Giai đoạn 1997 2010: Hình thành ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á (EAS)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009 (Trang 31 - 41)

Economic Caucus - EAEC) vẫn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đó là những

bước đi nền tảng cho việc hình thành Hợp tác ASEAN+3, hạt nhân cơ sở của tiến trình liên kết ở Đông Á. EAEG, EAEC được đánh giá như là gợi ý hợp lý đầu tiên cho việc thiết lập một tổ chức các quốc gia tại Đông Á và là khởi nguồn cho các sáng kiến liên kết khu vực sau này.

1.2.2 Giai đoạn 1997 - 2010: Hình thành ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á (EAS) Đông Á (EAS)

Cho tới nay, hợp tác Đông Á được tiến hành chủ yếu thông qua ba cơ chế: ASEAN+1, ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Vai trò và chức năng của từng cơ chế đã được tuyên bố chính thức trong Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN+3 lần thứ 9 tổ chức tại Kual Lumpur (Malaysia), tháng 12-2005, nhằm hiện thực hóa tiến trình liên kết Đơng Á, từng bước tiến tới mục tiêu hình thành Cộng đồng Đông Á trong tương lai. EAS cùng với ASEAN+3 được coi là những cơ chế đóng vai trị quan trọng nhất và là động lực chủ yếu thúc đẩy q trình hiện thực hóa liên kết này.

* Cơ chế hợp tác ASEAN+3

Tính từ thời điểm được thành lập tháng 12-1997, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra tại khu vực Châu Á, ASEAN+3 đã trải qua 13 cuộc họp chính thức (tính đến tháng 10-2010) với những bước phát triển nhanh chóng về cả chiều rộng, cả bề sâu, đạt được nhiều thành tựu và trở thành một hạt nhân nịng cốt của tiến trình liên kết Đơng Á. Cơng đầu trong việc hình thành và kết nối ASEAN+3 thuộc về 10 nước ASEAN. Kế đến là ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng tham dự và phát triển ASEAN+3 thành một cơ chế vững chắc.

Hợp tác ASEAN+3 bắt đầu vào tháng 12-1997, với việc nhóm họp Hội nghị Thượng đỉnh khơng chính thức giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và đối tác từ Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiến trình ASEAN+3 được chính thức thể chế hố vào năm 1999 khi các nhà lãnh đạo đưa ra Tuyên bố chung về Hợp tác

Đông Á tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 tại Manila (Philippin). Tuy

văn kiện này mang tính chính trị nhiều hơn pháp lý nhưng nó đã đặt nền tảng cho khuôn khổ hợp tác của 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á. Các nhà Lãnh đạo ASEAN+3 đã thể hiện quyết tâm, đặt niềm tin vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác Đông Á ở mọi cấp độ và trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, chính trị tới các lĩnh vực khác. Kể từ đó, một loạt các văn kiện then chốt đã được thông qua để đưa ra định hướng cho hợp tác ASEAN+3. Những văn kiện này bao gồm Báo cáo của Nhóm Tầm nhìn Đơng Á (EAVG) năm 2001 và Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Đơng Á (EASG) năm 2002.

Hợp tác ASEAN+3, so với một số tổ chức khu vực khác, có nhiều đặc trưng riêng, phản ánh sự đa dạng về trình độ văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát

triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Trong những đặc điểm đó, nổi bật lên vai trị và vị trí quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngay từ khi mới thành lập, ASEAN đã được thừa nhận là “lực lượng cầm lái” của tiến trình hợp tác ASEAN+3. Trong vai trị này, ASEAN tiến hành tổ chức, lập chương trình nghị sự cho các hội nghị ASEAN+3 ở các cấp độ khác nhau. Trong hơn mười năm qua, ASEAN đã tiến hành các hoạt động quan trọng đóng góp vào sự phát triển hợp tác ASEAN+3, đặc biệt là việc thể chế hố tiến trình này, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên và xây dựng Cộng đồng ASEAN, coi đó như một gợi ý về mơ hình liên kết Đơng Á. Khi mới khởi xướng tiến trình này, các nước thành viên ASEAN+3 nhất trí đây là một tiến trình phi chính thức, khơng cần thể chế hóa. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, tiến trình đã được mở rộng ra các lĩnh vực như mạng lưới liên lạc khẩn cấp giữa các bộ trưởng năng lượng, hệ thống dự trữ gạo Đông Á, chương trình hành động nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh SARS, hệ thống dự trữ dầu đối phó với sự thiếu hụt dầu lửa có thể xảy ra do tình hình bất ổn định ở Trung Đông.v.v. Do vậy, việc thể chế hóa tiến trình này trở nên cần thiết. Theo quyết định, hợp tác kinh tế do Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) tiến hành; hợp tác tài chính, tiền tệ do Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 phụ trách; hợp tác về chính trị, an ninh và các lĩnh vực khác do Bộ ngoại giao đảm nhiệm. Kết quả của tất cả các Hội nghị trên sẽ được báo cáo lên Hội nghị Thượng đỉnh. Các tiến trình ASEAN+1 (ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc) có nhiệm vụ thực hiện những chủ trương và biện pháp do các hội nghị ASEAN+3 đề ra. Để quản lý các hoạt động của ASEAN+3, cần một bộ phận chuyên trách. Ý tưởng thành lập Ban Thư ký của ASEAN+3 như một thực thể độc lập với Ban thư ký ASEAN chính thức được đưa ra tại Hội nghị AMM ở Brunây (tháng 7-2002). Với quyết định này, ASEAN vừa bảo vệ được lợi ích của mình, vừa cân bằng được quan điểm của 3 nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), đồng thời tạo điều kiện phát triển cho hợp tác ASEAN+3.

Ngay sau khi ra đời, ASEAN+3 đã có một loạt những bước đi thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên, hướng tới hợp tác Đông Á. Năm 1998, Nhóm tầm nhìn Đơng Á (EAVG) 3

ra đời, tiếp đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 năm 1999 tại Manila, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã ra “Tuyên bố chung hợp tác Đông Á”. Đây được coi là văn kiện đầu tiên về khu vực Đông Á, tạo ra những khuôn khổ hợp tác dựa trên năm ngun tắc chung sống hịa bình, các cơ sở của hợp tác Bali và luật pháp quốc tế. Thể hiện cam kết và quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo ASEAN+3 trong tiến trình hiện thực hóa liên kết Đông Á, tuyên bố khẳng định cuộc gặp gỡ định kỳ giữa các nhà lãnh đạo mỗi nước, tiếp tục đẩy mạnh cơ chế hợp tác hiệp thương trên các lĩnh vực lớn liên quan đến lợi ích chung, cùng nhau đối diện với những thách thức trong tương lai mà các nước Đông Á sẽ gặp phải. Năm 2000, ASEAN+3 thành lập Nhóm nghiên cứu Đơng Á (EASG), nghiên cứu các vấn đề về hợp tác khu vực, hợp tác kinh tế và chính trị giữa các nước ASEAN+3. ASEAN+3 thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn và đối thoại ở cấp thượng đỉnh, bộ trưởng, quan chức cao cấp và chun viên/nhóm cơng tác để tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa các bên. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 về tội phạm xuyên quốc gia được tổ chức vào 10-01-2004 tại Bangkok, đã thông qua kế hoạch xử lý tội phạm xuyên quốc gia trên 8 lĩnh vực là: khủng bố, buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp, bn bán người, cướp biển, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm thông tin mạng.

Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính cũng đạt được tiến bộ to lớn. Các thoả thuận thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc, giữa ASEAN và Nhật Bản đã được thiết lập, hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc đang được đàm phán. Những thoả thuận này sẽ làm cơ sở cho khả năng thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) trong tương lai. Về hợp tác tài chính, một thoả thuận tài chính khu vực có tên gọi “Sáng kiến Chiềng

3

EAVG (East Asean Vision Group - Nhóm Đơng Á hướng về tương lai – Nhóm tầm nhìn Đơng Á, thành lập năm 1999) và EASG (East Asia Study Group - Nhóm nghiên cứu Đơng Á, thành lập năm 2000), đều do cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim-Dae-Jung đề xuất thành lập. Điểm khác nhau căn bản đó là, EAVG gồm các chuyên gia của khu vực tư nhân, còn EASG gồm các chuyên gia và quan chức từ khu vực Chính phủ. Trong thời gian họat động, EAVG nhiệm vụ báo cáo kết quả nghiên cứu tới EASG để nhóm này hồn thiện báo cáo xây dựng cộng đồng Đơng Á, trình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 6(2002) tại Campuchia.

Mai” 4(CMI) đã được đưa ra. CMI gồm Thoả thuận hoán đổi ASEAN mở rộng (ASA) và một mạng lưới các thoả thuận hoán đổi song phương (BSAs) giữa các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 8 (tháng 11-2004) tổ chức tại Lào, lãnh đạo các nước đã nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm 2005 tại Malaysia để bàn các biện pháp và cách thức hợp tác trong khu vực nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình liên kết Đơng Á.

Như vậy, sau năm 1997, phương thức “ASEAN +” đã chính thức được hình thành tại Đông Á, với mục tiêu bước đầu là liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực ASEAN với những thị trường và trung tâm quyền lực lớn của Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhằm tiến tới hiện thực hóa tiến trình liên kết Đơng Á. Theo quan điểm của thủ tướng Malaysia Mahathir, ASEAN+3 chính là cơ chế cần thiết nhất cho các nước Đông Á trong việc cân bằng quyền lực với hai trung tâm lớn trên thế giới là EU và NAFTA. Thực tế, các diễn biến trên cho thấy hợp tác ASEAN+3 bước đầu đã có những thành cơng nhất định: Trước hết là xây dựng được các thể chế hợp tác thông qua Tuyên bố chung Hợp tác Đông Á, qua các báo cáo của Nhóm tầm nhìn Đơng Á, của Nhóm nghiên cứu Đơng Á, các đề nghị tổ chức Cấp cao Đông Á, đề xuất hình thành Khu vực mậu dịch tự do Đơng Á, các sáng kiến về Nhóm trí thức Đơng Á (của Nhật Bản), Mạng lưới các viện nghiên cứu và học giả Đông Á (của Trung Quốc), Diễn đàn Đông Á (của Hàn Quốc).v.v. Ngoài ra một số chương trình hợp tác ASEAN+3 đã được tiến hành như “Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho Đông Á” do Nhật Bản đảm nhiệm; thiết lập “Diễn đàn Đông Á” do Hàn Quốc và Malaysia chịu trách nhiệm chính; “Hội đồng kinh doanh Đơng Á” do Malaysia đảm trách.v.v. Ngồi các cơ chế hợp tác trên, hàng năm các quan chức từ cấp Thứ trưởng trở lên của ASEAN+3 thường xuyên gặp gỡ, ký kết các thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là về thương mại, kinh tế, tài chính. Từ năm 2008, khi khủng

4

Sáng kiến Chiềng - Mai (Chiang Mai Initiative): Vào năm 2000, trong cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Chiang Mai (Thái Lan), các nước trong khu vực đưa ra "Sáng Kiến Chiang Mai" nhằm bảo đảm sự ổn định thị trường khu vực và tăng cường lòng tin trong các thị trường. Sáng kiến Chiang Mai có hai nội dung chính là: Lập một mạng lưới tài chính cho phép các nước ASEAN hỗ trợ lẫn nhau và xây dựng hệ thống giúp đỡ song phương, giữa mỗi quốc gia ASEAN với ba nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc).

hoảng tài chính thế giới nổ ra, các nước ASEAN+3 đã nhiều lần họp bàn nhau tìm kiếm các phương thức chống khủng hoảng, phục hồi nền kinh tế, trong đó có việc hai cường quốc lớn trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản đã cam kết bỏ ra hàng chục tỷ USD thành lập “Quỹ bình ổn Đơng Á”. Các thể chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3 ngày càng được mở rộng.

Sự phát triển và hợp tác toàn diện của ASEAN+3 là động lực quan trọng thúc đẩy liên kết Đông Á, hướng tới mục tiêu hợp tác và thống nhất toàn khu vực trong tương lai.

* Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS)

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ nhất (EAS-1) tổ chức vào tháng 12- 2005 tại Malaysia được xem như một dấu mốc quan trọng nhằm hiện thực hóa tiến trình Liên kết Đơng Á, một khởi động hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng Đơng Á trong tương lai theo mong muốn của các nước thành viên khu vực. Kể từ đó, các EAS thường niên đã được nhóm họp lần lượt: EAS-2 tại Cebu, Philippines (1-2007), EAS-3 tại Singapore (12-2007), EAS-4 tại Cha-am-Hua Hin, Thái Lan (10-2009) và mới đây nhất EAS-5 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam (ngày 30-10-2010).

Ý tưởng về Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên được Tổng thống Hàn quốc Kim Dae - Jung đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Singapore (tháng 11-2000) và được các nhà lãnh đạo ASEAN+3 ghi nhận. Để có thể đưa ra quyết định về vấn đề trên, ASEAN đã giao cho Nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG) xem xét tính khả thi trong việc tiến triển Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 thành Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Sau khi xem xét, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 nhất trí cho rằng việc thiết lập Cộng đồng Đông Á là một mục tiêu dài hạn; tái khẳng định vai trị của tiến trình ASEAN+3 như cỗ xe chính nhằm tiến tới một liên kết Đông Á bền vững. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ủng hộ vai trò của ASEAN với tư cách là lực lượng chèo lái chính trong hợp tác Đông Á. Với quyết định này, câu hỏi về tương lai của ASEAN+3 đã được trả lời rõ ràng. EAS sẽ không phải là tiến trình thay thế ASEAN+3 mà chỉ là một cơ chế nữa của hợp tác Đông Á.

Để chuẩn bị cho sự ra đời của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (AMM+3) lần thứ 6 đã được nhóm họp tại Viêng- chăn (tháng 7-2005) nhằm trao đổi thể thức và thành phần tham gia Thượng đỉnh Đông Á. Trong khi phần lớn các nước ASEAN và 2 nước Đông Bắc Á muốn mời Australia, New Zealand và Ấn Độ tham dự hội nghị, thì một số thành viên còn lại muốn thành phần tham gia EAS đầu tiên chỉ bao gồm các thành viên của ASEAN+3. Sau những tranh luận đó, đến tháng 4-2005, các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp và buộc phải đề ra những tiêu chuẩn về thành viên EAS. Đó là:

(1) Nước ứng viên phải là đối tác đối thoại của ASEAN

(2) Nước ứng viên phải thừa nhận Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC) và ký bản hiệp ước này

(3) Nước ứng viên phải là đối tác kinh tế quan trọng của ASEAN.

Với sự ra đời của EAS, các quốc gia Đông Á đã tạo được một cấu thành mới cho cấu trúc khu vực của mình. Cấu thành này là một vòng đồng tâm lớn, nằm trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), nhưng lại nằm ngoài ASEAN+3 và các ASEAN+1.

Tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất diễn ra ngày 14-12-2005 (Kual Lumpur, Malaysia), các vị lãnh đạo 10 nước ASEAN và sáu nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand đã ký “Tuyên bố Kuala Lumpur”, đồng thời ra “Tuyên bố ngăn ngừa, kiểm sốt và đối phó dịch cúm gia cầm”. Tuyên bố Kuala Lumpur xác định rõ những vấn đề cơ bản sau:

(1) EAS sẽ là một diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế, dựa trên lợi ích và các mối quan tâm chung, cùng hướng tới mục tiêu thúc đẩy hồ bình, ổn định và thịnh vượng ở Đơng Á.

(2) EAS là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ các diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khn khổ hợp tác ASEAN+3.

(3) EAS sẽ là một tiến trình mở, thu nạp, minh bạch và hướng ngoại, với ASEAN giữ vai trò chủ đạo, trong đó các thành viên cố gắng đẩy mạnh các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị đã được thừa nhận chung.

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 2 (EAS-2) đã được khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở Cebu, Philippines (1-2007). Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước đối thoại dự định sẽ ký kết một tuyên bố chung về vấn đề an ninh năng lượng ở khu vực Đông Á và thảo luận về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực, giúp các nước giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu thơng thường và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.

Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 3 (EAS-3), với sự tham gia của 10

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009 (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)