.Giải pháp về phát triển thị trường du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 104 - 105)

Du lịch phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường khách. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay sựu phát triển của thị trường khách quốc tế cần đặc biệt được quan tâm. Cần nghiên cứu tâm lý, sở thích, nhu cầu, thu nhập và mức chi tiêu cho du lịch của các thị trường khách đặc biệt là các thị trường khách trọng điểm.

a) Phát triển thị trường khách du lịch quốc tế

Thị trường khách du lịch quốc tế tại Bắc Kạn hiện nay được xác định gồm 3 nhóm:

- Các thị trường khách mục tiêu (thị trường trọng điểm) cần ưu tiên đầu tư gồm có Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ.

- Các thị trường quan trọng (hạng 2) gồm các nước Singapore, Thái lan, Trung Quốc.

- Các thị trường tiềm năng (hạng 3) có thể mở rộng khai thác là Malaysia, Philippin và các nước khác.

Với các thị trường khách này tỉnh cần tập trung ưu tiên đầu tư vào thị trường khách trọng điểm, chú trọng khai thác thị trường khách quan trọng và dần dần thâm nhập thị trường tiềm năng như thị trường các nước Malaysia,Philippin. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, kết hợp nguồn lực về du

105

lịch của tỉnh để xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường khách.

b) Phát triển thị trường khách du lịch nội địa

Thị trường khách du lịch trong nước là một thị trường quan trọng chiếm tới hơn 90% thị trường khách du lịch Bắc Kạn cho nên hiện nay việc chú trọng phát triển thị trường này là hết sức cần thiết.

Khách du lịch nội địa đến với Bắc Kạn chủ yếu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, các tỉnh trong khu vực Trung du Miền núi Bắc bộ. Dòng khách này đến Bắc Kạn chủ yếu tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Thiết kế các sản phẩm du lịch dựa trên mục đích chuyến đi của họ như du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Mở rộng hợp tác và chú trọng khai thác với thị trường khác thuộc khu vực Trung du Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)