Tháng 10-1991, Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia được ký kết, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài ở quốc gia này từ năm 1978. Cùng với thế giới, các nước Đơng Nam Á nói riêng và khu vực Đơng Á nói chung bước vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Những thành tựu đạt được từ nỗ lực thực hiện tiến trình liên kết khu vực Đông Á hiện nay, đều được khởi nguồn từ ý tưởng thành lập Nhóm kinh tế Đơng Á (East Asia Economic Group - EAEG) do cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đề xuất từ năm 1990 và ý tưởng thành lập Diễn đàn kinh tế Đông Á
(East Asia Economic Caucus - EAEC) của Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN). Có thể thấy, hợp tác khu vực Đông Á đã được phát triển từ thập niên 90 của thế kỷ XX.
Ý tưởng thiết lập một cơ chế hợp tác giữa các nước Đơng Á (Nhóm kinh tế Đơng Á) được thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đề xuất năm 1990 bao gồm 6 nước thành viên ASEAN1, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kơng và Việt Nam. Những cuộc họp của nhóm sẽ được tổ chức ngay sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM), Hội nghị sau hội nghị ngoại trưởng (AMM/PMC), hoặc sau Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hàng năm, nhằm cùng nhau thảo luận và tìm ra hướng giải quyết cho những vấn đề thuộc mối quan ngại chung đối với các nền kinh tế thành viên. EAEG thể hiện mong muốn của thủ tướng Malaysia trong việc thúc đẩy các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á giúp đỡ các nền kinh tế phát triển chậm hơn trong khu vực khắc phục khó khăn, đặc biệt giúp ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cải cách, hội nhập thành công vào ASEAN.
Đề xuất trên là một ý tưởng khá táo bạo vào thời điểm thập niên 90 và đã được chính phủ Malaysia nỗ lực thực hiện. Điểm khác biệt căn bản về tầm nhìn giữa quan điểm của Nhật Bản về một Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á2 với ý tưởng thành lập Nhóm kinh tế Đơng Á chính là ở cách tiếp cận “chủ nghĩa khu vực mở” đối với các thành viên trong khu vực. Ý tưởng đó được đề xuất vào thời điểm quá trình liên kết khu vực đã bắt đầu xuất hiện, các nền kinh tế Đông Á đang có nhiều biến chuyển thuận lợi, nhu cầu nội tại hướng tới hợp tác an ninh - chính trị, kinh tế, thương mại của từng nước trong khu vực ngày càng cao. Bên cạnh đó, sự bất bình với chính sách phân biệt đối xử mà Mỹ và EU thực thi đối với khu vực này thông qua việc xây dựng NAFTA, xây dựng thị trường chung châu Âu.v.v. cũng là một nguyên nhân thúc đẩy thủ tướng Malaysia đề xuất kiến nghị táo bạo trên. Chủ trương của Thủ tướng Mahathir là thành lập một tổ chức
1
ASEAN năm 1990 chỉ bao gồm 6 nước là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Bruney.
2
Tên tiếng Anh là “Greater East Asian Co-prosperity Sphere”, tên tiếng Nhật là “大東亜共栄圏 Đại Đông Á
khu vực phi chính thức như là một diễn đàn trao đổi của các nền kinh tế trong khu vực. Trong quan điểm của mình, ơng nhấn mạnh: Các nước Đông Á cần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau; giúp các nền kinh tế phát triển kém hơn trong khu vực vượt qua khó khăn; giúp các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, Lào, Campuchia hoàn thành tái thiết, xây dựng và đổi mới đất nước. Ủng hộ ý tưởng trên của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ mậu dịch quốc tế và công nghiệp Malaysia đã tiến hành giải thích cho các học giả một cách cặn kẽ về EAEG, nỗ lực dẫn đến việc triệu tập Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp đặc biệt ở Băngdung (Indonexia) ngày 15, 16-3-1991. Đây là lần đầu tiên EAEG chính thức được thảo luận trong khn khổ ASEAN. Tại hội nghị, thủ tướng Malaysia nhấn mạnh EAEG sẽ phù hợp với quy chế thương mại của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại), ủng hộ thương mại tự do và khơng làm thiệt hại đến tính liên kết của ASEAN.
Sáu tháng sau, tháng 10-1991, EAEG một lần nữa được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 23. Tại hội nghị, trái với mong đợi của phía Malyasia và quan điểm của Thủ tướng Mahathir Mohamad, ý tưởng EAEG đã được cải biến trở thành Diễn đàn kinh tế Đông Á (EAEC). EAEC chính thức được các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức tại Singapore, tháng 1-1992. Tuyên bố tại hội nghị khẳng định: “Đối với EAEC, ASEAN thừa nhận tham khảo về các vấn đề
thuộc mối quan ngại chung giữa các nền kinh tế Đơng Á và khi có sự cần thiết, có thể đóng góp vào việc mở rộng hợp tác giữa các nền kinh tế khu vực và thúc đẩy một hệ thống mậu dịch mở và tự do toàn cầu” [70, tr.8]. Tháng 7-1993,
AMM lần thứ 26 đã khẳng định EAEC là một diễn đàn trong APEC, được sự hỗ trợ và định hướng từ AEM. Với quyết định đó, EAEC thực sự đã trở thành một phiên bản mới được ASEAN xây dựng thay thế hẳn cho ý tưởng EAEG trước đây. So với EAEG, EAEC khơng phải là “Nhóm” mà là “Diễn đàn kinh tế Đơng Á”. Là một diễn đàn kinh tế độc lập, ngoài việc thảo luận các vấn đề của APEC, EAEC cịn có thể tự quyết định chương trình nghị sự và chương trình hoạt động
riêng mà không cần thông qua APEC. Nhằm hiện thực hóa EAEC, ASEAN đã rất nỗ lực trong việc tiến hành tham khảo ý kiến của các nước được dự kiến tham gia vào diễn đàn này. Từ năm 1995 đến 1997, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đi đầu trong các cuộc hội thảo ý kiến với các nước Đông Bắc Á về EAEC. Đáp lại những cố gắng này của ASEAN, phía Trung Quốc ủng hộ và đồng ý tham gia EAEC bởi Trung Quốc biết rằng mình được hưởng nhiều lợi ích từ EAEC. Tuy nhiên nước này chỉ tham gia nếu khơng có Đài Loan và Hồng Kơng trong diễn đàn. Hàn Quốc không đưa ra quan điểm nào rõ ràng, cịn Mỹ thì cơng khai phản đối mạnh mẽ. Đối với Mỹ, EAEC là mối đe dọa trực tiếp tới vai trị và vị trí của APEC, có khả năng làm suy yếu APEC, đồng thời ảnh hưởng tới sự hiện diện của Mỹ tại khu vực CA-TBD. Riêng đối với Nhật Bản, những lợi ích mà Tokyo nhận được từ quan hệ hợp tác lâu dài với Mỹ từ trước tới nay lớn hơn nhiều những hứa hẹn mà EAEC sẽ mang lại. Chính vì vậy, Nhật Bản ủng hộ Mỹ trong việc phản đối EAEC. Việc Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước được trù liệu đóng vai trị quan trọng trong EAEC, vẫn tiếp tục lạnh nhạt với ý tưởng này, bất chấp những nỗ lực không ngừng của ASEAN trong việc hiện thực hóa diễn đàn, chính là ngun nhân quan trọng khiến ý tưởng về EAEC thất bại.
Như vậy, mặc dù chưa được thực hiện, ý tưởng về Nhóm kinh tế Đơng Á