Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 30)

1.7 .Quan niệm về bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Bắc Kạn nằm trong vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ, giáp các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và và đạng nhiều dân tộc anh em sinh sống tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết và phát triển du lịch trên cơ sở hợp tác với các tỉnh lân cận.

b) Địa hình

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau, địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh lân cận và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải, chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng), theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (Phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh

29

Cốc Xô cao khoảng 1.131 m, đỉnh Phia Khau cao khoảng 1.060 m… Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phia Boóc cao khoảng 1.502 m và nhiều đỉnh cao trên 1.000 m. Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.

Những đặc điểm trên của địa hình tạo nên một vùng cảnh quan độc đáo, là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch.

c) Khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm [9, tr.7].

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế mưa bão về mùa hạ. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

d) Tài nguyên nước

Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện

30

tích mặt hồ khoảng 500 ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012).

e) Sinh vật

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng khu vực vườn quốc gia Ba Bể có khoảng 73% diện tích được che phủ bởi rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trong đó có kiểu rừng nguyên sinh ít chịu tác động của con người. Hệ sinh thái rừng ở đây phổ biến nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, nghiến, lát hoa... Đặc biệt có loại trúc dây phát triển trên vách núi là loài thực vật đặc hữu chỉ có ở vườn quốc gia Ba Bể. Không chỉ đa dạng về các loài thực vật, ở Bắc Kạn có khoảng hơn 500 loài động vật trong đó có hơn 100 loài cá và nhiều loài động vật được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam như: Voọc đen má trắng, Tê tê, Cầy vằn Bắc...

Đây là một nguồn tài nguyên quan trọng là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)