6. Cấu trúc của đề tài
1.2. Chu kỳ sống của điểm đến dulịch
1.2.5. Các chiến lược phát triển dulịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống
điểm đến
Theo Martin và Uysal (1990) [27] cho rằng mỗi giai đoạn của chu kỳ sống cần có những chiến lược khác nhau để nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến so với các điểm đến cạnh tranh khác. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng, mỗi chiến lược có những điểm mạnh và điểm yếu riêng phụ thuộc các điều kiện của điểm đến.
Giai đoạn đầu (giai đoạn khai phá và thâm nhập): những nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch cần đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể lường trước những vấn đề xảy ra ở giai đoạn tiếp theo, những chiến lược đó là:
- Chiến lược tung những sản phẩm, dịch vụ mới cho những thị trường mới. Nếu áp dụng chiến lược điểm đến phải đối mặt với rủi ro cao khi thị trường là mới chưa được biết đến nhằm phát triển những sản phẩm mới.
- Xây dựng thị phần, chiến lược này phù hợp với những sản phẩm mới nhằm tăng thị phần và sự biết đến điểm đến.
Giai đoạn phát triển: mục tiêu của giai đoạn này là duy trì cầu du lịch, tìm kiếm những khách hàng mới và tạo ra sản phẩm mới. Ở giai đoạn này, Porter 1980 đưa ra những chiến lược sau [34] :
- Chiến lược dẫn đầu về giá (overall cost leadership strategy): giá là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh du lịch, tính hấp dẫn của điểm đến một phần do giá quyết định. Nói cách khác, độ co giãn về giá đối với cầu du lịch là khá lớn. Do vậy, bất cứ sự thay đổi nào về giá đều dẫn đến sự tăng lên hay giảm cầu du lịch đối với điểm đến. Ví dụ như các điểm đến như Thổ Nhĩ Kỳ, Đảo Shíp, Hy Lạp với nguồn nhân công rẻ hơn và các chi phí kinh doanh thấp hơn nên có lợi thế hơn so với Tây Ban Nha, ý, Pháp. Để giảm gía tạo tính cạnh tranh thì cần tạo tính liên kết của điểm đến. Điểm đến có thể phát triển bằng chiến lược dẫn đầu về giá không có nghĩa là điểm đến sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ thấp nhất. Trái lại, chiến lược này nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh về giá với các điểm đến cạnh tranh khác. Nếu áp dụng chiến lược này, điểm đến sẽ thu được nguồn thu lớn khi thu hút được số lượng lớn khách du lịch
- Chiến lược khác biệt hóa: Chiến lược này bao gồm quá trình tạo ra các sản phẩm khác biệt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh đang cung ứng và cần ưu tiên nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng có thể đưa ra thị trường. Khác với chiến lược dẫn đầu về giá, du khách sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm du lịch nếu chúng có thêm những thuộc tính mới như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ khách hàng, xây dựng hình ảnh sản phẩm mới…
- Chiến lược tập trung: không giống như hai chiến lược dẫn đầu về giá và chiến lược khác biệt hóa đều nỗ lực ở tất cả các thị trường. Chiến lược tập trung chỉ xác định những sản phẩm, dịch vụ cụ thể cho những thị trường mục tiêu. Nếu theo đuổi chiến lược này, cần phải biết nhu cầu cụ thể của những thị trường mục tiêu này đối với điểm đến và sử dụng chiến lược dẫn đầu về giá hay chiến lược khác biệt hóa với thị trường mục tiêu đó. Vì vậy, khi áp dụng chiến lược tập trung sẽ đáp ứng tốt hơn những điểm đến cạnh tranh khác.
Giai đoạn củng cố và trì trệ: Theo Martin và Uysal (1990) cho rằng, chiến lược ở giai đoạn này là nhằm duy trì vị trí của điểm đến mặc dù nó không còn ở giai đoạn phát triển và ngăn cho điểm đến không rơi vào giai đoạn suy thoái. Đây là giai đoạn quan trọng đưa ra những chiến lược toàn diện để kéo dài phát triển của điểm đến. Vì thế, ở giai đoạn này chúng ta có những chiến lược sau:
- Chiến lược tung ra những sản phẩm, dịch vụ mới với thị trường hiện có. Tuy nhiên, không chắc chắn rằng những sản phẩm dịch vụ mới có thu hút được thị trường hiện tại hay không.
- Duy trì thị phần, khi điểm đến có thị phần cao trong thị trường du lịch thì chiến lược tốt nhất là nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm du lịch dịch vụ so với các điểm đến cạnh tranh khác thông qua việc đầu tư, nâng cấp.
- Duy trì sản phẩm, dịch vụ hiện có cho những thị trường hiện tại. Nguy cơ của chiến lược này là số lượng khách sẽ giảm mỗi năm.
Giai đoạn suy thoái: ở giai đoạn này điểm đến không còn khả năng cạnh tranh với các điểm đến mới khác, khách du lịch sẽ không còn nhận ra lợi thế cạnh tranh nào với các điểm đến khác. Cầu du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào giá. Ở giai đoạn này có những chiến lược sau [33]:
- Thu hoạch vét (Harvesting of thec product): nghĩa là điểm đến sẽ thu hoạch nốt các sản phẩm dịch vụ bán ra cho khách du lịch trước khi rút khỏi thị trường.
- Rút khỏi thị trường: trong trường hợp điểm đến không còn tiềm năng nào để hấp dẫn du khách nữa, chiến lược tốt nhất là rút các sản phẩm dịch vụ du lịch khỏi thị trường giảm tổn thất.Tuy nhiên, chiến lược này rất khó thực hiện vì việc đầu cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là rất cao.
Giai đoạn phục hồi: nỗ lực phục hồi điểm đến hầu như là tập trung ở những thị trường mới, nhưng vẫn cố gắng tận dụng duy trì thị trường cũ. Khi quyết định phục hồi điểm đến, có những chiến lược sau có thể thực hiện [31]:
- Mở rộng sản phẩm, dịch vụ hiện có cho thị trường mới (Ansoff) bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Ví dụ, điểm đến thu hút khách du lịch sinh thái bằng cách tạo thêm hoạt động mới cho sản phẩm du lịch hiện tại (ví dụ: xem chim). Nhưng chiến lược này vẫn tiềm ẩn rủi ro cao khi thị trường chưa biết đến, mở rộng sản phẩm dịch vụ có thể sẽ không thích hợp.
- Đầu tư mới, thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thu hút thị trường mới như ở Atlantic xây dựng những sòng bạc lớn, chuyển đổi thị trường mục tiêu.
- Tái định vị sản phẩm du lịch như chuyển thị trường khách du lịch đại chúng đến khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, từ thị trường khách nội địa đến thị trường khách quốc tế. Để định vị lại hiệu quả cần cải thiện môi trường, cải thiện sản phẩm, nỗ lực marketing và sự tham gia của cộng đồng.
Bảng 1.4 Chu kỳ sống điểm đến du lịch và chiến lược
Chu kỳ sống sản phẩm Chu kỳ sống điểm đến Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn thị trƣờng Tổng quan chiến lƣợc Tung ra thị trường
Giai đoạn đầu (Giai đoạn khai phá và thâm nhập) Tung ra sản phẩm mới Thị trường mới, xây dựng thị phần Phát triển, đa dạng hóa
Phát triển Giai đoạn phát triển Cung ứng sản phẩm mới và hiện có Duy trì thị phần, thu hút thị trường mới Dẫn đầu giá, khác biệt hóa, tập trung
Chín muồi Giai đoạn củng cố và trì trệ Cung ứng sản phẩm mới và hiện có Duy trì thị phần Duy trì, nguyên trạng Suy thoái
Suy thoái Sản phẩm thu hoạch vét, rút khỏi
Thu hoạch vét, rút khỏi thị trường
Thay đổi thói quen
Phục hồi Mở rộng sản phẩm hiện có, nâng cao thuộc tính sản phẩm, chất lượng sản phẩm
Thị trường mới, tạo nên nhu cầu có chủ đích
Cái tiến, chuyển dịch vị thế của điểm đến, khác biệt hóa
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chính của chương 1 là nghiên cứu nội dung lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến:
1. Nêu những khái niệm điểm tham quan, điểm hấp dẫn du lịch, điểm đến du lịch, nêu các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến điểm đến và khái niệm sản phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch.
2. Nêu khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm, các dạng chu kỳ sống sản phẩm cơ bản, khái niệm chu kỳ sống của điểm đến, nêu đặc điểm các giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến của Butler: giai đoạn khai phá, thâm nhập, phát triển, củng cố, trì trệ, suy thoái hoặc phục hồi.
3. Dựa theo lý thuyết Butler, nghiên cưú đưa ra năm nhân tố dựa vào lý thuyết Butler về chu kỳ sống của điểm đến và chu kỳ sống của sản phẩm có thể nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ sống đó là: số lượng khách và đặc điểm tâm lý của họ, thu nhập du lịch, cơ sở lưu trú, hãng lữ hành, và cơ cấu tổng sản phẩm. Các nhân tố này mang những đặc điểm và mức độ khác nhau ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống.
4. Nêu ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến, trên cơ sở đó có những chiến lược phát triển cho mỗi giai đoạn khác nhau để nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến.
CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ GIANG