Bảng 3.1 : Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT
Bảng 3.19 So sánh TĐG về định hướng tương lai theo khối lớp
Khối Lớp ĐTB SD ĐTB chung Khối 10 Lớp chọn 3.73 0.93 3.28 Lớp thường 2.84 0.82 Khối 11 Lớp chọn 3.40 0.92 3.23 Lớp thường 3.06 0.84 Khối 12 Lớp chọn 3.80 0.85 3.71 Lớp thường 3.63 0.96
Nhìn chung ở 3 khối, học sinh đều tự đánh giá về định hướng tương lai ở mức trên trung bình. Cũng có sự biến thiên qua từng khối lớp, cụ thể là: bắt đầu ở khối 10 (ĐTB chung=3.28), giảm xuống ở khối 11(ĐTB chung=3.23), và mức đánh giá tăng lên ở khối 12 (ĐTB chung= 3.71). Như vậy, học sinh khối 12 có TĐG cao hơn so với khối 10 và khối 11, trong đó khối 11 có mức TĐG thấp nhất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả TĐG trong học tập của học sinh 3 khối đã được chúng tôi phân tích ở nội dung trên. Bởi bước vào giai đoạn cuối cấp, học sinh khối 12 phải đối mặt với việc xác định tương lai cho bản thân, với việc chọn trường, chọn nghề sẽ học và sẽ làm sau khi tốt
nghiệp; đồng thời các em cũng chịu nhiều áp lực hơn so với 2 khối còn lại (áp lực từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và mong muốn của bản thân), do đó kết quả TĐG của học sinh khối 12 cao nhất.
Một điều dễ nhận thấy có sự khác biệt trong TĐG về định hướng tương lai của học sinh lớp chọn và lớp thường. Cụ thể là học sinh lớp chọn có TĐG cao hơn so với học sinh lớp thường ở cả 3 khối 10, 11 và 12 (Khối 10: ĐTB lớp chọn=3.73, lớp thường=2.84; Khối 11: ĐTB lớp chọn=3.40, lớp thường=3.06; Khối 12: ĐTB lớp chọn=3.80, lớp thường=3.63). Kết quả này tương đồng với sự khác nhau trong TĐG về học tập giữa lớp chọn và lớp thường ở cả 3 khối, cho thấy có mối quan hệ qua lại giữa năng lực học tập và định hướng tương lai của học sinh. Kết quả học tập là một trong những yếu tố giúp học sinh xác định được năng lực bản thân, trên cơ sở đó học sinh có sự định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp mình.
Tóm lại, học sinh THPT Tô Hiệu có TĐG về định hướng tương lai cao hơn so với các mặt TĐG khác, phản ánh mong muốn nguyện vọng của học sinh về bản thân trong tương lai. Đây là điều rất quan trọng đối với các em bởi hình ảnh về nghề nghiệp tương lai là động lực thôi thúc các em phấn đấu trong học tập và hướng tới việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Mức độ TĐG tăng dần theo các khối lớp, đồng thời học sinh nữ có TĐG cao hơn so với học sinh nam. Có sự chênh lệch trong mức độ TĐG giữa lớp chọn và lớp thường do sự khác nhau về môi trường học tập cũng dẫn đến sự khác nhau về năng lực học tập, giao tiếp và TĐG của học sinh về các mặt. Vì vậy theo chúng tôi, một môi trường học tập tốt cho học sinh là môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự quan tâm của thầy cô với phương pháp giáo dục hiệu quả giúp học sinh có cơ hội được thể hiện bản thân và có cơ hội được phát triển tốt.
3.2.5. So sánh các mặt tự đánh giá ban đầu của học sinh với các mặt tự đánh giá trong thang đo E.T.E.S tự đánh giá trong thang đo E.T.E.S
Biểu đồ mô tả mức độ TĐG chung 4 mặt ban đầu và TĐG trong thang đo E.T.E.S:
Biểu đồ 3.7: So sánh TĐG ban đầu với TĐG trong thang đo E.T.E.S
Quan sát đường biểu diễn trên biểu đồ cho thấy có sự biến thiên tương đồng nhau trong kết quả đánh giá. Trong đó kết quả TĐG ban đầu của học sinh thấp hơn so với kết quả thu được từ thang đo E.T.E.S. Điều này được lý giải bởi các mệnh đề trong thang đo E.T.E.S mang tính khách quan, giúp học sinh đánh giá cụ thể hơn về những năng lực của mình, nên chính xác hơn và cao hơn so với đánh giá ban đầu. Trong TĐG ban đầu, học sinh có mức đánh giá ở mức gần trung bình (từ 2.67 đến 2.99), thấp nhất là TĐG về học tập và cao nhất là TĐG về định hướng tương lai. Như vậy, nhìn chung học sinh có đánh giá “khiêm tốn” hơn so với khả năng thực tế mà các em có.
Ngược lại, với kết quả TĐG về các mặt trong thang đo E.T.E.S cho thấy học sinh có TĐG cao hơn so với đánh giá ban đầu của học sinh, nói chung học sinh có mức đánh giá ở mức trung bình. Điểm trung bình của TĐG tất cả các khía cạnh đều nằm ở nửa phía trên của biểu đồ trong khoảng từ điểm 3 đến điểm 4 (từ “bình thường” đến “đồng ý một phần”). Trong đó, mặt học tập có mức độ TĐG thấp nhất (ĐTB=2.97), mặt giao tiếp xã hội đạt mức cao nhất (ĐTB=3.48) và mặt định hướng tương lai cao thứ 2 (ĐTB=3.42), và thứ 3 là mặt thể chất (ĐTB=3.01). Điều này có thể thấy rõ giao tiếp xã hội
được các em coi trọng, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, vì nhu cầu giao tiếp với các nhóm ngoài xã hội tăng cao, vừa là cơ hội để học sinh thể hiện năng lực bản thân, vừa là cơ hội để các em trải nghiệm, học hỏi những kiến thức xã hội.
Bên cạnh đó về định hướng tương lai, học sinh cũng có nhiều mong muốn, nguyện vọng cho tương lai bản thân. Các em đa phần muốn có một tương lai tốt đẹp, muốn được tự lập và được làm những công việc có ý nghĩa (mặc dù không tránh khỏi việc học sinh còn nhiều mơ hồ về tương lai và có những cảm xúc xáo trộn trong việc tự định hướng tương lai bản thân. Tuy nhiên trong các mặt TĐG, mặt học tập và thể chất không được học sinh đánh giá cao. Điều này có thể bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố của bản thân và xã hội và yếu tố sinh lý, sự hoàn thiện về thể chất, nên các em đánh giá thấp hơn so với các mặt khác.
Tóm lại, nhìn chung học sinh THPT có TĐG ở mức trung bình, đánh giá ban đầu của học sinh thấp hơn so với đánh giá trong thang đo E.T.E.S.
3.2.6. Mối tương quan giữa các mặt tự đánh giá trong thang đo E.T.E.S
Trong phần này, chúng tôi phân tích tổng thể mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh trong thang đo E.T.E.S, nội dung cụ thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh 0.240** 0.240** 0.369** 0.329** 0.341** 0.306** 0.343** 0.195** 0.345** 0.247** 0.355** 0.287** 0.317** 0.431** 0.232** 0.382** Ghi chú: **p<0.01
Qua hệ số tương quan biểu thị trên sơ đồ cho thấy, các mặt TĐG của học sinh có sự tương quan nhất định với nhau, (r>0 cho biết chiều của các mối tương quan này là tỷ lệ thuận).Tất cả các mối tương quan trong TĐG của học sinh qua các khía cạnh khác nhau là mối tương quan thuận, nghĩa là khi mức độ của một mặt TĐG mà tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ tăng của cách nhìn nhận về bản thân nói chung và ngược lại. Cụ thể như sau:
Cái tôi xã hội Cái tôi học đường Cái tôi tương lai Cái tôi cảm xúc Cái tôi thể chất Cái tôi gia đình
Độ mạnh của các mối tương quan không đồng nhất với nhau: Trong đó giữa TĐG về cái tôi gia đình với TĐG về cái tôi tương lai có hệ số tương quan lớn nhất (r=0.431, p<0.01), qua đây có thể thấy rằng tình cảm gia đình và cách ứng xử của cha mẹ giúp cho con cái có cái nhìn tích cực và đúng đắn về bản thân. Hay nói cách khác hình ảnh về bản thân, những mong muốn về tương lai sẽ trở thành sau này… tất cả đều được nuôi dưỡng từ trong gia đình. Bên cạnh đó TĐG về cái tôi gia đình có mối tương quan khá chặt đối với các mặt TĐG: với cái tôi học đường (r=0.343, p<0.01), với cái tôi xã hội (r=0.329, p<0.01), với cái tôi cảm xúc (r=0.306, p<0.01). Như vậy hoàn toàn đúng với những nghiên cứu lý luận mà chúng tôi đã phân tích ở phần trên: chất lượng của sự gắn bó trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý nhân cách của cá nhân. Có nghĩa là TĐG trong gia đình càng cao thì học sinh có TĐG về học tập, về cảm xúc, về giao tiếp càng cao.
Hệ số tương quan cao thứ hai là tương quan giữa “cái Tôi học đường” với “cái Tôi tương lai” (r=0.382; p<0.01), điều này cho thấy học sinh có năng lực trong học tập, các em sẽ có khả năng tự xác định tương lai. Đó là cơ sở để các em xác định công việc, nghề nghiệp tương cho bản thân, đặc biệt trong việc chọn trường chọn ngành thi đại học phù hợp.
Hệ số tương quan cao thứ 3 là giữa cái tôi thể chất và cái tôi cảm xúc (r=0.369, p<0.01). Điều này cho thấy khi học sinh có sự khỏe mạnh về thể chất và hài lòng về ngoại hình thì càng làm tăng sự tự tin về cảm xúc. Vẻ đẹp ngoại hình là một trong những yếu tố được học sinh rất coi trọng, tác động đến cảm xúc của các em. Kết quả này của chúng tôi một lần nữa khẳng định lại nghiên cứu của Adler: một trong ba yếu tố gây ra cảm giác thiếu hụt và mặc cảm tự ti là “sự thiếu hụt về thể chất”. Do đó, khi học sinh có ngoại hình không đẹp, hoặc bị dị tật, hoặc một vài điểm nào đó trên gương mặt bị người khác đánh giá xấu xí… các em rất dễ có cảm xúc tiêu cực về bản thân.
Bên cạnh đó, “cái Tôi thể chất” và “cái Tôi xã hội” cũng có tương quan khá chặt (r=0.341; p<0.01). Điều này cũng cho thấy, khi học sinh có ngoại hình
ưa nhìn, khỏe mạnh thì các em có sự tự tin khi tham gia giao tiếp với các nhóm xã hội. Và ngược lại, thông qua giao tiếp học sinh có cơ hội được giao lưu và trao đổi thông tin… điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: vẻ đẹp ngoại hình cũng là một giá trị giúp làm tăng sự tự tin của con người.
Giữa “cái Tôi xã hội” và “cái Tôi tương lai” có mối tương quan tương đối chặt (r=0.355; p<0.01), điều này có nghĩa học sinh càng mở rộng về giao tiếp càng có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân, được mọi người đánh giá nhìn nhận, qua đó các em nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó các em có sự chủ động trong khả năng xác định nghề nghiệp tương lai phù hơp với năng lực bản thân.
Tóm lại, kết quả về mối tương quan trong các mặt TĐG của học sinh cho thấy chúng có mối quan hệ gắn bó qua lại với nhau trong cấu trúc của TĐG. Điều này càng chứng minh rằng TĐG về bản thân là sự đánh giá về giá trị bản thân thông qua các mặt cụ thể, đồng thời là sự thống nhất giữa các mặt: mặt này luôn tồn tại trong mối liên hệ với các mặt khác.
Nhận định chung
Như vậy, TĐG là đánh giá tổng thể của cá nhân về giá trị bản thân. Do đó để hiểu TĐG của cá nhân cần nghiên cứu trên nhiều mặt, nhiều yếu tố. Với học sinh THPT, nghiên cứu TĐG của học sinh chủ yếu xoay quanh các hoạt động chủ đạo của các em như hoạt động thể chất, hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp xã hội và định hướng nghề nghiệp. Thực tế cho thấy sẽ có một mặt nào đó được học sinh tự đánh giá cao hơn các mặt còn lại, ví dụ học sinh có năng lực kém về học tập nhưng lại rất có năng lực ở các hoạt động thể dục thể thao, do đó các em sẽ tự đánh giá cao mặt thể chất. Tương tự như vậy học sinh tự tin với các môn tự nhiên nhưng lại kém trong các môn xã hội, dẫn đến kết quả học tập chung không cao. Từ đó việc định hướng nghề nghiệp tương lai lại dựa trên những thế mạnh, ưu điểm của học sinh trong từng lĩnh vực. Do đó tìm hiểu TĐG của học sinh đòi hỏi phải nghiên cứu ở nhiều phương diện, trên cơ sở đó mới rút ra được mức độ TĐG chung của học sinh về giá trị bản
thân ở các em. Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh học sinh THPT Tô Hiệu có tự đánh giá ở mức trung bình.
Bên cạnh đó, một vấn đề mà đề tài quan tâm là sự phù hợp trong tự đánh giá của học sinh. Đó là việc học sinh tự đánh giá đúng với năng lực của mình như những gì các em có, đồng thời kết quả này lại phải phù hợp với các yếu tố đánh giá khách quan bên ngoài, trong nghiên cứu của mình chúng tôi coi đánh giá của cha mẹ và của thầy cô giáo làm cơ sở đáng tin cậy. Đây là điều cần lưu ý cho các nhà giáo dục và cho cha mẹ học sinh, để từ đó có cách giáo dục đúng đắn. Điều này hết sức quan trọng, bởi khi có sự TĐG đúng và phù hợp về bản thân, học sinh sẽ không bị tự cao tự đại hoặc không rơi vào trạng thái tự ti, mà các em sẽ có sự chủ động về tâm lý, tự biết cách nâng cao những điểm còn yếu kém ở bản thân và có cái nhìn tích cực về bản thân. Do đó, kết quả trên của chúng tôi cũng đã chỉ ra, phần lớn học sinh THPT có TĐG phù hợp với đánh giá của cha mẹ và đánh giá của giáo viên về các em.
3.3. Mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với tự đánh giá của học sinh của học sinh
Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên đối với mỗi người, những ứng xử và đánh giá của cha mẹ có tác động trực tiếp đến nhân cách của con cái. Theo Trần Hiệp “Tổ ấm gia đình mà ở đó tình đoàn kết gia đình, tình yêu thương giữa các thành viên đem lại cho trẻ cảm giác an toàn. Có cảm giác an toàn sẽ đưa lại cho trẻ một sự vững tin trong cuộc đời đầy biến động, đưa lại sự thăng bằng về mặt tình cảm và tiến dần tới việc hòa nhập vào nhiều nhóm xã
hội khác nhau trong cuộc đời”. Như vậy, khi cá nhân được sống trong một
gia đình mà cha mẹ có sự thống nhất trong cách giáo dục con, yêu thương quan tâm đến con cái… thì cá nhân thường có xu hướng đánh giá tích cực về bản thân và ngược lại, nếu cá nhân bị gia đình chối bỏ, hoặc không nhận được sự quan tâm của cha mẹ thì khi đó cá nhân dễ có xu hướng tự ti và cảm giác bị tổn thương… từ đó dễ gặp khó khăn trong các mặt của cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ có đánh giá con quá cao hoặc đánh giá quá thấp đều có ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của con cái về giá trị bản thân: có thể làm chúng nhầm tưởng về năng lực bản thân dẫn đến tự kiêu tự đại, cũng có thể làm trẻ không nhìn nhận ra được năng lực của mình, làm chúng trở nên tự ti kém cỏi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái, qua đó thấy được mối quan hệ của các cách ứng xử đối với các mặt TĐG của học sinh.
3.3.1. Sự thống nhất của cha mẹ trong cách giáo dục con
Tìm hiểu nhận thức cha mẹ về cách giáo dục con, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Trong gia đình Ông/Bà có cách giáo dục con cái giống nhau không?”, kết quả như sau: