Hình 2 .1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang
Hình 2.3 Khuynh hướng tăng trưởng về doanh thu dulịch dịch vụ của Hà Giang
Nguồn: Tác giả
2.2.3. Cơ sở lưu trú
Cùng với sự phát triển của lượng khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đã có sự phát triển đáng kể về cả số lượng và chất lượng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Bảng 2.3 Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2011
Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2008 2010 2011 2012 Tổng số cơ sở lưu trú 51 63 69 78 106 111 Tổng số phòng 576 659 753 870 1417 1669 Tổng số giường 980 1125 1240 1450 1850 2050
Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hà Giang
Trước năm 2010, số lượng cơ sở lưu trú không đáng kể. Trong những năm 2002 - 2008, các cơ sở lưu trú đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng dưới 70 cơ sở. Đến giai đoạn năm 2011 toàn tỉnh có hơn 106 cơ sở lưu trú với hơn 1.417 phòng nghỉ, trong đó có trên khách sạn đạt chuẩn 1 sao, 2 khách sạn đạt chuẩn 2 sao và 77 nhà nghỉ du lịch được xếp hạng chuẩn và 44 làng văn hóa du lịch cộng đồng trong đó có 15 làng đang xây dựng hoàn thành. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 60-65%. Năm 2012, trên địa bàn tỉnh có tổng số: 111 cơ sở lưu trú với 1.669 buồng, trong đó có 96 cơ sở đã thẩm định mới và thẩm định lại, 15 cơ sở chưa làm hồ sơ đề nghị thẩm định. Tuy nhiên ngoài một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ thì phần lớn các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Thêm vào đó, hệ thống cơ sở lưu trú chủ yếu là các hộ tư nhân, nên năng lực về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, số lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch là: 371 người (trong đó số lao động đã qua đào tạo là 159 người, chưa qua đào tạo là 212 người), quy mô kinh doanh nhỏ, trang thiết bị mới đạt ở mức tối thiểu.
Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Không những thế, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới về phương thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế: kết hợp giữa các dịch vụ ăn nghỉ cũng như các loại hình dịch vụ bổ sung khác, tạo mối liên kết qua lại tương trợ lẫn nhau, do đó luôn có mức giá hợp lý và thu hút khách thường xuyên.
Qua việc nghiên cứu và đánh giá một số số liệu về cơ sở lưu trú, dựa trên nền tảng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến của Butler cho rằng khi cơ sở lưu trú chủ yếu là sở hữu hộ tư nhân, ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, thì điểm đến mới ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống. Và có thể kết luận cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập.
0 20 40 60 80 100 120 2002 2003 2008 2010 2011 2012
Số lượng cơ sở lưu trú
Hình 2.4. Khuynh hƣớng tăng trƣởng về số lƣợng cơ sở lƣu trú của Hà Giang Nguồn: Tác giả
2.2.4. Công ty lữ hành
Tính đến thời điểm năm 2012, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 2 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế (Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Hà Giang và công ty cổ phần thương mại- du lịch- xăng dầu – dầu khí Hà Giang), 3 công ty kinh doanh lữ hành nội địa (Công ty TNHH 1 thành viên du lịch Bắc Quang, công ty cổ phần TM &DL Tiên Sa), công ty cổ phần lữ hành CND, công ty 01 văn phòng văn phòng đại diện công ty du lịch Viptour tại Hà Giang. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành đang từng bước phát huy có hiệu quả về quảng bá hình ảnh của Công ty và khai thác các nguồn khách du lịch trong và ngoài nước và đưa khách đến với du lịch Hà Giang. Tuy nhiên, với số lượng mới chỉ có 6 đơn vị lữ hành là một con số khá khiêm tốn. Theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến cuả Butler thì Hà Giang dường như ở giai đoạn đầu của giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến.
2.2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm
Bảng 2.4 Cơ cấu tổng sản phẩm của Hà Giang từ năm 2007- 2012
Ngành ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp, thủysản % 37,45%, 36,78%, 34,65%, 40,43 39,35 38,75 Công nghiệp, xây dựng % 24,04%, 25,05%, 26,49%, 22,84 23,16 25,18 Dịch vụ % 38,51%. 38,17%; 38,86% 36,73 37,49 36,07
Nguồn: Cục thống kê Hà Giang
Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Hà Giang đã thay đổi nhanh chóng khi chính quyền tỉnh Hà Giang thực hiện các đề án phát triển chiến lược du lịch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ - Thương mại, công nghiệp - Xây dựng và giảm tỷ trọng các ngành Nông- Lâm nghiệp.
Qua bảng số liệu ta thấy, Tỉnh Hà Giang ưu tiên phát triển ngành nông- lâm ngư nghiệp của tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ lớn 40% năm 2010, nhưng lại có xu hướng giảm xuống còn 38,75 % năm 2012. Do đặc thù là một tỉnh miền núi còn nghèo, lại nhiều đồng bào thiểu số nên hoạt động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm hơn 20% tổng cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thứ ba, ngành công nghiệp du lịch dịch vụ chiếm 1/3 cơ cấu sản phẩm trong tổng cơ cấu sản phẩm, với hơn 35%. Với sự gia tăng không ngừng, thì ngành du lịch dịch vụ sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển tỉnh Hà Giang, được xem một trong 3 mũi nhọn trọng tâm phát triển kinh tế.
Qua sự phân tích và đánh giá về cơ cấu sản phẩm ngành tử năm 2007- 2012, có thể thấy ngành công nghiệp du lịch dịch vụ dường như cũng chỉ ở giai đoạn thâm nhập. Tuy nhiên, trong tương lai ngành du lịch dịch vụ sẽ phát triển và chiếm trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm của Tỉnh Hà Giang. Vì vậy, có thể kết luận rằng, du lịch Hà Giang nằm trong giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến từ sự phát triển ngành du lịch dịch vụ trong cơ cấu sản phẩm của tỉnh Hà Giang.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nông - lâm ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Du lịch- dịch vụ
Hình 2.5 Khuynh hướng phát triển tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Hà Giang từ 2007- 2012
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp phân tích kết quả của năm nhân tố cho chu kỳ sống của điểm đến Hà giang Nhân tố phân tích Thời gian dữ liệu Đặc điểm Kết quả ( giai đoạn) 1. Số lƣợt khách 2007-2012 + Số lượt khách tiếp tục tăng hàng năm.
+ Khách du lịch chủ yếu là tham quan thuần túy
+ Khách quốc tế chủ yếu đi theo các công ty lữ hành.
+ Khách nội địa chủ yếu là tự tổ chức đi, đi theo công ty lữ hành nhưng với qui mô,số lượng nhỏ mỗi lượt.
+ Khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ, khá hiếu kỳ.
Thâm nhập %
2. Thu nhập du lịch
2007-2012 +Tiếp tục tăng hàng năm, tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên có giảm nhưng sẽ vẫn tăng.
Thâm nhập
3.Cơ sở lƣu trú 2007-2012 +Số lượng cơ sở lưu trú tăng chậm. +Số lượng làng văn hóa du lịch cộng đồng tăng nhanh.
+ Các cơ sở lưu trú chủ yếu là sở hữu tư nhân, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Thâm nhập
4.Công ty lữ hành
2007-2012 +Số lượng các đơn vị lữ hành tăng chậm.
+ Cạnh trang giữa các đơn vị lữ hành còn rất thấp, sản phấm du lịch đưa ra còn đơn điệu, nghèo nàn.
Thâm nhập
5.Cơ cấu tổng sản phẩm
2007-2012 + Ngành dịch vụ tăng chậm và có sự thay đổi nhẹ giữa các năm
+ Ngành nông - lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm.
Thâm nhập
Nguồn : Tác giả
2.3. Phân tích chu kỳ sống điểm đến du lịch các vùng của tỉnh Hà Giang
Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, là một điểm đến du lịch về phía cầu thì du khách ở lại ít nhất một đêm, về phía cung là các sản phẩm du lịch như dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày, về mặt quản lý thì có sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Vì vậy, nếu đáp ứng được những điều kiện trên thì đó là điểm đến du lịch. Tiếp cận dưới góc nhìn này, Hà Giang là một điểm đến du lịch lớn còn vùng du lịch trong tỉnh là các điểm đến du lịch vùng, và nhiều điểm đến du lịch vùng kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.
Nghiên cứu đã xác định giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang thông qua 5 yếu tố: số lượt khách, doanh thu từ du lịch dịch vụ, cơ sở lưu trú,
công ty lữ hành, cơ cấu sản phẩm. Cũng từ quan điểm này, nghiên cứu cũng sẽ phân tích chu kỳ sống 3 vùng khác nhau của Hà Giang (dựa vào phân chia vị trí địa lý, quy hoạch du lịch về phân vùng du lịch của tỉnh) với tư cách là một điểm đến du lịch:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình - Vùng núi thấp bao gồm Bắc Mê, Vị Xuyên, TP Hà Giang, Bắc Quang Nghiên cứu sẽ xác định giai đoạn trong chu kỳ sống điểm đến ở các vùng phát triển du lịch khác nhau của tỉnh.
2.3.1. Vùng cao phía bắc
Vùng cao phía bắc còn gọi Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600 m so với mực nước biển, trên diện tích gần 2.356km² trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu tháng 10 năm 2010. Theo chiến lược của tỉnh, vùng cũng được ưu tiên phát triển du lịch, vì vậy chính quyền rất quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất, tuyến Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã được nâng cấp rải nhựa.
Cao nguyên Đá Đồng Văn có một sức hút lạ kỳ đối với du khách không chỉ bởi hệ thống di sản độc đáo của thiên nhiên như Núi đôi Quản Bạ, tháp kim Pải Lùng, thung lũng Thủy Mặc, rừng đá Khâu Vai, những thửa ruộng bậc thang, những kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời như cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, di tích Nhà Vương mà còn bởi một cuộc sống rất đơn xơ, giản dị nhưng mang đậm nét văn hóa vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại nơi đây. Với giá trị cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, nơi đây được xem như là điểm nhấn của du lịch Hà Giang, là nơi không thể không đến khi du lịch Hà Giang. Vì vậy, du lịch được coi là ngành mũi nhọn góp phần xây dựng phát triển các huyện miền núi phía bắc của Tỉnh Hà Giang.
Từ khi gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (2010) đến nay, lượng du khách đến với Cao nguyên Đá đã tăng từ 302.000 du khách năm 2011 lên gần 400.000 du khách năm 2012 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013 (Tính riêng ba tháng đầu năm 2013, lượng du khách đã vượt 140.000 người). Vậy có thể thấy, số lượt khách đến với Cao Nguyên Đá ngày càng tăng liên tục hàng năm. Như vậy, qua sự phân tích và đánh giá, có thể thấy số lượt khách đến Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập.
Về cơ sở lưu trú, theo thống kê của trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Giang toàn vùng có 17 cơ sở lưu trú thuộc sở hữu tư nhân, và 14 làng văn hóa du
lịch cộng đồng trong đó 06 làng đang xây dựng và hoàn thành, trong đó có 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, và 13 nhà nghỉ. Số lượng các cơ sở lưu trú còn quá ít, chưa đáp ứng nhu cầu của khách, chưa kể đến chất lượng khách sạn còn còn nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp. Tuy nhiên, theo đánh giá một cách khách quan việc phát triển du lịch - dịch vụ trên địa bàn chưa đồng đều; những kết quả đạt được chưa bền vững, tương xứng với tiềm năng thế mạnh, cơ hội phát triển thực tế đặt ra; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phát triển tự phát, thiếu tính kế hoạch dài hạn. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa phong phú đa dạng về chủng loại, thiếu hấp dẫn về hình thức; chất lượng dịch vụ chưa cao; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp; lượng khách lưu trú qua đêm, đặc biệt là khách quốc tế còn ít.Theo như quan sát, vào những thời điểm cuối tuần, các khách sạn, nhà nghỉ không đủ phục vụ nhu cầu du khách, nhiều du khách không thuê được để lưu trú. Như vậy, với cơ sở lưu trú không thể đáp ứng phục vụ khách du lịch cao cấp hơn, hay khách du lịch quốc tế. Dựa trên nền tảng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến của Butler và việc quan sát nghiên cứu các cơ sở lưu trú của vùng chủ yếu là sở hữu hộ tư nhân, ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, cơ sở lưu trú mới ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống.
Về công ty lữ hành, hiện tại mới chỉ có một văn phòng du lịch của công ty cổ phần lữ hành CND đặt tại thị trấn Đồng Văn. Với số lượng 01 đơn vị lữ hành là quá nhỏ. Theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến cuả Butler thì đơn vị lữ hành mới ở giai đoạn cuối giai đoạn khai phá và đầu giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến.
Thu nhập du lịch chủ yếu từ dịch vụ cơ bản là lưu trú và ăn uống của du khách, nhưng không nhiều, vì theo quan sát thì thời gian lưu trú của khách thường chỉ 01 đêm, rất ít khi lưu trú 02 đêm. Bên cạnh đó, hầu như các dịch vụ bổ sung là rất ít và không có, để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách tăng thêm doanh thu, du khách chủ yếu đi với mục đích tham quan thuần túy, nên thời gian lưu trú ngắn.
Trong tương lai, vùng này sẽ là vùng phát triển du lịch trọng tâm của tỉnh, bởi vì Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn 2030 được
Chính phủ phê duyệt mới cũng đã nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản ở cao nguyên đá, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng. Tỉnh Hà Giang đang tiến hành việc xây dựng Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển du lịch của khu du lịch quốc gia du lịch vùng trọng điểm Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
Như vậy, có thể kết luận rằng vùng cao phía bắc Hà Giang hay còn gọi là