Bảng 3.1 : Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT
Bảng 3.17 So sánh TĐG về học tập giữa các khối lớp
Khối Lớp ĐTB SD ĐTB chung Khối 10 Lớp chọn 3.15 0.95 2.93 Lớp thường 2.71 0.81 Khối 11 Lớp chọn 2.90 0.87 2.74 Lớp thường 2.59 0.75
Khối 12 Lớp chọn 3.30 1.07 3.24
Lớp thường 3.19 1.06
Qua bảng số liệu cho thấy có sự biến thiên về mức độ TĐG qua từng khối: bắt đầu ở mức gần trung bình ở khối 10 (ĐTB chung=2.93) và giảm xuống mức thấp ở khối 11 (ĐTB chung=2.74) và tăng lên mức trên trung bình ở khối 12 (ĐTB chung=3.24). Chúng tôi đã cụ thể hóa bằng biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.5: So sánh TĐG về học tập giữa các khối lớp
Dễ dàng nhận thấy học sinh khối 12 có TĐG về học tập 12 cao nhất, xếp thứ 2 là khối 10 và xếp thứ 3 là khối 11, điều này được giải thích như sau: Thứ nhất: học sinh khối 10 mới chuyển từ cấp 2 sang cấp 3. Đây là giai đoạn các em phải thích nghi với môi trường mới với những kiến thức học cao hơn, ý thức học của các em khá tốt, vì vậy học sinh có sự cố gắng rất nhiều trong học tập nên TĐG của các em cao hơn so với khối 11.
Thứ 2: học sinh khối 12 có TĐG về học tập cao nhất bởi các em đã bước vào giai đoạn cuối cấp học. Đây là thời điểm học sinh chuẩn bị về kiến thức và tâm lý cho kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học - hai kỳ thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến tương lai của các em, do đó TĐG về học tập của các em cao hơn so với 2 khối còn lại. Ở đây, yếu tố thái độ và động
cơ học tập đã được thể hiện rõ. Động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: yếu tố tâm lý của học sinh, cũng có thể nảy sinh do chính hoạt động và những hoàn cảnh, điều kiện của thể của môi trường mang lại. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với quan điểm của Lê Văn Hồng và Lê Ngọc Lan đã chứng minh: “Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng có ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển” [15; tr. 56].
Như vậy, kết quả TĐG về học tập của học sinh 3 khối có xu hướng giảm xuống ở khối 11 và tăng lên ở khối 12, kết hợp với phỏng vấn sâu một số học sinh, chúng tôi được biết:
“Em nghĩ rằng lên cấp 3 sẽ khó hơn rất nhiều, kiến thức rất rộng nên
em nghĩ cần phải học cố gắng tốt và học đều các môn” (Lớp 10 chọn)
“Em nghĩ rằng mình đã là học sinh lớp 12 rồi, chỉ còn 1 thời gian ngắn nữa thôi là chúng em phải thi đại học, nên chúng em cần phải học hành cho tử tế, đi học có bạn bè nên cũng ganh đua rất nhiều, gần như bạn nào cũng nói rằng “tớ chẳng học gì cả” nhưng thực tế thì ai cũng phải tự học rất nhiều
anh ạ”. (V.V.Giang, lớp 12)
Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi được biết, động cơ học tập của học sinh rõ ràng hơn khi về cuối cấp. “Học sinh lớp 12 ý thức học tốt hơn các khối khác, vì đây là lớp cuối cấp, các em phải tập trung nhiều hơn vào học hành để chuẩn bị thi tốt nghiệp và kì thi đại học. Hơn nữa, theo nguyện vọng của phụ huynh và mục tiêu của nhà trường, nhà trường có sự ưu tiên hơn tập trung ôn tập cho các lớp 12, cũng như định hướng cho các em trong
học tập” (Giáo viên chủ nhiệm, lớp 12 chọn).
Với khối 10, động cơ học tập ban đầu chưa rõ ràng, các em từ học sinh cấp 2 chuyển lên nên tâm lý còn nhiều bỡ ngỡ. Với khối 11, động cơ học tập của các em cũng chưa rõ ràng, học sinh cho rằng “còn nhiều thời gian”. Các thầy cô giáo chủ nhiệm cho rằng, học sinh có ý thức học hơn khi vào lớp 12,
các em buộc phải lựa chọn một hướng đi cho tương lai của mình. Điều này không chỉ nằm trong việc học sinh tự ý thức về học tập mà còn được thể hiện thông qua hành động học tập của các em: chăm chỉ làm bài tập hơn, có ý thức tự học cao hơn.
Khi so sánh TĐG về học tập, chúng tôi thấy có sự chênh lệch giữa học sinh lớp chọn và lớp thường ở cả 3 khối 10, 11 và 12 (Khối 10: ĐTB lớp chọn=3.15, ĐTB lớp thường=2.71; Khối 11: ĐTB lớp chọn =2.90, ĐTB lớp thường=2.59; Khối 12: ĐTB lớp chọn =3.30, ĐTB lớp thường=3.19). Điều này được hiểu bởi theo mục tiêu giáo dục của nhà trường, học sinh lớp chọn có chất lượng đầu vào cao hơn, các em đã trải qua kỳ thi sát hạch của nhà trường ngay từ khi vào cấp 3. “Học sinh lớp chọn đa phần có kết quả thi đầu vào cao hơn, có ý thức học tập tốt hơn so với học sinh lớp thường. Khi được học cùng nhau, các em có môi trường học tập, cạnh tranh lành mạnh, các bạn
cùng bàn, cùng tổ hỗ trợ nhau trong học tập” (Giáo viên chủ nhiệm lớp 12).
Như vậy bên cạnh các yếu tố khác, kết quả học tập, chất lượng đào tạo và môi trường học tập có ảnh hưởng lớn đến TĐG của học sinh về học tập.
Tóm lại, nhìn chung học sinh THPT Tô Hiệu có TĐG về học tập ở mức trung bình, và mức đánh giá thấp hơn so với các mặt khác, học sinh chưa có sự tự tin trong học tập. Các em còn gặp nhiều khó khăn trong học tập như: chưa có phương pháp học hiệu quả, phương pháp giảng dạy của giáo viên còn đơn giản… Học sinh nữ có TĐG về học tập cao hơn học sinh nam; đồng thời có sự khác nhau giữa các khối lớp và giữa các lớp cùng khối: học sinh khối 12 có TĐG cao hơn khối 10 và khối 11, trong đó các em lớp chọn lại có TĐG cao hơn lớp thường. Môi trường học tập tích cực và phương pháp giáo dục của giáo viên có ảnh hưởng tích cực đến TĐG về học tập của học sinh.
3.2.4. Tự đánh giá về định hướng tương lai
Với học sinh THPT, khái niệm “cái Tôi tương lai” được hiểu là việc học sinh TĐG về những năng lực hiện tại mình đang có, trên cơ sở đó các em tự định hướng tương lai cho mình như là những mong muốn, nguyện vọng về
công việc mà sau này các em sẽ làm, học sinh định hướng trong việc chọn trường đại học phù hợp với năng lực hiện có của mình. Do đó, để phù hợp với học sinh THPT, khái niệm “cái Tôi tương lai” trong thang đo E.T.E.S được hiểu là Tự đánh giá về định hướng tương lai.
Kết quả cho thấy học sinh có TĐG về “cái Tôi tương lai” được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: