáp ứng đúng nhu cầu đọc của mình. Các nguồn khác chỉ mang tính tham khảo. Uy tín của tác giả cũng là một tiêu chí quan trọng trong lựa chọn tài liệu với 73.1%. Tuy nhiên, đọc tài liệu của các tác giả khác nhau với tinh thần phê phán khoa học sẽ giúp nhìn nhận đƣợc nhiều khía cạnh của vấn đề. Chính qua nội dung tài liệu, SV cần biết phân biệt giữa sách thị trƣờng để tham khảo và sách học thuật dùng cho việc học, nghiên cứu.

- Do tính chất của thông tin kinh tế rất nhanh bị lỗi thời nên tính cập nhật của tài liệu đƣợc SV đánh giá khá cao khi lựa chọn 65%.

- Nguồn của tài liệu (nơi công bố, phát hành) đƣợc đánh giá sau cùng với tỷ lệ là 34.4%. Liên quan đến nguồn gốc của tài liệu là uy tín của nhà xuất bản, nơi phát hành, là chất lƣợng hình thức, vật lý của tài liệu. Có một thực tế tồn tại trong SV trƣờng là tình trạng sử dụng sách photo, sách lậu… với giá rẻ và kém về chất lƣợng, vi phạm bản quyền. Để phát triển văn hóa đọc trong SV, cần phải nhấn mạnh đến khả năng lựa chọn tài liệu không chỉ về mặt nội dung mà phải chú trọng đến

Tên và nội dung

tài liệu Tác giả Tính cập nhật của tài liệu Nguồn gốc của tài liệu

Tỷ lệ % 73.8 73.1 65 34.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nhƣ vậy, kỹ năng lựa chọn tài liệu có vai trò quan trọng quyết định chất lƣợng và hiệu quả đọc. Về cơ bản SV trƣờng có khả năng lựa chọn tài liệu dựa trên các tiêu chí cụ thể, cần nâng cao hơn nữa ý thức trong việc chọn và sử dụng sách gốc, một hành vi liên quan đến ứng xử văn hóa trong văn hóa đọc.

2.2. Kỹ năng đọc

2.2.1. Phƣơng pháp đọc

Để đọc sách có hiệu quả, SV cần biết sử dụng nhiều phƣơng pháp đọc khác nhau. Đối với mỗi loại tài liệu, tùy vào mục đích mà có phƣơng pháp đọc khác nhau hoặc có sự kết hợp giữa các phƣơng pháp để tăng hiệu quả đọc và đạt đƣợc mục đích đọc. Khảo sát về việc sử dụng các phƣơng pháp đọc tài liệu của SV trƣờng ĐHTM cho kết quả nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của trường đại học thương mại (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)