.Cơ sở pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 88)

3.1 .Căn cứ đề xuất

3.1.1 .Cơ sở pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước

Quyết định 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Kạn, thời kỳ đến năm 2020;

Quyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 25/8/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030;

Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh tên Đồ án Quy hoạch du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn;

Quyết định 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Ngày 30/12/2011);

89

Quyết định 4227/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 29/11/2013 về phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngà;nh Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 (Ngày 29/11/2013);

Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 20/10/2014 về việc phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020” (Ngày 20/10/2014);

Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới (Ngày 08/12/2014);

Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ngày 13/07/2016);

Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ngày 03/08/2016);

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 1 năm 2013.

3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh

Ngày 21 tháng 12 năm 2016, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2100/QĐ – UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 thu hút 17.000 lượt khách quốc tế và 600.000 lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 725 tỉ đồng, có 2.100 buồng lưu trú du lịch, nhu cầu lao động trong du lịch là 6.300 lao động [23, tr. 2]. Quy hoạch chỉ rõ khu du lịch Ba Bể được coi là trọng tâm ưu tiên số một. Điều này tạo sự chú ý đặc biệt cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp các nhà đầu tư và tài trợ quốc tế giúp cho du lịch Ba Bể được cải thiện phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng và các phương tiện phục vụ du lịch, cải

90

thiện mạng lưới giao thông tới từng thôn bản, tạo điều kiện gia tăng thông thương đi lại giữa các tỉnh lân cận, xác định được chiến lược marketing. Cùng với đó môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đặt ra phương hướng nhiệm vụ phát triển của tỉnh: “Đưa du lịch Bắc Kạn từ năm 2025 đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với những bước phát triển bền vững, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác cũng như kinh tế xã hội của tỉnh. Tạo tiền đề năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, góp phần bảo tồn, phát huy các gia trị lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí và đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường” [27, tr.2]. Do đó việc phát triển du lịch của tỉnh phải gắn liền với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch của các tỉnh trong vùng.

Về định hướng thị trường khách du lịch quốc tế: Các thị trường khách mục tiêu gồm có: Nhật, Hàn Quốc, Pháp và Mĩ. Các thị trường quan trọng gồm có: Singgapore, Thái Lan, Trung Quốc. Các thị trường tiềm năng gồm có: Malaysia, Philippin và các nước khác.

Về định hướng thị trường khách nội địa: Các thị trường khách trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, các tỉnh phía Nam.

Về khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 đón được 617.000 lượt khách du lịch trong đó có 17.000 lượt khách quốc tế và 600.000 lượt khách nội địa. Doanh thu 725 tỉ đồng [27, tr 2].

Về phát triển sản phẩm du lịch: Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch mạo hiểm tại khu vực Ba Bể. Nâng cao chất

91

lượng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển đường thủy tại khu vực Ba Bể.

Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại khu vực ATK Chợ Đồn.

Xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa như: Tìm hiểu đời sống văn hóa sinh hoạt của đồng bào, các nghề truyền thống như đan lát, mộc, dệt thổ cẩm, may thêu trang phục dân tộc, làm nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vụ như hát then – đàn tính, hát sli, lượn, múa khèn...

Xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với trải nghiệm nông nghiệp cùng cao.

Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch tâm linh.

3.1.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành Du lịch đang đứng trước nhiều cơ hội quý giá nhưng cũng đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Bởi vậy, để du lịch phát triển trước tiên cần xác định những điểm mạnh yếu cũng như cơ hội thách thức mà môi trường bên ngoài đem lại. Vì vậy, Tác giả áp dụng mô hình phân tích swot vào phân tích vào làm căn cứ để đề xuất giải pháp trong chương này.

a) Điểm mạnh

- Bắc Kạn là một tỉnh nằm ở khu vực Trung du và Miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng. Địa hình đồi núi, sông ngòi nối tiếp, xen kẽ nhau tạo nên nhiều kiểu cảnh quan giúp đa dạng các sản phẩm du lịch. Hệ động thực vật với nhiều loại đặc hữu như: trúc dây, một vài loại lan; nhiều loại động thực vật có tên trong sách đỏ như: đinh, lim, nghiến, lát,... Bắc Kạn là nơi cư trú của nhiều tộc người và lưu trữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Có rất nhiều làng nghề thủ công, nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian.

92

Tỉnh có rất nhiều đặc sản làm thế mạnh riêng trong phát triển du lịch của tỉnh. Bắc Kạn xây dựng được Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đền năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 làm kim chỉ nam định hướng cho phát triển du lịch.

- Theo niên giám thống kê năm 2016, tỉnh Bắc Kạn có dân số 314.254 người, trong đó số từ 15 tuổi trở lên là 251.063 người và hiện có 193.254 đang tham gia hoạt động kinh tế (61,49%). Trong số 193.254 đang tham gia hoạt động kinh tế có 37.154 người (chiếm 19,2%) đã qua đào tạo với các bậc, hệ đào tạo khác nhau (không kể tập huấn ngắn hạn) [9]. Qua số liệu thống kê trên có thể thấy hơn 60% dân số của tỉnh đang trong độ tuổi lao động là nguồn cung cấp nhân lực cho ngành Du lịch đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện nhiều hoạt động, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực. Năm 2011 tỉnh đưa vào triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020 đến nay thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

- Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, giao thông của tỉnh ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp.

b) Điểmyếu

- Các tài nguyên du lịch của tỉnh nhìn chung còn ở dạng tiềm năng, chưa khai thác một cách có hiệu quả cho hoạt động du lịch. Tỉnh nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét vào mùa mưa và nguy cơ cháy rừng vào mùa khô. Các lễ hội thường tổ chức vào một thời điểm nhất định trong năm làm gia tăng tính thời vụ.

- Tỉnh Bắc Kạn có dân số ít nhất cả nước, lại chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm kinh tế thấp, ít cơ sở sản xuất lớn nên có nhiều khó khăn trong công tác đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo

93

nhân lực cho du lịch còn yếu do có ít trường, ít chuyên ngành đào tạo, các chương trình đào tạo mang lại hiệu quả chưa cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành chủ yếu quy mô nhỏ, hoạt động chưa chuyên nghiệp. Thiếu các khách sạn khu nghỉ dưỡng cao cấp. Nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp. Đường sắt và đường hàng không tại tỉnh chưa phát triển.

c) Cơ hội

- Nước ta đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Thông qua đó chiến lược phát triển du lịch vùng đã hệ thống hóa tài nguyên du lịch của các tỉnh từ đó triển khai khai thác hiệu quả.

- Năm 2010 nước ta đã xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực 14 tỉnh vùng núi phía Bắc. Cùng với quy hoạch 14 tỉnh thuộc khu vực có thể dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương để phát triển nguồn nhân lực.

- Sự phát triển của mạng lưới giao thông trên toàn thế giới giúp việc đi lại của khách du lịch dễ dàng hơn. Nước ta có tuyến đường giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh nối dài thông suốt khắp cả nước. Nhiều tuyến đường nối địa bàn tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh lân cận được đầu tư nâng cấp, cải tạo và làm mới.

d) Thách thức

- Nền kinh tế chính trị xã hội trên thế giới có nhiều biến động làm thay đổi xu hướng nhu cầu du lịch của du khách, nhiều du khách muốn đến những nơi gần với nơi cư trú của họ, và không thích đến những nơi có nhiều hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường như Bắc Kạn. Tình hình tranh chấp biển Đông làm cho Trung Quốc có những chính sách không nhất quán đối với công dân nước họ khi đi du lịch Việt Nam gây ảnh hưởng đến thị trường khách của nước ta nói chung và Bắc Kạn nói riêng.

- Hiện nay trên toàn vùng có rất nhiều những cơ sở đào tạo du lịch bao gồm: Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng Văn hóa, nghệ thuật Tây

94

Bắc, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, Cao đẳng nghề Yên Bái, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Lào Cai, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Lạng Sơn... Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực như các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Theo thống kê, ngoài các cơ sở đào tạo nêu trên, hiện nay, toàn vùng có 404 cơ sở dạy nghề, gồm 14 trường cao đẳng nghề, 24 trường trung cấp nghề, 173 trung tâm dạy nghề và 183 cơ sở khác có nhiệm vụ dạy nghề. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của các tỉnh trong vùng tăng lên, là thách thức cho nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Kạn.

- Hệ thống giao thông ngày càng phát triển trong khi nhiều tỉnh trong khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi hơn. Khiến nhiều du khách ưu tiên lựa chọn du lịch tại các tỉnh khác.

Trên cơ sở phân tích về những mặt thuận lợi, khó khăn cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch Bắc Kạn hiện nay tác giả tiến hành hệ thống hóa vào ma trận SWOT từ đó kết hợp đưa ra các chiến lược cụ thể nhằm tạo cơ sở đưa ra những giải pháp góp phần thúc đẩy du lịch Bắc Kạn phát triển.

SWOT Cơ hội (O)

O1: Nước ta đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Thông qua đó chiến lược phát triển du lịch vùng đã hệ thống hóa tài nguyên du lịch của các tỉnh từ đó triển khai khai thác hiệu quả.

Thách thức (T)

T1: Nền kinh tế chính trị xã hội trên thế giới có nhiều biến động làm thay đổi xu hướng nhu cầu du lịch của du khách, nhiều du khách muốn đến những nơi gần với nơi cư trú của họ, và không thích đến những nơi có nhiều hiện tượng thời tiết, thiên tai

95

O2: Năm 2010 nước ta đã xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực 14 tỉnh vùng núi phía Bắc. Cùng với quy hoạh 14 tỉnh thuộc khu vực có thể dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương để phát triển nguồn nhân lực.

O3:Sự phát triển của mạng lưới giao thông trên toàn thế giới giúp việc đi lại của khách du lịch dễ dàng hơn. Nước ta có tuyến đường giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh nối dài thông suốt khắp cả nước. Nhiều tuyến đường nối địa bàn tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh lân cận được đầu tư nâng cấp, cải tạo và làm mới.

bất thường như Bắc Kạn.

T2: Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của các tỉnh trong vùng tăng lên, là thách thức cho nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Kạn.

T3:Hệ thống giao thông ngày càng phát triển trong khi nhiều tỉnh trong khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi hơn. Khiến nhiều du khách ưu tiên lựa chọn du lịch tại các tỉnh khác.

Điểm mạnh (S)

S1:Bắc Kạn là một tỉnh nằm ở

Các chiến lƣợc SO SO1:Quy hoạch chi tiết

Các chiến lƣợc ST

ST1: Phát triển sản phẩm

96 khu vực Trung du và Miền núi

Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng.

S2: Hơn 60% dân số của tỉnh đang trong độ tuổi lao động là nguồn cung cấp nhân lực cho ngành Du lịch đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện nhiều hoạt động, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực. Năm 2011 tỉnh đưa vào triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020 đến nay thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

S3: Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, giao thông của tỉnh ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp.

phát triển du lịch tới từng huyện. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương.

SO2: Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của ngành Du lịch tỉnh Bắc Kạn.

SO3: Xây dựng đổi mới CSVCKT - CSHT

theo chiều sâu để tăng lợi thế cạnh tranh

ST2:Liên kết đào tạo nhân lực với các tỉnh trong vùng

ST3:xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp với các sản phẩm du lịch của các tỉnh bạn

Điểm yếu (W) Các chiến lƣợc WO Các chiến lƣợc WT

97

W1: Các tài nguyên du lịch của tỉnh nhìn chung còn ở dạng tiềm năng, chưa khai thác một cách có hiệu quả cho hoạt động du lịch

W2:Tỉnh Bắc Kạn có dân số ít nhất cả nước, lại chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm kinh tế thấp, ít cơ sở sản xuất lớn nên có nhiều khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)