III. TIẾNG NHẬT 158 森嶋通夫 ( 10 2001) , “ 日本にできることは何か ― 東アジア共同体を提案
Phụ lục 2: Quá trình hình thành liên kết Đôn gÁ thể hiện qua các
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (2005-2010)
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Sáng kiến nổi bật Lần thứ nhất Kuala Lumpur, Malaysia (12/2005)
- Khẳng định quyết tâm tăng cường đối thoại và hợp tác trên các lĩnh vực bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực, trong đó có chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trên biển.
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, tài chính, an ninh năng lượng và công nghệ thông tin giữa các quốc gia.
- Ra Tuyên bố Kuala Lumpur1.
- Ra tuyên bố ngăn ngừa, kiểm soát và đối phó dịch cúm gia cầm. Lần thứ 2
Cebu,
Philippin(1/2007)
- Dự định ký kết một tuyên bố chung về vấn đề an ninh năng lượng ở khu vực Đông Á.
- Thảo luận về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực, thỏa thuận nhằm giúp các nước giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu thông thường và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.
Lần thứ 3 Singapore (11/2007)
- Nhất trí tiếp tục triển khai hợp tác về 5 lĩnh vực ưu tiên là: năng lượng, tài chính, giáo dục, phòng chống cúm gia cầm và giảm nhẹ thiên tai, - Ký Tuyên bố Singapore1. Lần thứ 4 Cha-am-Hua Hin, Thái Lan (10/2009)
- Khẳng định khuôn khổ Cấp cao Đông Á đã phát triển tích cực, đặc biệt là giúp tăng cường đối thoại và hợp tác khu vực, vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Á.
- Khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và phối hợp hành động, nhằm sớm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính hiện nay và phục hồi bền vững sau khủng hoảng
- Nhất trí cần đẩy mạnh hợp tác khu vực về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, hạ tầng giao thông.
- Tiếp tục nghiên cứu tính khả thi nhằm thành lập Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á (CEPEA).
- Cam kết đẩy mạnh hợp tác khu vực để đối phó có hiệu quả với những thách thức toàn cầu như an ninh năng lượng và lương thực, môi trường và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, gia tăng hợp tác về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa và nhân dân.
Lần thứ 5
Hà Nội, Việt Nam (30-10-2010)
Hội nghị lần này có sự tham gia của Ngoại trưởng Nga và Mỹ (đại diện cho Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ) tham dự với tư cách là Khách mời đặc biệt của Chủ tịch và phát biểu ở cuối phiên họp. - Hội nghị nhấn mạnh tăng cường hợp tác trên 5 lĩnh vực ưu tiên là giáo dục, tài chính, năng lượng, đối phó thiên tai và phòng chống cúm gia cầm.
- Nghiên cứu, mở rộng hợp tác trên một số lĩnh vực mới, nhất là về phục hồi sau khủng hoảng và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nhất trí sẽ tiếp tục tiến hành các nghiên cứu khả thi về việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á (EAFTA) song song với Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Toàn diện Đông Á (CEPEA).
- Đẩy mạnh hơn nữa đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị- kinh tế, xử lý các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Á.
- Trao đổi về vấn đề mở rộng Cấp cao Đông Á và về cấu trúc khu vực đang định hình: Quyết định chính thức mời Nga và Hoa Kỳ tham gia vào Cấp cao Đông Á bắt đầu từ năm 201, trên cơ sở tôn trọng các mục tiêu, nguyên tắc, thể thức, ưu tiên của EAS và ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN.
- Nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 5 năm thành lập Cấp cao Đông Á.
Chú thích: