Điểm nhìn nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách quay phim của emmanuel lubezki trong 3 bộ phim children of men, gravity và the revenant (Trang 72 - 75)

Chương 3 : TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG PHIM CỦA EMMANUEL LUBEZKI

3.3 Điểm nhìn đa dạng

3.3.1. Điểm nhìn nhân vật

3.3.1.1Children of Men:

Trong trƣờng đoạn cuộc họp của Đảng Cá để quyết định tƣơng lai của Kee, có các đoạn 00:37:58, 00:40:13 mà khuôn hình chính là từ điểm nhìn của nhân vật, các cảnh phim này đã góp phần đặt ra hai luồng cảm nhận song song. Một bên là các thành viên Đảng Cá nghi ngờ phủ nhận sự có mặt và vai trò của Theo, một bên là con mèo con đùa nghịch, nhảy lên ống quần Theo. Và nếu căn cứ vào các cảnh trƣớc đó, chúng ta để ý thấy Theo rất thu hút động vật (mèo ở nhà Jasper, chó của ngƣời đàn ông Ba Lan quấn lấy Theo khi anh mới đến dù “Chƣa thấy nó thích ai bao giờ”). Chúng ta có thể đặt giả thiết, đạo diễn phim là Alfonso Cuarón đã cài cắm các chi tiết để ẩn ý rằng: động vật với thiên hƣớng tự nhiên bị cuốn hút bởi những ngƣời tốt và có khả năng yêu thƣơng (ở đây là Theo). Và khi Emmanuel Lubezki đặt hai cảnh này dƣới điểm nhìn nhân vật, một mặt, nó là khoảnh khắc làm Theo mất tập trung, cũng nhƣ nhấn mạnh khoảng không gian riêng (về mặt tinh thần), cho thấy Theo không thuộc về cuộc họp này, mà chỉ tham gia một cách bất

đắc dĩ. Mặt khác, nó nhấn mạnh hơn ẩn ý về giá trị con ngƣời của Theo, cơ sở cho việc Julian nói với Kee là “chỉ tin mình anh”. Và quả thật, anh là nhân vật hiếm hoi trong phòng họp không mƣu cầu lợi ích gì từ đứa bé trong bụng Kee, khuyến khích cô lựa chọn theo mong muốn của bản thân. Nhƣ vậy, những chi tiết nhỏ nhƣ điểm nhìn nhân vật trong các cảnh này giúp ngƣời xem đánh giá con ngƣời Theo và lý do tại sao anh đón nhận nhiệm vụ.

Ở các đoạn khác, các cảnh phim từ điểm nhìn nhân vật tƣờng thuật cho khán giả cảm xúc về đối tƣợng thứ ba, những nhân vật phụ, để nhấn mạnh sự xuất hiện của đứa trẻ mới sinh đã trở thành một sự kiện chấn động đến tất cả những ngƣời chứng kiến.

Ví dụ: 01:31:28: Những ngƣời nhập cƣ trong hành lang hƣớng về ba ngƣời (chỉ có Theo nhìn lên), ngƣời phụ nữ vừa giơ tay vừa hát ru.01:32:40:Máy quay từ điểm nhìn của Kee, chứng kiến những ngƣời lính ở cầu thang nhƣờng đƣờng cho cô đi.01:33:50: Theo dẫn Kee và đứa bé ra khỏi tòa nhà đổ nát. Những ngƣời lính vây xung quanh nhìn thẳng vào máy quay – vị trí và tầm cao của mắt Theo, sau đó nhìn xuống dƣới – vị trí của đứa trẻ. Một số ngƣời làm dấu thánh, một số ngƣời quỳ xuống…

3.3.1.2 Gravity:

Theo thống kê, có ít nhất 10 cảnh phim có điểm nhìn nhân vật, chủ yếu là của Ryan, nhƣng đƣợc áp dụng một cách linh động. Có nhiều cảnh có cả điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn khách quan nhƣ đã phân tích trong phần 2.4.

Hoặc ở cảnh phim00:19:14 – 00:20:36: Từ 00:19:14 - 00:19:24, khi Ryan chỉnh đồng hồ theo yêu cầu của Matt thì những gì thể hiện trong khuôn hình hoàn toàn là điểm nhìn của Ryan. Nhƣng ngay sau đó, chuyển sang điểm nhìn khách quan (cỡ cảnh cận rộng của Ryan). Từ 00:19:36 – 00:20:36 lại là điểm nhìn chủ quan của Ryan. Khuôn hình cũng rung lắc mạnh theo các cú giật do dây bảo hiểm từ Matt, hay va chạm với xác của Shariff. Mô típ này tiếp tục xuất hiện ở cảnh 00:33:22.

00:36:40, khán giả còn có thể thấy phần viền tối ở cạnh dƣới khuôn hình, giống nhƣ mí mắt khép lại. Chi tiết này đồng nhất với tình trạng lờ đờ do thiếu ôxi của Ryan trong cảnh trƣớc đó.

Với nhân vật Matt, có một cảnh sử dụng điểm nhìn của anh, là 00:26:59, khi nhìn Ryan qua gƣơng đeo tay. Cảnh này về mặt logic thì chƣa hoàn toàn thuyết phục, bởi với góc nhìn vuông góc nhƣ vậy, điều Matt thấy trong gƣơng phải là gƣơng mặt anh, nhƣng sự lồng ghép hình ảnh của Ryan vào tấm gƣơng với sự thay đổi tiêu cự từ nông sang sâu, đã mang đến một cảm giác tự nhiên về việc Matt đang quan sát. Nó cũng nhấn mạnh sự lƣu ý của Matt đối với tâm trạng của Ryan, khiến khán giả nhận ra sự tinh tế của con ngƣời này, cũng nhƣ khả năng chia sẻ của anh, biến anh trở thành động lực cho Ryan noi theo để trở về Trái đất. Mặt khác, Emmanuel Lubezki đặt Ryan với tiêu cự sâu ở giữa khung của gƣơng tay, xung quanh là khoảng không lớn, một sự sắp đặt khuôn hình trong khuôn hình, đã tạo cảm giác về sự cô độc của Ryan.

Điều thú vị là điểm nhìn nhân vật không chỉ áp dụng với nhân vật ngƣời sống, mà cả với nhân vật đã chết. Ở 00:21:10, khi Ryan tiếp cận xác của Shariff và nhìn vào mặt anh, máy quay ở vị trí của khuôn mặt Shariff và đón nhận hoàn toàn ánh nhìn của Ryan. Qua đó, khán giả nhìn trực diện vào ánh mắt đó và có thể đánh giá cảm xúc hỗn độn của cô: e ngại, sợ hãi, đau xót… Điểm nhìn này lại tiếp tục ở cảnh 00:21:18 – 00:21:23.

3.3.1.3 The Revenant:

01:09:31 – 01:11:23: Đây là cảnh vừa có cả điểm nhìn chủ quan của nhân vật (Glass) vừa có điểm nhìn của máy quay. Ở 01:11:11, máy quay cũng nấp, né tránh khỏi sự phát hiện của ngƣời da đỏ. Phần lớn khuôn hình bị vách núi che, tạo nên điểm nhìn hạn chế đúng ở vị trí của Glass. Hay ở 01:41:16, khi Glass ngƣớc lên nhìn ngƣời bạn đồng hành bị treo cổ. Và nhiều cảnh hồi tƣởng hoặc tƣởng tƣợng có ngƣời vợ đều từ điểm nhìn của Glass, nhƣ ở 02:25:42. Sự lựa chọn điểm nhìn giúp ngƣời xem đánh giá đƣợc thái độ của nhân vật trong tình huống, cũng nhƣ đi vào thế giới nội tâm của nhân vật để chia sẻ cảm xúc và hiểu đƣợc đời sống tâm

tƣởngcủa Glass luôn hƣớng về các giá trị gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách quay phim của emmanuel lubezki trong 3 bộ phim children of men, gravity và the revenant (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)