2.2.2 .Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tỉnh Bắc Kạn
2.2. 3.Các sản phẩm du lịch của tỉnh Bắc Kạn
a. Các sản phẩm du lịch văn hóa
Du lịch thăm quan các di tích lịch sử văn hóa
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển đã tạo cho Bắc Kạn một kho tàng những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch. Các di tích lịch sử chủ yếu liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược như: Khu ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu...
- Khu ATK Chợ Đồn: Thuộc thị trấn Bằng lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Được xây dựng trong thời kì chống Pháp, ATK Chợ Đồn là một hệ thống đường ngầm với các công sự phòng thủ vững chắc có khả năng chống chịu được bom đạn. Nơi đây ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo trung ương thời kì chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Tại ATK Bắc Kạn, Bác Hồ, đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí Trường Chinh từng sống và làm việc. Trong thời gian ở đây Bác Hồ ra nhiều chỉ thị, sắc lệnh về khen thưởng và cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đến với ATK
61
Bắc Kạn ngoài tìm hiểu về di tích lịch sử truyền thống du khách còn được tìm hiểu khám phá những nét đẹp văn hóa của người dân địa phương.
- Di tích lịch sử Nà Tu: Di tích lịch sử Nà Tu nằm trên quốc lộ 3, cách thành phố Bắc Kạn 10 km về phía Bắc, thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nơi đây được chọn là nơi Tổng đội thanh niên xung phong đóng quân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải phục vụ kháng chiến. Ngày 28/3/1951 trong chuyến đi công tác, Bác Hồ đã đến Nà Tu để hỏi thăm sức khỏe, động viên thanh niên và nhân dân nơi đây, tặng 4 câu thơ bất hủ trở thành nguồn động viên cho thế hệ thanh niên:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
Năm 1996, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã công nhận xếp hạng, xếp hạng di tích lịch sử Nà Tu là di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích được tôn tạo khang trang gồm nhà tưởng niệm Bác Hồ, nhà bia, lán thanh niên xung phong và các công trình phụ trợ. Di tích lịch sử Nà Tu đã vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nước, đoàn viên thanh niên trong cả nước và du khách đến thăm.
Bắc Kạn là cái nôi của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến là nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm căn cứ địa cách mạng. Đây chính là cơ sở để tỉnh phát triển các chương trình du lịch văn hóa về nguồn.
- Di tích lịch sử đồn Phủ Thông: Đồn Phủ Thông, cách ngã ba Phủ Thông 300m (điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 3 và đường 258) thuộc thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, cách thị xã Bắc Kạn 18 km về phía bắc. Tháng 10 năm 1947, quân đội viễn chinh Pháp với gần 1.200 quân đã nhảy dù
62
xuống thị xã Bắc Kạn và tiến quân lên chiếm đóng, xây đồn kiên cố tại Phủ Thông nhằm khống chế và tiêu diệt lực lượng của ta.
Quân ta đã ba lần tổ chức tập kích công đồn Phủ Thông. Đây là những trận công đồn đầu tiên khẳng định bước trở thành của quân đội ta, đồng thời là cuộc tập dượt, rút kinh nghiệm để đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Năm 1996, Bộ Văn hoá - Thông tin (Nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng di tích Đồn Phủ Thông là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
- Di tích chiến thắng Đèo Giàng (Huyện Ngân Sơn):Đèo Giàng nằm trên trục đường quốc lộ 3 đoạn từ Bắc Kạn đi Cao Bằng (Giáp gianh giữa 2 huyện Bạch Thông và huyện Ngân Sơn của tỉnh Bắc Kạn), cách thị xã Bắc Kạn 24km về phía bắc.
Trong Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, nơi đây đã diễn ra trận phục kích và chiến đấu ác liệt của Trung đoàn Thủ Đô tiêu diệt toàn bộ đoàn xe cơ giới của Pháp. Trận đánh thắng lợi vang dội đã ghi thêm một mốc son vào trang sử hào hùng của dân tộc.
Từ chiến thắng vang dội này, Đèo Giàng đã trở thành địa danh lịch sử được Bộ Văn hoá - Thông tin (Nay là Bộ VH – TT - DL) công nhận xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là một trong những điểm tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị của tỉnh Bắc Kạn.
Du lịch lễ hội
Bắc Kạn là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống, bởi vậy nơi đây có thế mạnh về tài nguyên du lịch lễ hội. Đó là một kho tàng văn hóa quý giá của Bắc Kạn nói riêng và nước ta nói chung. Một số lễ hội đặc sắc có giá trị cho du lịch bao gồm:
- Chợ tình Xuân Dương: Hàng năm cứ vào dịp cuối tháng 3 âm lịch đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rỳ lại náo nức mong chờ ngày hội truyền
63
thống của dân tộc mình là ngày hội chợ tình Xuân Dương. Phiên chợ đặc biệt chỉ diễn ra duy nhất vào một ngày trong năm là ngày 25 tháng 3 âm lịch.
Từ sáng sớm tinh sương trên khắp mọi nẻo đường của núi rừng đã thấp thoáng bóng người đi trẩy hội. Đồng bào các dân tộc từ các bản làng lăn lội tới đây không phải để mua bán hàng hóa thông thường. Có lẽ ai khi đến với chợ tình Xuân Dương đều hiểu được ý nghĩa sâu sắc của phiên chợ duy nhất trong năm này. Nét đặc biệt mang tính truyền thống từ xa xưa của phiên tình ở Xuân Dương là chợ họp không có người mua, người bán. Những người đến đây chỉ để tìm lại bóng dáng người xưa, trao đổi tâm tình.
Ngày nay hoạt động giao thông đã thuận lợi hơn, chợ tình Xuân Dương không chỉ đón đồng bào dân tộc tới đây chia sẻ tâm tình mà còn thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách.
- Lễ hội xuân Ba Bể: Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Bắc Kạn, với một kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Hồ Ba Bể đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội xuân Ba Bể lại được tổ chức tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Đây là lễ hội truyền thống đầu năm thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của người dân địa phương.
Vào ngày hội, mỗi xã thị trấn trong huyện đều dựng trại và bày bán đủ thứ đặc sản của địa phương mình. Sáng ngày mồng 10 lễ hội chính thức khai mạc. Mở đầu là màn dâng lễ của các xã. Lễ vật thường gồm xôi, gà, nải chuối, bánh khảo và một chai rượu ngô. Những mâm lễ này được các thôn nữ kính cẩn dâng lên thần núi, thần sông, thần hồ để cầu một năm bình an với mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở. Sau tiếng trống khai hội các tiết mục hát then, đàn tính,… được tấu lên. Lễ hội xuân Ba Bể chính là nơi phô diễn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc địa
64
phương với nhiều trò chơi hấp dẫn như: Đua thuyền, ném còn, biểu diễn múa,…
- Lễ hội Lồng Tồng Na Rỳ: Vào ngày mồng 8 tết hàng năm tại huyện Na Rỳ diễn ra lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày. Người dân sẽ dâng những mâm cỗ do chính mình tự làm, bao gồm 8 mâm, 8 chén, 8 đôi đũa cùng 8 chai rượu. Chủ hội sẽ làm lễ cúng Thần Nông – vị thần cai quản ruộng đồng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, hạnh phúc no ấm cho dân làng. Đêm trước lễ hội lễ rước cỗ diễn ra tại khu đất trống ở bản Pjo xã Lam Sơn. Chỉ với một loại nếp nương người dân ở đây chế biến được 8 – 10 món bánh trên mâm cỗ. Mâm cỗ đầu xuân của ngày hội xuống đồng cũng là mâm cỗ đầy đủ sản vật của 12 tháng với mong ước về một sự no đủ.
Có thể thấy, du lịch lễ hội là một sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn du khách đến với Bắc Kạn.
- Lễ hội Lồng Tồng Bằng Vân: Lễ hội lồng tồng Bằng Vân được tổ chức tại xã Bằng Vân vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, gồm 2 phần lễ và hội.
Lễ hội lồng tồng Bằng Vân được tổ chức tại xã Bằng Vân vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, gồm 2 phần lễ và hội.
Phần lễ cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhân an, vật thịnh, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Phần hội có các trò chơi dân gian như: Kéo co, tung còn, đẩy gậy, đi cầu thăng bằng, bịt mắt bắt dê; hát đối đáp giao duyên shi, lượn (Tày, Nùng), Páo dung (Dao).
Lễ hội lồng tồng Bằng Vân là lễ hội của vùng miền, thu hút rất đông người dân trong khu vực và du khách tham gia.
Du lịch cộng đồng
Loại hình du lịch cộng đồng ở Bắc Kạn nổi lên với bản Pắc Ngòi đã bắt đầu manh nha các hoạt động du lịch cộng đồng từ cách đây hơn 10 năm toàn thôn có gần 100 hộ thì có khoảng 20 hộdân làm du lịch cộng đồng. Các hộ
65
dân rất chú trọng đầu tư cải tạo, mở rộng nhà sàn để đón khách. Ngoài các dịch vụ cơ bản người dân còn cung cấp cho du khách các dịch vụ như: chèo thuyền trên sông Năng, trải nghiệm các công việc hàng ngày của đồng bào từ chài lưới, mây tre đan, chế biến các món ăn truyền thống, dệt thổ cẩm tới làm nhạc cụ. Chỉ tỉnh riêng bản Pắc Ngòi mỗi năm thu hút khoảng 500 lượt khách nước ngoài và 5.500 lượt khách nội địa với thời gian lưu trú 1 đến 3 đêm.Theo bà Quỳnh Mai – chủ CSKDLT Quỳnh Mai cho biết: “Riêng năm 2016 cơ sở lưu trú của tôi đón khoảng 200 lượt khách, chủ yếu là khách du lịch quốc tế. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ cơ sở tôi còn phục vụ các dịch vụ vui chơi, biểu diễn ngoài trời như liên hoan văn nghệ, đốt lửa trại khi khách có yêu cầu. Ngoài ra nhà nghỉ Quỳnh Mai cũng phục vụ thêm dịch vụ dịch vụ vận tải bằng xuồng máy cho du khách thăm quan tại các điểm thăm quan tại vườn quốc gia Ba Bể”.Các phòng nghỉ cho du khách được thiết kế phù hợp đảm bảo đầy đủ tiện nghi cần thiết. Giá cả các dịch vụ được niêm yết công khai, rõ ràng không có tình trạng chặt chém, phá giá, tranh giành lôi kéo du khách. Du khách đến đây có được những trải nghiệm hết sức thú vị như sinh hoạt cùng với người dân, và thưởng thức các sản vật địa phương. Thời gian đầu mô hình du lịch cộng đồng mới chỉ có ở các bản Pắc Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc thì hiện nay đã mở rộng ra các bản khác ở xã Khang Ninh.
Hoạt động du lịch cộng đồng đến nay đã đạt được những thành quả nhất định, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, một bộ phận người dân đã từ bỏ công việc đánh bắt cá, thủy sản, khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ hồ Ba Bể và vườn quốc gia Ba Bể qua đó góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện.
Có được kết quả đó phải kể đến những nỗ lực từ chính quyền địa phương. Ngay từ năm 2005 địa phương đã đầu tư để tôn tạo các nhà sàn cổ, khôi phục nghề dệt thổ cẩm để giúp người dân bảo tổn và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống. Năm 2007, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh
66
Bắc Kạn đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát huy truyền thống làng văn hóa Pắc Ngòi”, đã đầu tư xây dựng mua sắm các thiết bị cho nhà văn hóa cộng đồng qua đây tôn tạo các nhà sàn cổ và bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái. Với sự phối hợp tích cực chặt chẽ của chính quyền địa phương và người dân Pắc Ngòi đã trở thành điểm du lịch lý tưởng đối với du khách.
Địa phương đã 3 lần tổ chức hội thảo có sự tham vấn của các chuyên gia người Nhật trong việc Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bảo tồn môi trường, cảnh quan hồ Ba Bể, gìn giữ nét đẹp truyền thống của cư dân địa phương. Việc phát triển du lịch cộng đồng đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
Mặc dù có nhiều thành công như vậy nhưng so với các tỉnh lân cận du lịch cộng đồng tại Bắc Kạn vẫn còn là một chấm tròn rất nhỏ. Xét về tính hấp dẫn du lịch cộng đồng ở Bắc Kạn hấp dẫn hơn ở Lào Cai trong việc cung cấp nhiều hơn những trải nghiệm đa dạng. Nếu như đến với Lào Cai du khách chủ yếu tìm hiểu không gian văn hóa đa dân tộc thì tới với Bắc Kạn du khách có những trải nghiệm như chèo thuyền kayak, đánh cá trên hồ Ba Bể, treckking trong vườn quốc gia Ba Bể... những trải nghiệm đặc biệt thú vị từ sông, núi, ao, hồ, hang động nối tiếp nhau tạo cho du khách những bất ngờ, háo hức trong suốt chuyến hành trình. Điều này làm nên thế mạnh trong phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Kạn.
Tuy vậy du lịch cộng đồng ở Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn thách thức như:
- Do phải tiếp đón nhiều đối tượng du khách đến từ nhiều quốc gia, vùng miền khác nhau có những tác động làm thay đổi lối sống, phong tục tập quán để đáp ứng nhu cầu của du khách dẫn đến nguy cơ mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống tại địa phương.
67
- Các sản phẩm du lịch bổ sung còn tương đối nghèo nàn đặc biệt là vào ban đêm. Hầu như không có các dịch vụ nào vào ban đêm ngoài đốt lửa trại và liên hoan văn nghệ có thể dẫn đến cảm giác buồn chán cho du khách.
- Việc đầu tư quảng bá các sản phẩm du lịch chưa được chú trọng chủ yếu dựa vào sự quảng bá của các công ty du lịch. Vấp phải điều này do điều kiện và khả năng tiếp xúc với khoa học công nghệ của người dân còn nhiều yếu kém.
- Các cơ sở kinh doanh lưu trú chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ chưa đồng bộ trong cộng đồng theo kiểu mạnh ai người nấy làm.
- Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư đúng mức. Đường giao thông đi lại giữa các xã, huyện, các điểm tham quan du lịch còn nhiều khó khăn.
- Nhận thức chung về việc phát triển du lịch của người dân nơi đây còn rất nhiều hạn chế. Người dân thụ động trong việc làm du lịch (tự phát, không có nhiều hoạt động mang tính chiều sâu).
- Sự phối hợp giữa ban quản lý, các công ty du lịch, người dân chưa thật sự nhịp nhàng, phân chia lợi ích chưa hợp lý. Cộng đồng chưa được hưởng lợi nhiều từ hoạt động du lịch.
- Công tác bảo tồn tài nguyên còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động du lịch mang lại nguồn cầu cao về các loại nông sản quý hiếm khiến cho nhiều người dân tìm cách tận thu những loại nông sản này.
- Các hệ sinh thái bản địa có nguy cơ bị phá vỡ do dân số tại các điểm du lịch có xu hướng gia tăng
Du lịch thăm chợ phiên truyền thống
Du lịch thăm chợ phiên truyền thống là một trong những sản phẩm du