a) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị di sản để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, thu hút du khách.
Để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, cần tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ di sản văn hóa như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, luật Di sản văn hóa Việt Nam, cũng như các nghị định, hướng
112
dẫn thi hành. Xây dựng ý thức trách nhiệm giữ gìn giá trị di sản văn hóa cho khách khi đi du lịch thông qua các pa nô, áp phích được đặt ở nơi dễ nhìn thấy tại các điểm du lịch. Tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị di sản văn hóa thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình,…
Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tập trung giới thiệu rộng rãi tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài nước thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, internet, hội chợ, triển lãm, hội nghị,...
Thực hiện hiệu quả luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các nghị định của chính phủ, tỉnh về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch.
Việc bảo tồn văn hóa cần gắn liền với việc duy trì và phát triển các loại hình văn hóa lành mạnh như lễ hội, cưới hỏi, tang ma.
Ngoài nguồn vốn nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động sức mạnh từ các doanh nghiệp và người dân địa phương.
Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch.
b) Đối với các tổ chức kinh doanh du lịch
Các doanh nghiệp cần khai thác hợp lý các giá trị tài nguyên và di sản, tuân thủ đúng luật Di sản của Nhà nước
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhân viên, du khách hiểu và có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
Góp phần hỗ trợ đầu tư kinh phí vào việc bảo tồn di sản văn hóa, và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch.
c) Đối với người dân địa phương
Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch của tỉnh mình.
113
Luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, tài nguyên du lịch tự nhiên như một tài sản vô giá của địa phương của đất nước.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển du lịch của Ngành Du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030, qua khảo sát thực tiễn hoạt động du lịch tỉnh Bắc Kạn, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn.
Các giải pháp đưa ra với mục đích nhằm khắc phục những hạn chế trong 4 nhóm vấn đề chính đó là về: Cơ chế chính sách, nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng và thị trường sản phẩm. Chính vì vậy tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp bao gồm: 1)Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật; 2) Giải pháp phát triển nhân lực; 3) Giải pháp về phát triển thị trường du lịch; 4) Giải pháp xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu; 5)Giải pháp tổ chức quản lý hoạt động du lịch; 6) Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch. Những giải pháp trên được đưa ra khi Bắc Kạn đang có những bước chuyển mình lớn, đang chuẩn bị bước vào giai đoạn 2020 – 2030. Chính vì vậy, những giải pháp này là cần thiết để góp phần đưa du lịch Bắc Kạn ngày một phát triển.
114
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, du lịch dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch tác động tới tới nền kinh tế, mang lại thu nhập, việc làm, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Bắc Kạn là một mảnh đất giàu tài nguyên du lịch, thuận lợi để phát triển một ngành du lịch đa dạng loại hình. Trong đó nổi bật lên là vườn quốc gia Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trên thế giới cần được bảo vệ tại đây có nhiều loài động vật được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam. Hồ Ba Bể cũng là nơi cư trú của rất nhiều loại cá nước ngọt. Sự đa dạng sinh học cao của vườn quốc gia Ba Bể khiến đây là điểm nhấn trong phát triển du lịch của Bắc Kạn với nhiều loại hình từ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, tới du lịch nghiên cứu. Với tiềm năng đó khu du lịch Ba Bể được xác định là
115
khu du lịch quốc gia theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; là khu du lịch trọng tâm được ưu tiên số một theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bắc Kạn cũng là một tỉnh giàu có về tài nguyên du lịch nhân văn. Các dân tộc Tày, Nùng, Thái,... cùng sinh sống tạo nên những nét văn hóa riêng hòa chung vào một tổng thể văn hóa của dân tộc khiến cho du lịch văn hóa của tỉnh đa dạng và thu hút đối với du khách. Các di tích lịch sử cách mạng như: Khu ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu,... là những di tích mang dấu ấn cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch, lịch sử của tỉnh. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có các lễ hội truyền thống như: Lễ hội lồng tồng, hội xuân, lễ hội tín ngưỡng; sinh hoạt văn hoá dân tộc như: Hát sli, hát then đàn tính, hát lượn, múa khèn,...
Trải qua một quá trình phát triển với nhiều nỗ lực du lịch Bắc Kạn đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ, xây dựng được những thương hiệu du lịch Bắc Kạn như du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo nàn, đơn điệu, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Để góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã đầu tư nghiên cứu, thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn” nhằm chỉ ra những lợi thế và hạn chế trong việc phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Trong quá trình nghiên cứu Tác giả đã tiến hành tổng hợp các công trình nghiên cứu, các khái niệm có liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu của mình, sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã tại một số điểm trên địa bàn tỉnh để có được những nhìn nhận và đánh giá khách quan.
116
Dựa trên những số liệu thống kê báo cáo trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016, tham khảo những nghiên cứu của các tác giả đi trước và quá trình khảo sát thực tế của Tác giả, luận văn đã chỉ ra được tiềm năng, khái quát những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn, có những nhận định, phân tích cơ bản nhất về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp với kì vọng có thể áp dụng thành công góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mang tính chất định hướng cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng cụ thể hơn với từng điểm du lịch trong tỉnh để có sự áp dụng hiệu quả và đúng đắn.
Sau khi tổng hợp những kết quả khảo sát, luận văn chỉ ra những thuận lợi và hạn chế trong thực tế phát triển. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đó là: 1)Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật; 2) Giải pháp phát triển nhân lực; 3) Giải pháp về phát triển thị trường du lịch; 4) Giải pháp xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu; 5)Giải pháp tổ chức quản lý hoạt động du lịch; 6) Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch.
Thông qua luận văn Tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn để có thể đưa Bắc Kạn trở thành một địa điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc quan tâm.
117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Thúy Anh (chủ biên), (2013), Giáo trình Du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Hoàng Việt Anh (2011), Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 – 2011, luận án tiến sĩ đại học Thái Nguyên.
3. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Bắc Kạn (2003), Bác Hồ trong lòng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, nhà in Bắc Kạn.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình kinh tế học vi mô, Nxb Giáo dục.
118
6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996), Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng hồ Ba Bể, tỉnh Cao Bằng. 7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, quyết định số 91/208/ QĐ – BVHTTVDL.
8. Nguyễn Đổng Chi (1997), Sự tích hồ Ba Bể, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 9. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2016), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn
2016.
10.Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn(2010), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2010.
11.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (đồng chủ biên), (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
12.Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.
13.Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn di sản văn hóa đúng cách. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10.
14. Lương Thị Hạnh (2013), Tang ma người Tày ở Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ.
15. Ma Thị Minh Hạnh (2016), Nghiên cứu đặc điểm khí hậu ở Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ, đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
16.Đức Hoan Hoàn (chủ biên), (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa Dân tộc.
17.Hà Thị Hồng (2008), Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ, đại học Sư Phạm Hà Nội.
18.Đinh gia khánh (chủ biên), Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19.Phạm Trung Lương (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
119
20.Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2010), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân.
21.Phạm Thanh Nghị (2005) , Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Khoa học Xã Hội.
22.Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009) Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia.
23.Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017) Luật Du lịch.
24.Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản, Nxb Chính trị Quốc gia.
25.Dương Văn Sáu (2012), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, giáo trình trường đại học Văn Hóa Hà Nội.
26.Trần Hữu Sơn (2010), Văn hóa dân gian người Kháng ở Tây Bắc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn (2016), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
28.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn (2016), Báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
29.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
30.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn (2014), Báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
31.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn (2013), Báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
120
32.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn (2012), Báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
33.Bùi Đình Thanh (2006), Tạp chí khoa học xã hội viện khoa học xã hội vùng đông nam bộ số 10/2006 trang 68.
34.Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn Hóa Thông Tin và Viện Văn Hóa.
35.Trần Đức Thanh (2012), Giáo trình Nhập môn khoa học du lịch,Nxb Giáo Dục.
36.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ cở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 37.Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Non nước Việt Nam, Nxb Giáo
Dục.
38.Thủ tướng chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/ QĐ – TTg. 39.Thủ tướng chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020, Số 1890/QĐ-TTg, 2010. 40.UBND tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội.
41.Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2007), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục.
42.Viện dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc).
43.Trang wed wikipedia, https://vi.wikipedia.org/
44.Trang wed, http://itdr.org.vn/
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
45.Bob Mckercher and Hilary du Cros (2002), Cultural tourism - the partership between tourism and Cultural heritage management, Routledge.
46. Lindberg, Hawskin (1993), EcoTourism. 47.Machado (2003), Sustainnable tourism.
121
48.Philip Koler (2003), Maketing for hospitality and tourist. 49.Rober Lanqua (2003), Tourist economy.
50.Wiliam Theobald, (2002), Global Tourism – The next decade.
51.Trang wed Tổng cục du lịch Thái Lan: Http://www.tourismthailand.org/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.Danh sách các bản đồ
122
Bản đồ 1.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Kạn
( Nguồn: Tracdiaviet.com)
Phụ lục 2. Danh sách các bảng biểu
123
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ tương quan cơ cấu thành phần khách giai đoạn 2010- 2016
(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê du lịch hằng năm tỉnh Bắc Kạn)
124
Biểu đồ 1.2. Tổng thu du lịch của tỉnh Bắc Kạn từ 2010 - 2016
(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê du lịch hằng năm tỉnh Bắc Kạn)
Biểu đồ 1.3.Sự tăng trưởng số lượng cơ sở lưu trú giai đoạn2010 – 2016
(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê du lịch hằng năm tỉnh Bắc Kạn)
125
Biểu đồ 1.4. Tỉ trọng khách du lịch khu du lịch Ba Bể so với toàn tỉnh 2015
( Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê du lịch hằng năm tỉnh Bắc Kạn)
Biểu đồ 1.5.Tương quan lượng khách và doanh thu giai đoạn 2010 – 2016
(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê du lịch hằng năm tỉnh Bắc Kạn)
126
Biểu đồ 1.6. Dự báo nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2016 – 2030
(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê du lịch hằng năm tỉnh Bắc Kạn)
Biểu đồ 1.7. Cơ sở lưu trú, doanh thu và lượt khách tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2015