Chuyển động máy như người đồng hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách quay phim của emmanuel lubezki trong 3 bộ phim children of men, gravity và the revenant (Trang 75 - 78)

Chương 3 : TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG PHIM CỦA EMMANUEL LUBEZKI

3.3 Điểm nhìn đa dạng

3.3.2 Chuyển động máy như người đồng hành

Sau những phân tích ở phần 2.2, thật dễ dàng để chúng ta thấy tính chất đồng hành của máy quay với nhân vật. Trong nhiều trƣờng hợp, ta có cảm giác máy quay tham gia vào một vũ điệu cùng với nhân vật, bởi sự luân chuyển vị trí, tiến lùi, sang ngang liên tục do vận động của nhân vật tạo ra. Điều đặc biệt là, trong các cảnh có hành động của nhân vật, máy quay luôn ở vị trí có độ cao ngang bằng với nhân vật. Nhờ vậy, khán giả đƣợc nhập vai vị trí ngƣời đồng hành thông qua máy quay.

Children of Men có một đặc trƣng trong các cảnh phim đi theo nhân vật, là sự

rung lắc của khuôn hình, thể hiện rõ bƣớc chân của ngƣời quay. Vì vậy, nó tạo ấn tƣợng rất rõ về việc máy quay nhƣ một ngƣời đồng hành, đi theo hành trình của Theo.

00:41:02 – 00:41:29: cảnh Theo nghe trộm nhóm khủng bố tranh cãi. Máy quay có góc nhìn tự do, bắt lấy sự lén lút của Theo, một mặt quan sát Theo, một mặt theo dõi nhóm khủng bố. Đến 41:57: Máy quay di chuyển vào gần, một lần nữa chia đôi khung hình Theo–bọn khủng bố. Và đến 00:42:15 thì tiếp cận sát hơn, đứng ở vị trí tự do hơn Theo, tò mò khám phá thái độ, âm mƣu của Luke. Nhƣ vậy, con mắt của máy quay tuy song hành cùng Theo nhƣng tự do quan sát. Nhờ vậy, thông qua máy quay, ngƣời xem đƣợc chứng kiến hình ảnh của câu chuyện rõ ràng hơn cả nhân vật chính. Máy quay ở đây đã mang đến quyền năng chứng kiến nhƣng không phải là toàn năng (nếu không, Emmanuel Lubezki có thể đã lựa chọn thực hiện các cảnh phim ở bên trong căn phòng với nhóm khủng bố), mà là từ góc độ của một ngƣời đồng hành.

Ở 00:43:54, máy quay đi theo cuộc trốn chạy của Theo khỏi trang trại của Đảng Cá, độ cao máy đặt thấp, ngang bằng với độ cao mắt nhìn của Theo, vì nhân vật lúc này đang đi lom khom để tránh bị phát hiện. Điều khác biệt, là khi Theo rụt xuống (không quan sát đƣợc hai ngƣời ở phía bên kia cửa sổ) thì máy quay vẫn thu nhận toàn bộ cuộc trò chuyện và hình ảnh hai ngƣời đó. Sau đó, máy quay tiếp tục đi theo Theo ở vị trí thấp nhƣ đang trốn.

giật lùi lại. Hành động máy thú vị này mang lại cảm giác khác hẳn so với việc chỉ có chủ thể giật mình trong khi máy vẫn tĩnh. Nó mang lại cảm giác, cảm xúc thực sự của máy quay, thay vì chỉ là một công cụ ghi hình lạnh lùng.

Với vị trí ngƣời đồng hành, máy quay cũng theo dõi sát sao những gì nhân vật chú ý. Ví dụ: ở 01:11:35, khi vào đến trại tập trung, Theo nhìn lên bức tƣợng để tìm vị trí Maricka, khi đó, máy quay cũng lia lên theo hƣớng Theo nhìn.

Trong Gravity, chính sự không trọng lực và tính vô định của các vật thể khiến

chúng ta rất khó phân biệt sự khác biệt giữa vị trí của ngƣời đồng hành – máy quay với điểm nhìn khách quan mang tính toàn tri. Ví dụ: ở cảnh 00:21:46 - 00:24:09, máy quay đứng ở bên ngoài tàu vũ trụ, đợi cho 3 ngƣời đến gần mới tiếp cận, sau đó, đi theo hƣớng nhìn của ba ngƣời vào khoang lái, quan sát đồ chơi bay lơ lửng ở bên trái Ryan, rồi quay cảnh xác chết va vào Ryan. Vẫn trong cảnh phim, máy quay quay một vòng 360 độ để nhìn thấy cuộc trò chuyện của Matt và Ryan, rồi tiếp tục lƣớt đến gần, tiếp cận sát vào bàn tay Matt và di chuyển sang phải, vẫn giữ hƣớng bàn tay chỉ, len vào giữa Matt và Ryan. Đến cuối cảnh, khi Matt và Ryan rời đi, máy quay vẫn ở lại cạnh tàu vũ trụ. Nhƣ vậy, chúng ta vừa thấy máy quay nhƣ một cá nhân tự chọn vị trí để quan sát gần nhất những điều xảy ra với nhân vật, mặt khác, hoặc quan sát xa nhất để bao quát toàn bộ. Mặt khác, nó cũng lựa chọn góc nhìn phi logic, (từ ngay phía trên bàn tay Matt) để quan sát điều nhân vật nói đến, tức là điểm nhìn toàn năng.

Tuy vậy, trong phim vẫn có những thời điểm Emmanuel Lubezki để cho hình ảnh xác nhận máy quay có vị trí của một ngƣời đồng hành:

00:36:05: Máy quay đang quan sát Ryan bị choáng váng vì thiếu oxi thì lia sang phải theo hƣớng nhìn của Ryan, về phía Matt. Nếu xem không kỹ, ta dễ nhầm với điểm nhìn của Ryan, nhƣng sau đó, máy quay lia trở về Ryan (trong khi không có sự dịch chuyển vị trí máy quay theo phƣơng ngang nhƣ các cảnh từ điểm nhìn nhân vật thông thƣờng).

00:37:36: Máy quay quan sát Ryan vào phòng điều áp, tăng oxi. Khi Ryan lùi ngƣợc về phía sau, máy quay không nhìn theo mà tiến đến gần bảng điều khiển để

xem chỉ số oxi rồi mới lia phải trở lại Ryan. Đó là sự lựa chọn của một ngƣời đồng hành, chứ không phải từ một góc nhìn toàn tri.

00:39:59: Máy quay đi theo Ryan trong hành lang nối liền các khoang, nhƣng trong quá trình đó, vẫn tự thu nhận những chi tiết trên đƣờng đi: đốm lửa ở bảng mạch, màn hình cảnh báo cháy.

01:20:13, máy quay đi theo Ryan từ trong Thần Châu bơi ra ngoài, ở 01:20:40, máy quay đến gần Ryan nhƣng không theo dõi toàn bộ việc Ryan cởi bộ đồ du hành, mà dõi theo con ếch bơi lên phía trên mặt nƣớc, sau đó mới trở lại Ryan.

Với The Revenant, ngoài sự tiếp cận của máy quay với hoàn cảnh của Glass

trong Nút thắt kịch tính thứ 1, ta có thể thấy ở 00:54:17 và 00:54:54, máy quay ở độ cao thấp, ngang bằng với mặt đất để ghi nhận những nỗ lực của Glass khi bò đi tìm xác con trai. Nếu Emmanuel Lubezki sử dụng điểm nhìn toàn tri, ta có thể xem cảnh này từ góc nhìn từ trên cao xuống. Việc máy quay luôn sát bên Glass ở bên trái hoặc phải của nhân vật ở góc máy ngang tầm khiến ngƣời xem dễ dàng chứng kiến sự chật vật, đau đớn của nhân vật.

Và chính ở vai trò quan sát, đồng hành, nhân vật hoàn toàn có thể nhìn thẳng vào máy quay/khán giả nhƣ nhìn vào ngƣời bạn đồng hành mà họ biết có sẵn ở đó. Máy quay ở vị trí chứng kiến của nó, mà không cần giải thích hành động của nhân vật. Nhƣng khán giả nhận thức rất rõ về vị trí ngƣời đồng hành của mình. Ví dụ:

Gravity:

00:50:30: Máy quay đối diện với Ryan, cỡ cảnh cận hẹp. Nhân vật nhìn thẳng vào ống kính máy quay trong vài giây, sau đó quay trở lại với công việc.(Nếu để kiểm tra xem cơn mƣa mảnh vụn vệ tinh đã trở lại chƣa, nhân vật sẽ phải nhìn ngƣợc lại 45 độ nữa, nhƣ chúng ta thấy ở đoạn sau.)

The Revenant:

Ở cảnh cuối cùng - 02:26:09, khi Glass kết thúc hành trình trả thù đầy gian khổ, anh ta nhìn thấy sự xuất hiện nhƣ dẫn dắt của ngƣời vợ quá cố ở phía trƣớc, đột ngột Glass nhìn thẳng máy quay - khán giả. Ở đây, khán giả nhận ra Glass đã biết sự ghi nhận của khán giả đối với cả hành trình của anh ta. Dù khán giả không

trông đợi sự biết đó, nhƣng cái nhìn của Glass buộc khán giả phải suy nghĩ về mối quan hệ giữa nhân vật với máy quay/khán giả - ngƣời chứng kiến.

Đối với Children of Men, mặc dù không có cảnh nào nhân vật chính nhìn thẳng vào máy quay, nhƣng ở Cao trào, khi Theo chạy vào chiếc xe buýt để tránh đạn, gây nên cái chết của một số ngƣời trong xe, có một chi tiết thú vị. Ở 01:27:04, máy quay lia sang trái để xem thiệt hại và phản ứng của những ngƣời đang trốn, đến 01:27:05, ngƣời phụ nữ ở phía bên phải chỉ tay vào ngƣời chạy sau – máy quay la ó (Theo đã chạy trƣớc). Nhƣ vậy, không nghi ngờ gì, những nhân vật phụ này đã xác nhận sự có mặt của ngƣời đồng hành – máy quay.

Ở những thời điểm trên, khi ý thức đƣợc vị trí đồng hành của mình, khán giả nhận ra mình không phải là ngƣời quan sát có vị trí toàn năng, nằm ngoài sự nhận thức của nhân vật chính, chính vì vậy, những khoảnh khắc mà máy quay và nhân vật chính “nhìn nhau”, cũng nhƣ máy quay bị nhân vật phụ nhìn thấy chính là đã nhấn mạnh cảm giác đồng hành thực sự, và đặt khán giả vào vị trí ngƣời trong cuộc. Và qua ánh mắt đó, ngƣời xem đã bị buộc vào mối dây vô hình liên kết với nhân vật, cũng nhƣ bối cảnh trong phim. Những chi tiết này, đã đẩy tính đối thoại của hình ảnh phim do Emmanuel Lubezki thực hiện lên một mức cao hơn so với phim của nhiều đạo diễn hình ảnh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách quay phim của emmanuel lubezki trong 3 bộ phim children of men, gravity và the revenant (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)