Cảnh quay dài là một trong những đặc trƣng trong các bộ phim của Emmanuel Lubezki. Trong cả ba bộ phim đƣợc nghiên cứu, những trƣờng đoạn quan trọng nhất, đánh dấu sự kiện chuyển biến của phim nhƣ Cảnh biến cố khởi đầu, Nút thắt kịch tính thứ 1, Nút thắt kịch tính thứ 2 và Cao trào đều sử dụng cảnh quay dài nhƣ
một công thức. Trong đó, trƣờng đoạn Biến cố khởi đầu và Cao trào luôn là mộthoặc haicảnh phimcó độ dài ấn tƣợng.
Nếu coi “phim ảnh là sự thể hiện thời gian thực của cuộc sống” nhƣ André Bazin đã chứng minh [1, tr.347] thì các cảnh quay dài do Emmanuel Lubezki thực hiện đã thể hiện hiệu quả ấn tƣợng của tham vọng đó. Cũng chính André Bazin tin rằng “lý thuyết cốt lõi của cảnh phim dài đó là việc sử dụng lâu dài và tập trung sâu sắc sẽ không hạn chế quá trình nhận thức của khán giả. Cảnh phim dài sẽ sản sinh quá trình tự nhiên của dòng chảy tự nhiên thực sự của sự vật, và do đó nó thực tế hơn”[26, tr.541].
Theo David Bordwell và Kristin Thompson, sau khi phim tiếng xuất hiện thì độ dài trung bình một cảnh phim là khoảng 10 giây. Trong khi đó, trong các cuộc thi phim ngắn, một bộ phim ngắn đƣợc định nghĩa là có độ dài tối thiểu 4 phút, tối đa 7 phút [38]. Theo thống kê của chúng tôi, cảnh quay dài nhất trong 3 bộ phim đƣợc lựa chọn là cảnh mở đầu của Gravity với 12 phút 28giây, tức là gấp đôi thời lƣợng một phim ngắn trung bình và gấp cả trăm lần thời lƣợng của một cảnh phim trung bình. Cũng chú ý là các cảnh phim đƣợc gọi là cảnh quay dài này đƣợc xác định bằng thời điểm cảnh phim bắt đầu và kết thúc trên màn ảnh, không dựa vào thời lƣợng hay số lƣợng cú quay thực tế ở hậu trƣờng. Đáng nói là những cảnh phim có thời lƣợng từ 1 phút trở lên trong ba bộ phim có tần suất khá cao. Children of Mencó 11 cảnh phim có thời lƣợng 1 phút trở lên, Gravity có 12 cảnh phim, còn với The Revenantlà 24 cảnh.
Về độ dài trung bình cảnh phim, theo ghi chú của James Udden (2009), độ dài trung bình cảnh phim củaChildren of Menlà hơn 15 giây, và cả bộ phim chỉ có tổng cộng 375 cảnh [24]. Tuy theo tính toán của chúng tôi là 379cảnh [Phụ lục, tr. 14], trong tổng thời lƣợng 1 tiếng 39 phút 20 giây (không tính phần giới thiệu và chạy chữ cuối), nhƣng với con số độ dài trung bình cảnh phimchênh lệch không nhiều (15,7 giây), thì chúng tôi vẫn có chung nhận định với Udden rằng bộ phim này có sự khác biệt rõ ràng khi so sánh với độ dài trung bình cảnh phim của hầu hết các bộ phim Hollywood đƣơng đại là dƣới 4 giây, và thƣờng có tổng cộng hơn 1000 cảnh
[40]. Gravitycòn ấn tƣợng hơn với 191 cảnh [Phụ lục, tr. 29] tức là độ dài trung
bình cảnh phim là 28,5 giây. Với The Revenant, với 572 cảnh [Phụ lục, tr. 66] trong thời lƣợng 2 tiếng 25 phút 22 giây, độ dài trung bình cảnh phim là 15,2 giây. Nhƣ vậy, cả ba bộ phim này của Emmanuel Lubezki đều có thời lƣợng cảnh phim trung bình dài từ gấp rƣỡi cho đến 2,5 lần so với cảnh phim trung bình của thời kỳ đầu của phim có tiếng, và gấp nhiều lần so với phim Hollywood đƣơng đại. Số lƣợng cảnh phim vì thế cũng giảm xuống còn 1/5 đến 1/2 so với phim thông thƣờng.
Chúng ta cũng hiểu rằng độ dài của câu chuyện khác hoàn toàn với độ dài cốt truyện và độ dài phim. Đã cónhiều bộ phim sử dụng cảnh quay dài(long take) với mục đích thể hiện sự chuyển biến của thời gian với nhiều mốc thời gian trong cùng một cảnh (Notting Hill), hoặc sự khác biệt của nhiều vị trí trong một bối cảnh, thể hiện sự trình diễn có tính sắp đặt về một sự kiện lịch sử với nhiều địa điểm hơn là câu chuyện cá nhân của nhân vật chính(Atonement). Nhƣng đối với các cảnh quay dài do Emmanuel Lubezki thực hiện, có thể nói là nhà quay phim cố gắng thể hiện hầu hết theo thời gian đúng nhƣ diễn biến thực tế khi sự kiện diễn ra, hay thực hiện chức năng nhƣ Bazin nhận xét: “Máy quay mang tính khách quan về thời gian… Giờ đây, lần đầu tiên, hình ảnh của sự vật khớp với hình ảnh của diễn biến, thay đổi của nó, giữ nguyên nhƣ nó đã thế” [1, tr.257]. Và cũng chính vì vậy, các cảnh quay dài, gắn kết liên tục cả về thời gian, địa điểm của sự việc diễn ra với nhân vật là yếu tố quan trọng, góp phần làm nên tính tự nhiên của ba bộ phim.
Trong trƣờng hợp nghiên cứu ba bộ phim này, chúng tôi đánh giá các cảnh quay dài là các cảnh phim liền mạch có độ dài thấp nhất là 29 giây trở lên (lớn hơn độ dài trung bình của cảnh trong phim Gravity).
2.1.1 Children of Men
2.1.1.1Biến cố khởi đầu
Trong bộ phim Children of Men, cảnh Biến cố khởi đầu kéo dài từ 00:26:14
cho đến 00:30:20, tức là 4 phút 6 giây. Đây không phải cảnh dài đầu tiên trong phim (cảnh mở đầu phim có thời lƣợng 1 phút 30 giây), nhƣng cảnh dài này với những biến chuyển kinh hoàng diễn ra liền mạch tác động rất mạnh mẽ đến ngƣời xem.
Nội dung cảnh Biến cố khởi đầu [Phụ lục, tr. 4]:
- Theo ngủ ngáy bị nhắc nhở, Julian ngáp dài, hai ngƣời tán gấu về thói quen tình dục, về thành tích hoạt động xã hội của Theo trong quá khứ.
- Julian cùng chơi trò chơi với Theo
- Chiếc xe bị phục kích bởi xe cháy và nhóm ngƣời chạy bộ - Xe máy lao đến, bắn vào cổ Julian
- Theo đạp cửa khiến hai ngƣời trên xe máy ngã xuống đƣờng - Kính chắn gió vỡ, Julian hấp hối
- Xe cảnh sát xuất hiện, đuổi theo, Luke ra khỏi xe, bắn hai cảnh sát - Chiếc xe phóng đi, để lại xác hai cảnh sát trên đƣờng
Nhƣ vậy, chỉ trong một cảnh phim nhƣng có hơn chục chi tiết có thể trở thành các cảnh riêng. Mỗi chi tiết đó lại bao gồm rất nhiều hành động của 5 ngƣời ngồi trên xe. Nếu là một bộ phim hành động thông thƣờng, cảnh phim này dễ dàng chuyển thành 20 cảnh phim với thời lƣợng ngắn, cắt cảnh sớm để tạo cảm giác diễn biến nhanh, gấp gáp.
Và các chi tiết thay đổi liên tục về tính chất, mức độ nghiêm trọng. Từ những câu chuyện tán gẫu thông thƣờng, tạo cảm giác thân quen và an toàn đến cái chết đột ngột của Julian cùng cú ngã xe dữ dội, và cuối cùng là sự thách thức chính quyền (bắn hai ngƣời thi hành công vụ).
Rõ ràng, cảnh phim này rất thành công ở việc khiến ngƣời xem vừa bất ngờ, vừa sốc, vừa sợ hãi vì diễn biến diễn ra liên tục. Điều khủng khiếp là ngƣời xem phải chứng kiến cái chết khốc liệt (bị bắn vào cổ) của một ngƣời diễn ra ngay trƣớc mắt mà họ không thể làm gì. Khán giả trở thành nhân chứng bất đắc dĩ cho một tội ác, chứng kiến một ngƣời hấp hối mà không thể can thiệp. Cảm giác bất lực còn nguyên trong khi họ không thể ngừng xem vì các diễn biến vẫn tiếp tục với mức độ nghiêm trọng càng lúc càng tăng. Việc “khóa” khán giả trong cảm giác khó chịu mà cực kỳ thực tế này (vì không có một lần cắt cảnh nào trong suốt hơn 4 phút sự việc diễn ra) mang đến một sự khó chịu, sự đồng cảm với bầu không khí hoảng loạn, choáng váng của nhân vật trong phim.
Chúng ta có thể thấy đã có nghiên cứu đánh giávề tác động của cảnh quay dài trong trƣờng hợp này. Đó là sự “trì hoãn và đau đớn khi ở bên cạnh một ngƣời sắp chết” và “trải nghiệm cảm giác mất mát một cách thực tế hơn, để liên hệ với các mất mát khác (trong phim)”[15].
Cảnh phim này cùng với cảnh nổ bom đầu phim đã chỉ ra các hệ quả tàn khốc của chủ nghĩa khủng bố, cũng nhƣ làm rõ các mâu thuẫn sâu sắc của các đảng phái chính trị trong bối cảnh phức tạp của phim. Từ đó chỉ ra tƣơng lai hết sức mờ mịt cho nhiệm vụ của Theo. Từ cuộc đi trên dây về chính trị để kiếm tiền (bằng cách lấy giấy thông hành cho vợ cũ)của một nhân viên hành chính công vụ,số phận của Theo chuyển sang cuộc chạy đua nghiêm trọng vì tƣơng lai nhân loại, có thể đánh đổi bằng mạng sống.
2.1.1.2 Cao trào:
Cảnh phim này kéo dài từ 01:25:51 đến 01:30:08, thời lƣợng là 5 phút 17 giây. Trong đó, gần nhƣ bao trọn diễn biến Theo và Kee chạy trốn trong trại tập trung, đồng thời với hoạt động khởi nghĩa của Đảng Cá. Xung đột đỉnh điểm và việc giải quyết xung đột đều đƣợc bố trí trong cảnh phim này.
- Nhóm của Theo chạy theo tay súng ngƣời Nga ra đƣờng - Nhóm của Theo bị Đảng Cá bắt gặp.
- Tay súng Nga bị hành quyết
- Đảng Cá bị phản kích, Theo chạy trốn cùng Maricka - Theo nhào vào chỗ trú ẩn bên kia đƣờng
- Theo chạy vào chiếc xe buýt bên đƣờng
- Đảng Cá nã súng, máu bắn lên ống kính máy quay
- Xe tăng bắn pháo vào sảnh tòa nhà, Theo chạy về phía tòa nhà - Ngƣời tị nạn bị quân chính phủ xả súng
- Xe tăng bị bắn bằng tên lửa cầm tay, quân chính phủ bắn pháo vào tòa nhà - Theo chạy vào sảnh, leo lên cầu thang
- Theo lên tầng 2, rẽ trái
- Theo lên tầng 3, rẽ trái theo tiếng khóc trẻ con - Theo tiếp cận đƣợc hai mẹ con Kee
- Theo dẫn ra Kee ra khỏi bức tƣờng, bị Luke bắn
Nhƣ vậy, hành trình giải thoát cho Kee của Theo từ khi bị bắt gặp đến khi tìm lại đƣợc chỉ diễn ra trong đúng 5 phút 17 giây, nhƣng trải qua rất nhiều tình huống kề cận ranh giới sống - chết. Khán giả có thể chứng kiến hàng chục cái chết xung quanh Theo, từ cái chết đơn lẻ của tay súng ngƣời Nga, đến chết hàng loạt nhƣ phiến quân hay ngƣời tị nạn. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, hành trình của Theo cũng có thể dừng lại vì tên bay đạn lạc.
Cảnh phim có thời lƣợng dài và liên tục nhƣ vậy đem đến một thế mạnh, là bên cạnh việc kể mạch chuyện chính (cuộc giải cứu của Theo), nó vẫn mô tả đƣợc diễn biến xung quanh, những số phận bên ngoài mạch chuyện chính mà không rời xa Theo. Chúng ta có thể quan sát và lập tức hiểu một nhân vật ngoài lề chết do viên đạn từ hƣớng nào, mà không cần một cảnh chuyển. Điều đó cũng làm tăng tính khốc liệt của hoàn cảnh mà Theo trải qua, đồng thời, giúp ta hiểu tính anh hùng trong hành động của nhân vật này. Theo còn chƣa bị hạ gục bởi cuộc chiến, là máy quay còn chạy theo, cho đến khi anh tìm đƣợc Kee. Trong khi đó, nếu có cắt cảnh, khán giả sẽ có thể đặt câu hỏiliệu nhân vật này có một giây phút nào nao núng, tạm ngừng việc tìm kiếm Kee hay không. Và cũng chính việc loại bỏ các cú cắt cảnh, cùng việc duy trì các rung lắc (mà khán giả dễ dàng hiểu là theo nhịp bƣớc chân của ngƣời quay phim), đã khiến khán giả có cảm giác đang xem một thƣớc phim phóng sự chiến trƣờng trên truyền hình. Ranh giới của việc dàn dựng bị xóa mờ, dễ khiến ngƣời xem tin vào thứ họ nhìn thấy hơn.
Cùng với đó, trong một cảnh dài này, khán giả liên tục chạy theo Theo qua hàng loạt các khoảng không gian khác nhau (đƣờng phố, xe buýt, sảnh tòa nhà, hành lang, các căn phòng). Việc thay đổi không gian góp phần tạo sự cuốn hút cho cảnh phim, nhƣng ngƣợc lại, cảnh phim diễn ra liên tục cũng giúp giảm cảm giác sắp đặt trong dàn cảnh giữa các không gian.
2.1.2.1 Biến cố khởi đầu
Điều đặc biệt của phim Gravity là cảnh mở đầu phim cũng chứa đựng cả Biến cố khởi đầu, diễn ra từ 00:00:40 – 00:13:08. 10 phút 31 giây cho máy quay thể hiện hình ảnh một môi trƣờng gần nhƣ vô cực, không có điểm tựa mặt đất, không có cơ sở để định hƣớng chính xác các phía trái – phải – trên – dƣới của đối tƣợng. Quả là một thách thức với bất kỳ nhà quay phim nào.
Tại sao Emmanuel Lubezki và đạo diễn Alfonso Cuarón lại chọn sắp đặt một cảnh quay dài ấn tƣợng ở ngay đầu phim? Ngoài các mục đích góp phần xây dựng truyện phim, thì có một lý do, là bởi Emmanuel Lubezki có thể thực hiện cảnh phim đó, với các tác động mà đạo diễn mong đợi.
Cơ sở để Emmanuel Lubezki tạo nên sự khác biệt cho một cảnh quay dài đến vậy là sự thay đổi đối tƣợng quay liên tục. Sự thay đổi này cũng kéo theo việc thay đổi cỡ cảnh và giúp chuyển tải diễn biến chuyện phim.
Các đối tƣợng lần lƣợt xuất hiện trong khuôn hình trong 10 phút 31 giây [Phụ lục, tr. 15] theo thứ tự:
- Trái Đất - Phi thuyền - Matt Kowansky
- Phi thuyền - Kính thiên văn vũ trụ Hubble - Shariff
- Thanh chắn kỹ thuật - Shariff và Matt - Matt
- Cấu kiện kỹ thuật - Ryan Stone - Cấu kiện kỹ thuật - Matt
- Matt và Ryan - Đinh ốc và tay Matt
- Matt và Ryan - Matt
- Móc của dây bảo hiểm - Trái Đất - Matt và Ryan - Matt - Trái Đất - Matt - Matt và Ryan - Ryan - Matt và Ryan - Matt
- Cơn mƣa mảnh vỡ vệ tinh - Cấu kiện kỹ thuật
- Matt
- Matt và Ryan - Matt
- Matt và Ryan
- Kính thiên văn vũ trụ Hubble - Ryan
- Cấu kiện kỹ thuật
- Ryan – Cấu kiện kỹ thuật (đảo nhau liên tục) - Bàn tay Ryan
- Ryan
Trên đây là các đối tƣợng chính xuất hiện trong khuôn hình theo thứ tự thời gian. Ngoài ra, để đảm bảo tính tiếp nối của mạch phim, vẫn có các đối tƣợng khác nằm trong khuôn hình, trở thành hậu cảnh cho đối tƣợng chính (nhƣ nhân vật Shariff, Kính thiên văn vũ trụ Hubble hay các cấu kiện kỹ thuật). Ngoài ra, trong một số khoảnh khắc, các đối tƣợng phụ (thanh chắn kỹ thuật – 00:03:38, Matt – 00:03:55,
00:11:33…) gạt qua khuôn hình, có tác dụng nhƣ một cú cắt không rõ ràng, một sự đổi thay về hình ảnh, tránh cho khán giả khỏi sự chìm đắm và cảm giác buồn ngủ. Trong suốt bộ phim, ta sẽ còn gặp cú gạt kiểu nhƣ vậy nhiều lần bằng các vật dụng khác nhau (bộ phận của trang phục phi hành gia, dây bảo hiểm…). Ngay cả việc lựa chọn đối tƣợng chính trong mỗi khuôn hình, ngoài việc dẫn dắt diễn biến chuyện phim, giới thiệu cơ bản về cá tính, công việc của từng nhân vật, thì sự xuất hiện của đối tƣợng phụ ở hậu cảnh của đối tƣợng chính chính là các mối nối cho các diễn biến tiếp theo. Và khi các mối nối này xuất hiện liền mạch trong cùng một cảnh phim, cũng sẽ xóa nhòa khả năng sự theo dõi bị gián đoạn. Lúc này, Emmanuel Lubezki đã điều khiển mạch theo dõi của khán giả bằng một cú quay duy nhất. Ví dụ: ở 00:08:18: Shariff nhảy lên đùa nghịch ở hậu cảnh, thì ở 00:12:20, gần nhƣ ở đúng vị trí này, Shariff bị hạ gục bởi mảnh vỡ vệ tinh. Những hiệu ứng kiểu vòng lặp nhƣ vậy giúp khán giả không bối rối bởi sự liên tục thay đổi góc quay khi theo dõi mạch phim.
Mỗi sự xuất hiện của một sự vật/ đối tƣợng trong khuôn hình đều có tính toán chi tiết từng giây một, tạo nên nhịp điệu của sự chuyển-cảnh-giả. Hai yếu tố trên kết hợp nhuần nhuyễn với âm thanh nền, nội dung hội thoại, sự tính toán chi tiết thời gian xuất hiện cho mỗi đối tƣợng là một trong cácgiải pháp quan trọng để Emmanuel Lubezki tạo nên mạch phim liền mạch, hợp lý mà không nhàm chán.
Điều đáng chú ý thứ hai là việc tính toán thời lƣợng cảnh phim.
Từ phút thứ 00:00:39 đến 00:04:31 dành cho việc giới thiệu bối cảnh ngoài không gian, và các nhân vật có trong phim, giúp khán giả có cảm giác họ đang thăm dò, từ từ tiếp cận, đi vào không gian chuyện phim.