Bảng 3.1 : Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT
Bảng 3.12 Tự đánh giá của học sinh về thể chất
STT Mệnh đề ĐTB SD
5 Nhìn chung, mọi người đều thấy khuôn mặt và vóc dáng của tôi dễ coi 3.31 1.10
18 Tôi tự hào về ngoại hình của tôi 2.88 1.09
25 Tôi cho rằng tôi có một cơ thể cân đối 2.96 1.13 40 Tôi nghĩ rằng quan trọng là phải sạch sẽ và chỉnh tề 3.64 1.16 44 Tôi có năng lực thể chất để chơi thể thao 3.13 1.34 77 Tôi nghĩ rằng cơ thể tôi phát triển tốt. 3.40 1.09 11 Tôi thấy mình thật vụng về và không biết phải làm gì với đôi bàn tay của mình cả. 2.66 1.37 31 Tôi không chú ý đến ngoại hình của tôi 2.89 1.14
37 Tôi thấy mình thật xấu xí 2.31 1.16
55 Tôi cảm thấy không tự nhiên khi ai đó nhìn tôi lúc tôi đang chơi thể thao. 3.21 1.18 63 Tôi có khuynh hướng quá lo lắng cho sức khỏe của tôi. 2.99 1.14 70 Khuôn mặt và ngoại hình của tôi không thú vị cho lắm. 2.66 1.11 Nhìn chung học sinh có TĐG mức trung bình (ĐTB=3.01), kết quả này cao hơn so với tự đánh giá ban đầu của các em. Qua các mệnh đề đánh giá cho thấy, yếu tố thể chất ở đây được hiểu bao gồm sự phát triển hoàn thiện của các bộ phận trên khuôn mặt và cơ thể, là cảm nhận của học sinh về sức khỏe thể chất, và sự tự tin khi tham gia các môn thể thao… do đó, thể chất và ngoại hình là một trong các mặt quan trọng trong TĐG của học sinh.
Với các mệnh đề khẳng định, học sinh tự đánh giá ở mức gần trung bình và trên trung bình (ĐTB từ 2.88 đến 3.64), điều này cho thấy học sinh có sự đánh giá khắt khe về thể chất và ngoại hình bản thân. Trong đó, có 2 mệnh đề đáng lưu ý đó là học sinh tự đánh giá về ngoại hình và cơ thể thấp hơn so với các mệnh đề khác. Cụ thể mệnh đề “Tôi tự hào về ngoại hình của tôi”có mức đánh giá thấp (ĐTB=2.88), có 45% ý kiến “bình thường”, 19.1% “không đông ý một phần” và 12.5% học sinh “hoàn toàn không đồng ý”; còn lại một tỷ lệ nhỏ học sinh “đồng ý một phần” là 13.3 % và “hoàn toàn đồng ý” là 9.8%. Tương tự như vậy, với mệnh đề “tôi cho rằng tôi có một cơ thể cân đối” có mức đánh giá gần tới mức trung bình (ĐTB= 2.96), có 40% học sinh chọn phương án “bình thường”, một tỷ lệ tương đối lớn là 20% học sinh “không đồng ý một phần” và 12% “hoàn toàn không đồng ý”; còn lại là 17% học sinh đồng ý một phần” và 11% “hoàn toàn đồng ý”. Qua đây chúng tôi thấy, phần lớn học sinh đánh giá về ngoại hình của mình còn chưa đẹp, chưa hoàn thiện do có những điểm hạn chế trên gương mặt hoặc cơ thể khiến các em chưa thực sự tự tin vào ngoại hình của bản thân.
Các mệnh đề khẳng định khác, mệnh đề “nhìn chung mọi người đều
thấy vóc dáng và khuôn mặt của tôi dễ coi” (ĐTB= 3.31) cho thấy cảm nhận
của học sinh về đánh giá của mọi người về các em. Kết hợp với các mệnh đề khác cho thấy học sinh rất coi trọng sự chỉn chu trong cách ăn mặc và khi giao tiếp với người khác, cụ thể là “tôi nghĩ rằng quan trọng là phải sạch sẽ
và chỉnh tề” (ĐTB = 3.64). Cùng với việc quan sát trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi thấy tất cả học sinh đều mặc đồng phục khi đến trường và thực hiện đầy đủ nội quy về đồng phục (đi giày, dép có quai, đầu tóc gọn gàng…) do đó yếu tố sạch sẽ và chỉnh tề luôn được học sinh ý thức. Đồng thời do yếu tố kinh tế, các em còn phụ thuộc vào gia đình, còn chưa kiếm được ra tiền để mua sắm quần áo nên việc ăn mặc không nhất thiết phải quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo đúng nội quy nhà trường.
“ Chúng em không có tiền nhưng cũng phải biết cách ăn mặc, chúng em cũng quan tâm nhiều đến thời trang, kiểu tóc, cách ăn mặc hiện nay… như bản thân em trước khi ra khỏi nhà cũng soi gương rất nhiều, em nghĩ không
chỉ mình em mà bạn nào cũng vậy.” (P.T.Nhàn, lớp 12)
“Em để kiểu tóc mới mà được khen cũng vui lắm, ở chỗ bạn bè mà bị chê thì em cũng buồn lắm. Em thấy bọn con trai chúng em cũng rất quan tâm
đến ngoại hình, vì nó giúp mình tự tin hơn khi giao tiếp.” (L.T.Lâm, lớp 12).
“Nói thật với anh, mặc dù em là con trai nhưng bị nổi vài mụn trứng cá trên mặt mà nhiều khi cũng thấy tự ti, nếu là bạn nữ chắc cũng mất ăn mất
ngủ anh ạ” (P.Q.Đạt, lớp 10).
Với các mệnh đề: “tôi nghĩ rằng cơ thể tôi phát triển tốt” (ĐTB= 3.40),
và “tôi có năng lực thể chất để chơi thể thao” (ĐTB= 3.13), kết quả cho thấy
học sinh đều tự đánh giá ở mức độ trên trung bình và phù hợp với kết quả phân tích tự đánh giá chung đã được trình bày ở phần trên.
Với các mệnh đề phủ định, đa phần đều có mức độ đánh giá ở mức thấp cho đến trung bình (ĐTB từ 2.31 đến 3.21). Trong đó cao nhất là mệnh đề “Tôi cảm thấy không tự nhiên khi ai đó nhìn tôi lúc tôi chơi thể thao” (ĐTB=3.21), điều này cho thấy học sinh vẫn có cảm giác e ngại, chưa có sự tự tin trong các hoạt động thể chất thể thao. Đặc biệt, với mệnh đề “tôi có
khuynh hướng quá lo lắng cho sức khỏe của tôi” (ĐTB=2.99) cho thấy học
sinh có những lo lắng nhất định về vấn đề sức khỏe. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã phỏng vấn sâu 1 số học sinh:
“Đôi khi chúng em cũng cảm thấy lo lắng về sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản nhưng không biết hỏi ai, nếu hỏi bố mẹ em cũng cảm thấy rất ngại (…). Tốt nhất là nên hỏi bạn thân của mình, vì cùng giới nên dễ nói chuyện, nhưng nhiều khi cũng ngại vì sợ bạn nó chê cười nên em tự tìm kiếm thông tin trên mạng, chẳng bao giờ em hỏi bố mẹ, vì em nghĩ bố mẹ cũng ngại nói mà em cũng ngại hỏi”
“Em cũng cảm thấy mệt mỏi do áp lực học hành, không chỉ mình em mà các bạn trong lớp cũng vậy, nhiều khi cũng mệt mỏi vì phải lo lắng bài vở. Còn những chuyện liên quan đến giới tính thì em cũng có hỏi mẹ vì mình là
con gái, dễ nói chuyện, còn lại thì hỏi bạn bè hoặc tự tìm hiểu thôi”
(D.T.Nhung, lớp 12)
Như vậy ở một góc độ nào đó, học sinh vẫn có cảm giác tự ti về ngoại hình cơ thể của mình, đôi khi cảm thấy vụng về khi làm việc hoặc cảm thấy lo lắng về sức khỏe của bản thân… điều này cũng rất dễ hiểu bởi sự thay đổi về tâm sinh lý của học sinh, bởi những kiến thức về sức khỏe tinh thần, sức khỏe sinh sản của học sinh THPT còn hạn chế, đa phần học sinh đều tự tìm hiểu trên mạng hoặc hỏi bạn bè của mình, các em ít khi trao đổi với thầy cô hoặc cha mẹ (những người lớn). Do đó dễ dẫn đến những lo lắng hoặc cảm giác bất an khi có sự thay đổi diễn ra trong cơ thể. Qua đây chúng tôi nhận thấy, việc học sinh nhìn nhận và TĐG về thể chất của bản thân là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc yếu tố bên ngoài và yếu tố sinh lý của các em.
So sánh TĐG về thể chất theo giới tính và theo khối lớp
So sánh TĐG về thể chất của học sinh theo giới tính, kết quả như sau:
Biểu đồ 3.2: So sánh TĐG về thể chất theo giới tính
Chúng tôi nhận thấy học sinh nam có mức độ TĐG cao hơn (ĐTB=3.12) so với học sinh nữ (ĐTB=2.91). Điều này được hiểu do nam thường khỏe hơn, các em tham gia vào nhiều các hoạt động thể chất, thể dục
thể thao hơn so với học sinh nữ. Kết hợp với quan sát cho thấy ở khu vực thể dục thể chất: sân bóng đá, khu vực bóng rổ, bóng chuyền… đa phần học sinh nam tham gia. Chỉ có một vài em nữ tham gia chơi bóng chuyền cùng các bạn nam. Một thực tế cho thấy nữ thường dẻo dai và khéo léo hơn nam, nhưng các môn thể thao thường đòi hỏi có sức khỏe, sự nhanh nhẹn nên phù hợp với học sinh nam, do đó thể lực của học sinh nam tốt hơn so với nữ. Điều này làm tăng sự tự tin của các em nam về thể chất, nên có TĐG cao hơn. Cụ thể là với mệnh đề “tôi tự hào về ngoại hình của tôi”, không có gì đáng ngạc nhiên khi các em nam thường hài lòng với hình thức của mình hơn các em nữ (ĐTB của nam=3.04 và nữ=2.75), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Ngọc Khanh là học sinh nữ có TĐG về thể chất kém hơn học sinh nam, [12; tr.107]. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu xem có sự khác biệt nào giữa các khối lớp về TĐG mặt thể chất, kết quả như sau: