.Thị trường khách du lịch tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 56)

a. Mục đích thăm quan tìm hiểu của du khách

Khách du lịch đến Bắc Kạn có nhiều mục đích khác nhau. Song qua khảo sát thực tế của tác giả luận văn, du khách đến Bắc Kạn với mục đích thăm quan nghỉ ngơi là chủ yếu chiếm hơn 80% du khách được hỏi. Tới với Bắc Kạn du khách mong muốn được trải nghiệm văn hóa bản địa, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử. Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em sinh sống cùng với vị trí địa lý, địa hình phức tạp mà các nơi khác không có với kiểu địa hình núi đá vôi, núi cao tạo nên nhiều cảnh núi non, hang động hùng vĩ, đẹp và hấp dẫn. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thể thao khám phá, đặc biệt là khí hậu mát mẻ trong lành thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước tới tham quan nghỉ dưỡng.

48

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy nhu cầu du lịch tham quan nghỉ dưỡng của du khách chiếm tỷ trọng cao nhất bởi Bắc Kạn có lợi thế về địa hình đồi núi và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đây cũng là loại hình du lịch phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi nói chung, nơi có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên. Nhiệm vụ đặt ra cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lich là cần nghiên cứu về thị trường khách để đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch sao cho phù hợp.

b. Phân kỳ du khách đến Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi chịu nhiều biến động nặng nề của thời tiết khí hậu phân chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô khung cảnh trời đất hữu tình, trăm hoa đua nở, các hoạt động lễ hội diễn ra, bởi vậy du khách cũng tập trung đến với Bắc Kạn vào mùa này.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2016 lượng khách đến Bắc Kạn đông nhất là vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, trùng với thời gian nghỉ tết của các nước phương Tây nên lượng khách này gia tăng đột biến. Hơn nữa đây cũng là thời điểm giáp Tết âm lịch, không khí tương đối lạnh, hoa đào, hoa mai, hoa mận, hoa dã quỳ nở khắp miền sơn cước, khiến du khách vô cùng thích thú. Lượng khách du lịch đến Bắc Kạn giai đoạn này chiếm khoảng 50%. Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là thời điểm các lễ hội truyền thống ở Bắc Kạn diễn ra thu hút lượng lớn khách du lịch, mà chủ yếu là khách du lịch trong nước với mục đích chủ yếu là du lịch tâm linh, lễ hội. Vào tháng 5 đến tháng 8 âm lịch là mùa mưa lũ, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét, ngập lụt diễn ra nên không thuận lợi cho du khách đi du lịch, chỉ chiếm khoảng 15% lượng khách.

c. Nhu cầu lưu trú của du khách

Đối với ngành du lịch, ngày lưu trú của du khách được coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về doanh thu của ngành du lịch, và của các doanh

49

nghiệp kinh doanh lưu trú. Nhu cầu lưu trú của du khách cao hay thấp tỷ lệ thuận với doanh thu từ dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, có thể thấy điều kiện tài nguyên khí hậu không ổn định nên Bắc Kạn chủ yếu đón khách vào mùa khô, nên ngày lưu trú của mùa mưa lũ rất thấp. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật của Bắc Kạn còn bộc lộ nhiều yếu kém nên du khách thường lựa chọn lưu trú ngắn ngày thay vào đó lưu trú nhiều hơn tại các tỉnh lân cận trên suốt chuyến hành trình chinh phục các tỉnh miền núi phía Bắc của mình.

Qua khảo sát thực tế của học viên chỉ có khoảng 50% du khách khi được hỏi lưu trú tại Bắc Kạn với thời gian 2 ngày, khoảng 20 % lưu trú từ 3 ngày. Cho thấy thời gian lưu trú của khách du lịch còn rất thấp.

Thời gian lưu trú của du khách không ổn định trong các mùa, mùa lũ vắng khách dẫn đến tình trạng công suất sử dụng buồng phòng không cao gây lãng phí tài nguyên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh.

Những thực trạng trên cho thấy hoạt động du lịch của Bắc Kạn và khả năng lưu giữ chân du khách còn yếu kém.

d. Lượng khách du lịch đến Bắc Kạn

Hiện trạng khách du lịch đến Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Trong những năm qua Bắc Kạn đã và đang trở thành một điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới thăm quan. Nhìn chung, lượng khách du lịch đến với Bắc Kạn tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định. Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận lượng khách đến Bắc Kạn còn rất khiêm tốn.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển về mặt doanh thu, và nguồn khách của ngành Du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2016

Nội dung

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

* Tổng số (lượt)

150.578 192.852 227.700 245.300 300.000 360.000 400.000

50 - Khách Quốc tế 5.334 8.448 10.030 6.681 9.312 10.000 10.200 - Khách Nội địa 145.480 184.404 217.670 238.619 290.688 350.000 389.800 *Tổng Doanh thu từ khách du lịch (tỷ đồng) 75,289 134,960 161 171 210 252 280

(Nguồn: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Bắc Kạn)

Theo số liệu thống kê của sở Văn hóa– Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2010 khách du lịch đến Bắc Kạn khoảng 150.000 lượt, khách nội địa 145.480, khách quốc tế 5.098. Năm 2012, khách du lịch đến Bắc Kạn ước đạt 227.000 lượt trong đó khách nội địa là 217.670 lượt, khách quốc tế là 10.030 lượt hiệu suất sử dụng phòng buồng đạt 45%. Năm 2012, thị trường khách du lịch nội địa đến Bắc Kạn chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc nhằm mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, một bộ phận lớn tham gia vào du lịch cuối tuần và được chia như sau: Khách du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh chiếm 36.2%; khách du lịch công vụ kết hợp du lịch chiếm 51,2%; khách du lịch văn hóa về nguồn chiếm 12,4% [9, tr.339].

Năm 2015, khách du lịch đến Bắc Kạn là 360.000 lượt, trong đó khách quốc tế 10.000 lượt, khách nội địa 350.000 lượt. Công suất sử dụng buồng lưu trú đạt 40%. Đến năm 2016, khách du lịch là 400.000 lượt, trong đó khách du lịch quốc tế 10.200 lượt, khách du lịch nội địa 389.800 lượt [9, tr. 339]. Công suất sử dụng buồng lưu trú đạt 40%. Như vậy trong vòng 5 năm từ 2010 – 2015 lượng khách du lịch đến với Bắc Kạn tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân đạt 27,7 %.Có thể thấy rằng lượng khách du lịch đến với Bắc Kạn có sự tăng trưởng đều qua mỗi năm. Mặc dù không có bước tiến nhảy vọt song đối với một tỉnh miền núi xa xôi, kinh tế còn nghèo nàn thì đây là dấu hiệu cho thấy ngành Du lịch Bắc Kạn đã có những bước phát triển vượt bậc.

51

Mục đích đi du lịch của du khách chủ yếu là tham quan nghỉ ngơi. Theo kết quả xin ý kiến du khách năm 2016 của tác giả luận văn khi được hỏi 86% khách du lịch đều lựa chọn đi du lịch với mục đích thăm quan nghỉ ngơi. Khách đến với Bắc Kạn chủ yếu là khách du lịch nội địa chiếm khoảng 95% đến từ khu vực Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng Bắc Bộ là chủ yếu, khách quốc tế đến từ các thị trường Nhật Bản, Pháp,...Số ngày lưu trú của du khách tại Bắc Kạn thấp, chủ yếu từ 1 đến 2 ngày. Do đặc điểm các dịch vụ bổ sung và cao cấp tại Bắc Kạn chưa thực sự phát triển đặc biệt là thiếu các quầy hàng sản phẩm lưu niệm, các dịch vụ như massage, spa,.. khiến cho mức chi tiêu vào du lịch của du khách còn thấp.

Rất nhiều du khách đánh giá hoạt động du lịch tại Bắc Kạn đặc biệt là hoạt động du lịch đêm còn rất bình yên, trầm lắng. Nhiều du khách tỏ ra không hài lòng về cơ sở vật chất, kĩ thuật chưa đồng bộ, dịch vụ du lịch còn hạn chế, đơn điệu.

Điều kiện giao thông đi lại trên địa bàn cũng còn nhiều hạn chế, các công trình vệ sinh công cộng còn thiếu là một trong những yêu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách.

Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến một số tỉnh Việt Bắc Đơn vị tính: lượt khách Tỉnh 2014 2015 2016 Cao Bằng 572.321 650.000 741.000 Thái Nguyên 1.801.980 2.110.123 2.564.723 Lạng Sơn 2.267.234 2.321.765 2.411.200 Bắc Kạn 300.000 360.000 400.000 Nguồn: Tổng cục Du lịch

Thống kê trên cho thấy, so với các tỉnh bạn, lượng khách du lịch đến Bắc Kạn hàng năm tuy có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đứng ở vị trí thấp nhất trong vùng. Điều này chứng tỏ các sản phẩm du lịch của tỉnh Bắc Kạn

52

chưa thực sự thu hút đối với du khách. Bởi Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với địa hình đồi núi nhiều đèo dốc hiểm trở đi lại khó khăn. Tỉnh mới tái lập chưa lâu chưa đủ để có điều kiện kiện toàn và phát triển các mục tiêu kinh tế, xã hội, tỉnh vẫn còn là một tỉnh nghèo. Do vậy cho đến nay, ngành Du lịch Bắc Kạn chưa thực sự phát triển. Vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lí nói chung và các nhà chuyên môn nói riêng cần tìm ra giải pháp để xây dựng cho ngành Du lịch Bắc Kạn ngày một phát triển và có thương hiệu riêng.

Do đặc thù vị trí địa lí là một tỉnh miền núi, giao thông liên lạc còn rất nhiều khó khăn chưa có hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, ít hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung nên phần lớn khách du lịch thăm quan du lịch tại Bắc Kạn trong ngày mà không lưu trú qua đêm. Theo khảo sát năm 2016 của học viên cao học để thực hiện luận văn, với số phiếu xin ý kiến phát ra là 250 phiếu, thu về 238 phiếu, khi được hỏi về thời gian lưu trú tại Bắc Kạn chỉ có khoảng 20% du khách có thời gian lưu trú nhiều hơn 2 đêm. Điều này cho thấy thời gian lưu trú của du khách còn thấp, dẫn đến chi tiêu của khách không cao.

Thị trường khách nội địa:Những năm gần đây thị trường khách du lịch nội địa có xu hướng tăng nhanh, và tăng trưởng khá ổn định. Nguyên nhân do kinh tế phát triển đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng nhanh đặc biệt là ở các thành phố lớn, điều kiện về giao thông được nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp giúp cho việc đi lại của người dân được dễ dàng hơn. Năm 2010, thị trường khách du lịch nội địa chiếm 96,6 % tổng lượng khách du lịch trong toàn tỉnh thì đến năm 2016 chiếm 97,4 % tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2010 – 2016 đạt 16,7 % [9, tr. 339]. Nguồn khách nội địa chủ yếu từ các thị trường trọng điểm là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, bởi đây là những thị trường có mức chi tiêu cao và kinh tế sôi động nhất nhì cả nước.

53

Thị trường khách quốc tế:Năm 2010, thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn là 5.334 lượt, chiếm 3,4 % tổng lượt khách toàn tỉnh [9, tr. 339]. Năm 2016, tổng lượt khách quốc tế ước đạt 10.200 lượt chiếm 2,6 % tổng lượt khách [8, tr.339]. Nếu như năm 2013 lượt khách quốc tế đến với Lào Cai đạt khoảng 560.000 lượt, thì Bắc Kạn chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn 6.681 lượt. Hầu hết khách du lịch quốc tế đến với Bắc Kạn với mục đích nghỉ dưỡngvà du lịch mạo hiểm. Giai đoạn 2013 – 2015 lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh so với thời kì trước đó, nguyên nhân do nền kinh tế thời kì này có nhiều biến động, hơn nữa vị trí địa lý lại không thuận tiện, phương tiện giao thông còn hạn chế chủ yếu là đi lại bằng ô tô trong khi khách quốc tế có nhu cầu đi lại bằng máy bay và tàu hỏa cao hơn.

Nguồn khách du lịch đến Bắc Kạn

Theo số liệu thống kê, lượng khách du lịch đến Bắc Kạn tương đối ổn định và tăng dần đều qua mỗi năm. Tuy nhiên so với các tỉnh bạn con số này còn rất khiêm tốn. Là một tỉnh mà nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu nên công tác đầu tư quy hoạch khai thác du lịch còn rất nhiều hạn chế. Hiện nay, hệ thống đường giao thông đã được đầu tư, làm mới và nâng cấp. Tạo điều kiện cho khách nội địa đến với Bắc Kạn từ nhiều tỉnh. Tuy nhiên chủ yếu là từ Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đối với khách du lịch quốc đến, từ 2010 đến nay lượng khách quốc tế đến Bắc Kạn ngày một tăng. Qua khảo sát thực tế khách du lịch đến với Bắc Kạn chủ yếu theo các tour du lịch bằng đường bộ từ Hà Nội, Cao Bằng và các tỉnh nội địa đến.

Thị trường khách quốc tế của Bắc Kạn trong những năm gần đây chủ yếu là từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp họ có sở thích đi du lịch mạo hiểm, tìm hiểu văn hóa bản địa.

e. Đặc điểm và xu hướng của du khách

Đặc điểm của khách du lịch tới Bắc Kạn

54

Hệ thống giao thông của Bắc Kạn còn nhiều khó khăn chưa phát triển hạ tầng đường hàng không. Không những vậy đường xá đi lại còn nhiều khó khăn nhiều đèo dốc dễ xảy ra tai nạn, mùa mưa tình trạng lũ lụt sạt lở diễn ra. Chính vì thế, du khách đến với Bắc Kạn bằng các phương tiên giao thông đường bộ.

Với dòng khách nội địa chủ yếu từ đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh lân cận. Mục đích du lịch chủ yếu là kết hợp họp công vụ, hội nghị, tham quan khám phá, tiềm hiểu văn hóa bản địa. Đa số đối tượng khách này đi du lịch ngắn ngày nên mức chi tiêu cho du lịch rất khiêm tốn.

Không giống như khách nội địa, khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn chủ yếu là tham gia tour du lịch trọn gói hoặc tour từng phần

Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta thấy, nhu cầu lưu trú của du khách hiện nay chủ yếu là lựa chọn hình thức homestay (53%), điều này lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình du lịch cộng đồng ở Bắc Kạn. Du khách thay vì lựa chọn những phòng khách sạn hạng sang họ chọn được hòa mình vào không gian sinh hoạt của cư dân địa phương. Qua đây ta thấy sản phẩm du lịch homestay đang rất hấp dẫn khách du lịch và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. Chính vì vậy, du lịch Bắc Kạn cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư, quy hoạch các điểm du lịch, các bản du lịch cộng đồng để phát huy tối đa lợi thế của địa phương.

55

Xu hướng của khách du lịch đến Bắc Kạn

Do đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên có nhiều cảnh quan núi non hùng vĩ nên xu hướng khách du lịch đến Bắc Kạn chủ yếu với mục đích thăm quan các danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống của những người dân bản địa để hiểu hơn về những nét đẹp truyền thống của họ trong văn hóa, ẩm thực, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng.

Dựa trên thời gian lưu trú của du khách có thể thấy khách du lịch đến Bắc Kạn thường có xu hướng nghỉ lại ngắn ngày. Thông thường du khách đi một hành trình dài tới nhiều tỉnh trong vùng và chọn Bắc Kạn là một điểm dừng chân, lưu lại thăm quan sau đó lại tiếp tục cuộc hành trình tới các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Lạng Sơn.

Cùng với sự tăng trưởng về nguồn khách, doanh thu từ du lịch giai đoạn 2010 – 2016 cũng có sự tăng trưởng đáng kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)