.Nhân lực trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 79)

a. Nhân lực du lịch thường xuyên

Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng số lao động trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có 667 lao động. Những năm gần đây, nhận thức rõ vai trò của yếu tố nhân lực trong ngành du lịch, Bắc Kạn đã chú trọng vào việc nâng cao đội ngũ lao động du lịch về cả số lượng và chất lượng[9, tr. 387] .

Trong đó trình độ đại học: 86; cao đẳng: 27; trung cấp: 65 số còn lại chưa qua đào tạo cơ bản chủ yếu tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn [9, tr. 387]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 trường cao đẳng và một

79

trường trung cấp chuyên nghiệp, tuy nhiên không có cơ sở nào đào tạo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch.

Việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh chủ yếu là từ các dự án như: Dự án phát triển du lịch bền vững khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm tỉnh Bắc Kạn để tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái xuồng,... cho lực lượng lao động trong ngành. Hằng năm, Bắc Kạn cũng có các kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đến năm 2020 đội ngũ lao động phải tinh thông ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên môn.

Nhưng trên thực tế lượng lao động lành nghề có chuyên môn cao vẫn còn thiếu rất nhiều. Nhìn chung nguồn nhân lực của Bắc Kạn hiện nay vừa thiếu về số lượng lại yếu kém về chuyên môn. Trong các đơn vị cơ sở trình độ quản lí thấp, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành.

b. Nhân lực du lịch thời vụ

Du lịch là một ngành kinh tế chịu ảnh hưởng khá rõ nét của tính thời vụ. Điều này cũng tác động tới nguồn nhân lực. Cụ thể vào các tháng 12 âm lịch năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa du lịch lễ hội, lượng khách tăng đột biến tại một số điểm du lịch dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực tạm thời đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí du lịch. nhìn chung do ngành Du lịch ở Bắc Kạn chưa thực sự phát triển nên nguồn nhân lực du lịch thời vụ còn rất ít. Những lao động này hầu hết chưa qua đào tạo, kĩ năng nghiệp vụ kém có thể dẫn đến những phản hồi tiêu cực về chất lượng của sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)