1.7 .Quan niệm về bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch
2.1.4. Tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tính đến nay trên toàn tỉnh Bắc Kạn có 18 danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 02 danh lam thắng cảnh được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia (hồ Ba Bể, động Nàng Tiên), 16 danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh (thác Nà Noọc, động Puông, thác Nà Khoang, động Áng Toòng, thác Tát mạ, động Thẳm Phẩy, động Hua Mạ, hang Thắm Làng, hang Động hun, hang Thắm Phẩy, suối Bản Lù, hang Dơi, hang Thắm Là Pàn, động Minh Tinh, thác Nà Đăng, thác Nà Cà). [9, tr.32]
- Vườn quốc gia Ba Bể: Là một trong số 50 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Vườn quốc gia Ba Bể có diện tích khoảng 44.000 ha chủ yếu nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn
38
khoảng 68 km theo hướng Tây Bắc và cách Hà Nội 250 km về phía Bắc. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/QĐ – TTg ngày 10/11/1992 của thủ tướng chính phủ. Với cảnh quan thiên nhiên kì thú, hệ sinh thái đa dạng năm 1986 vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là di sản văn hóa lịch sử quốc gia. Năm 2004 vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản của ASEAN. Năm 2008 hồ Ba Bể được các quốc gia châu Á đưa vào danh sách 68 khu bảo tồn ngập nước nội địa, ven biển có giá trị đa dạng sinh học và môi trường quốc gia cũng như toàn cầu [27, tr.5].
Đây là khu vực đa dạng về sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi. Nơi đây nổi bật với sự đa dạng của dạng địa hình caxtơ.
- Thác Đầu Đẳng: Thác Đầu Đẳng cách thị trấn chợ Rã (huyện Ba Bể) khoảng 16 km, dài hơn 2 km nằm trên dòng sông Năng tiếp giáp giữa Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang. Nằm giữa hai dãy núi đá vôi có độ cao khoảng 50 m, độ dốc chừng 500 m tạo nên một thác nước kì vĩ hòa cùng với phong cảnh thiên nhiên. Không chỉ vậy tại đây còn xuất hiện loài cá chiên (có con nặng trên 10 kg) là loại cá rất hiếm thấy hiện nay.
- Động Puông: Nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Bể. Động Puông là một hang động lớn ở phía Bắc Việt Nam dài khoảng 300 m cao hơn 30 m được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua núi đá vôi Lũng Nham tạo nên những nhũ đá vôi với hình thù kĩ vĩ bắt mắt. Mặc dù là một điểm dừng chân của rất nhiều khách du lịch đến với vườn quốc gia Ba Bể nhưng động Puông vẫn còn giữ được cảnh vật nguyên sơ. Khi tiến hành nghiên cứu địa chất ở động Puông các nhà khoa học đã phát hiện một hiện tượng địa chất độc đáo là đá vôi chuyển hóa thành đá hoa cương.
- Động Hua Mạ: Cách mặt đất khoảng 300 m là động treo trên núi đá có chiều dài hơn 500 m, vòm chỗ cao rộng nhất khoảng 50 m. Cũng giống như kiểu điạ chất tại động Puông tại đây có rất nhiều nhũ đá đẹp được hình
39
thành qua hàng triệu năm. Đây được coi là một trong những kì quan đệ nhất động.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ: Có diện tích khoảng 14.000 ha là nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên cùng với sự đa dạng sinh học cao, nhiều loại động thực vật quý hiếm.
- Ao tiên: Là một hồ nước nhỏ rộng chừng 3 ha trên đỉnh núi được bao bọc bởi rừng nhiệt đới nên khí hậu ở đây trong lành mát mẻ quanh năm. Tương truyền đây là nơi các nàng tiên thường xuống tắm và chơi cờ. Ao tiên nằm ở góc hồ Ba của hồ Ba Bể nằm lọt thỏm giữa thung lũng của những cánh rừng nguyên sinh, có nhiều mạch nước ngầm nhỏ thông với hồ Ba Bể, đây cũng chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật thủy sinh.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
Ngoài cảnh quan thiên nhiên, các giá trị về văn hóa lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, phong tục tập quán làm nên giá trị văn hóa tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều di tích gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống .
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Cho đến nay, tỉnh Bắc Kạn có 157 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 10 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 147 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. [9, tr. 33]
Di tích lịch sử văn hóa: Bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Nó mang những giá trị tinh thần, tinh hoa văn hóa bởi thế đây là tài nguyên du lịch quý giá của mỗi địa phương, đất nước, dân tộc. Đây là tài nguyên du lịch tạo tiền đề để phát triển loại hình du lịch mang đậm bản sắc dân tộc, có sức hút đối với du khách quốc tế.
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh trong khu vực Việt Bắc. Nơi đây từng là trung
40
tâm căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã lãnh đạo quân và dân nơi đây trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược cùng cả nước. Tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa của từng thời kì lịch sử. Tập trung khai thác những lợi thế trên có thể hình thành nên các chương trình du lịch đa dạng và thu hút. Ngoài ra Bắc Kạn có nhiều di tích đình, đền chùa cổ có thể phục vụ bổ trợ cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh. Tính đến năm 2017 Bắc Kạn sở hữu 432 di sản văn hóa phi vật thể trong đó có 11 di tích lịch sử cách mạng. Một số di tích tiêu biểu đó là: Khu ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu [27, tr. 5].
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là những giá trị tinh thần do bàn tay, khối óc của các dân tộc chung sống ở Bắc Kạn sáng tạo và gìn giữ tới ngày nay. Các tài nguyên này bao gồm: những lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực. Tất cả thể hiện lên nét văn hóa hết sức đa dạng của Bắc Kạn. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Bắc Kạn tham quan, học tập, nghiên cứu và tìm hiểu.
- Lễ hội
Đầu thế kỉ XXI du lịch phát triển đột biến trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của nhiều tỉnh thành, nhiều loại hình du lịch mới ra đời và phát triển mạnh trong đó không thể không nói đến du lịch lễ hội. Các công ty du lịch đã đưa vào chương trình du lịch của mình các chương trình du lịch lễ hội. Là một tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống Bắc Kạn có được sự đa dạng về bản sắc các dân tộc cùng với đó là sự độc đáo trong hệ thống các lễ hội. Đây là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, là tiềm năng du lịch văn
41
hóa của tỉnh. Nhờ những hoạt động của du lịch nhiều lễ hội truyền thống được phục hồi.
Bắc Kạn có một số nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát; có các làn điều dân ca, dân vũ như hát sli, hát then, hát lượn, múa khèn, lễ cấp sắc. Bởi vậy các nhà kinh doanh đã nhanh chóng kết hợp để khai thác xây dựng thành sản phẩm du lịch lễ hội kết hợp tìm hiểu văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc và du lịch lễ hội gắn với nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh các sản phẩm du lịch khác Bắc Kạn cần quan tâm khai thác sản phẩm du lịch lễ hội góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc cùng với đó cũng góp phần bảo tồn những lễ hội truyền thống nơi đây.
Tuy nhiên do thời gian diễn ra các lễ hội chủ yếu tập trung từ khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, có tính mùa vụ rất rõ rệt nên loại hình này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.
Một số lễ hội đặc sắc có giá trị du lịch gồm có:
- Hội Xuân Dương: Thời gian tổ chức 25/3 âm lịch. Địa điểm; Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đặc điểm: Lễ hội của đồng bào Tày, Nùng, Dao, các sinh hoạt văn hóa dân gian: hát dân ca.
- Lễ hội Lồng Tồng: Thời gian tổ chức 10/1 âm lịch. Địa điểm: Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đặc điểm: Lễ hội mùa xuân hàng năm của bà con dân tộc ở địa phương thường được tổ chức ở bên hồ Ba Bể thu hút rất đông người tham dự. Các trò chơi dân gian tiêu biểu cho hội xuân của các dân tộc ít người miền núi Đông Bắc: đẩy gậy, thi kéo co, ném còn, hát giao duyên. Những năm gần đây còn tổ chức thi làng vui chơi làng ca hát giữa hai thôn người Tày và người Dao.
- Lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể: Địa điểm tổ chức tại Hồ Ba Bể nằm ở trung du phía Bắc thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đặc điểm: nơi đây tập trung các dân tộc gồm dân tộc Tày, Nùng, Dao và H'Mông... trong đó dân tộc Tày
42
chiếmkhoảng 61%. Phong tục và văn hóa truyền thống của các dân tộc này đã thu hút rất nhiều du khách từ khắp các nơi trong nước cũng như khách quốc tế.
- Chợ phiên truyền thống
Cũng giống như các tỉnh miền núi phía Bắc khác của nước ta, chợ phiên cũng là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao Bắc Kạn. Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà là còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của người dân nơi đây. Chợ phiên được tổ chức luân phiên 5 ngày một phiên theo ngày âm lịch ở các trung tâm huyện, trung tâm xã và liên xã. Chủ yếu là các mặt hàng tự cung tự cấp do chính người dân làm ra, các sản vật của núi rừng.Điều ấn tượng ở các phiên chợ nơi đây đó là dịp để du khách được chiêm ngưỡng những bộ quần áo dân tộc đủ màu sắc, được hiểu thêm văn hóa của bà con vùng cao. Các phiên chợ không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn rất hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài.
Mặc dù có sự hấp dẫn như vậy, nhưng sản phẩm du lịch thăm chợ phiên truyền thống còn nhiều hạn chế, những nét bản sắc văn hóa truyền thống của các phiên chợ phiên ở Bắc Kạn dần mất đi, do sự phát triển của kinh tế thị trường, kéo theo sự thương mại hóa. Các tiểu thương người Kinh từ miền xuôi tràn lên gây áp lực hàng hóa, không gian họp chợ truyền thống của bà con dân tộc.
- Văn hóa ẩm thực
Đến với du lịch Bắc Kạn, du khách không những được trải nghiệm không gian văn hóa các dân tộc, tham quan khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.
Đặc sản ẩm thực của Bắc Kạn rất phong phú và đa dạng được chế biến từ các nông sản của địa phương như: rau bò khai, rau ngót rừng, măng vầu,
43
chè shan tuyết, trám đen, tôm cá đánh từ sông suối trên địa bàn. Đặc biệt là các món ăn truyền thống như: Bánh khẩu thy, bánh coóc mò, lạp xườn, tôm chua, bánh lá ngải, bánh trứng kiến, bánh gio, cơm lam.
Trong những năm gần đây, với những tiềm năng, thế mạnh du lịch sẵn có, các cấp ngành của tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh. Công tác quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực được quan tâm, khuyến khích các nhà hàng, khách sạn tìm tòi, sưu tầm đưa thêm nhiều món ẩm thực đặc sản địa phương vào thực đơn phục vụ du khách.
- Văn nghệ dân gian
Đến với Bắc Kạn du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức các điệu hát then đặc sắc, các điệu múa sạp múa xòe... tất cả làm nên biểu tượng bản sắc văn hóa của tỉnh vùng cao Bắc Kạn.
- Nghệ thuật hát Then: Trong nhiều loại hình nghệ thuật của Việt Nam, hát then là một loại hình diễn xướng tiêu biểu mang đậm văn hóa của đồng bào dân tộc Tày - Nùng vùng Việt Bắc. Hát then, đàn tính là linh hồn của các hội hè. Việc nhìn nhận đánh giá vị trí của nghệ thuật hát then là một việc làm cần thiết đóng góp trong việc đưa hát then vào trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, hát then xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI vào thời nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng thành quách ở đó. Truyền thuyết kể lại rằng, hai vị quan lại nhà Mạc là Đế Phụng và Đế Đáng rất yêu âm nhạc và ca hát họ đã chế tạo ra đàn tính và lập ra 2 tốp hát để phục vụ cung đình, về sau được lưu truyền rộng rãi ra dân gian.
Với tư cách là một loại hình diễn xướng dân gian hát then đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày - Nùng không thể thiếu trong các lễ hội. Bằng những lời ca, tiếng hát, điệu múa sinh động hát then thể
44
hiện sự ngưỡng vọng biết ơn với các vị thần linh, cầu bình an, ấm no, hạnh phúc. Theo quan niệm xưa, then có nghĩa là thiên – trời, là cầu nối tâm linh chở theo lời thỉnh cầu, mong ước của con người tới thánh thần. Vì vậy vào mỗi dịp trong năm cúng cầu an, giải hạn, cúng tổ tiên, hay mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ đều không thể vắng bóng những giai điệu then. Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, then vốn dĩ ra đời để thực hiện chức năng thờ cúng, chữa bệnh, dùng để cầu tự (cầu con), cầu duyên, hay nối số (kéo dài tuổi thọ). Song những chức năng này không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại, vì thế trong bối cảnh mới, chỉ có thể lưu giữ then cấp sắc mà điển hình là “Lẩu Then” – một hình thức nâng cấp bậc cho then. Muốn then mãi là then chứ không phải bất kỳ thứ gì “nhái then”, cần đặt then trong sự toàn vẹn của nó. [ 37, tr. 78]
Hiện nay hát then có nhiều biến đổi so với trước kia, ngoài các làn điệu then cổ thường được trình diễn ở các buổi lễ tín ngưỡng với các nghi thức nhất định đã xuất hiện nhiều làn điệu cải biên để thích ứng trong các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ cộng đồng. Như vậy hát then không chỉ là một loại hình nghệ thuật dân gian quen thuộc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái mà đã trở thành quen thuộc đối với các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Ngày 25/4, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học Di sản Then Bắc Kạn và việc xây dựng hồ sơ quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái” trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ Quốc