6. Cấu trúc của đề tài
2.2. Phân tích chu kỳ sống của điểm đến dulịch Hà Giang
2.2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm
Bảng 2.4 Cơ cấu tổng sản phẩm của Hà Giang từ năm 2007- 2012
Ngành ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp, thủysản % 37,45%, 36,78%, 34,65%, 40,43 39,35 38,75 Công nghiệp, xây dựng % 24,04%, 25,05%, 26,49%, 22,84 23,16 25,18 Dịch vụ % 38,51%. 38,17%; 38,86% 36,73 37,49 36,07
Nguồn: Cục thống kê Hà Giang
Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Hà Giang đã thay đổi nhanh chóng khi chính quyền tỉnh Hà Giang thực hiện các đề án phát triển chiến lược du lịch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ - Thương mại, công nghiệp - Xây dựng và giảm tỷ trọng các ngành Nông- Lâm nghiệp.
Qua bảng số liệu ta thấy, Tỉnh Hà Giang ưu tiên phát triển ngành nông- lâm ngư nghiệp của tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ lớn 40% năm 2010, nhưng lại có xu hướng giảm xuống còn 38,75 % năm 2012. Do đặc thù là một tỉnh miền núi còn nghèo, lại nhiều đồng bào thiểu số nên hoạt động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm hơn 20% tổng cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thứ ba, ngành công nghiệp du lịch dịch vụ chiếm 1/3 cơ cấu sản phẩm trong tổng cơ cấu sản phẩm, với hơn 35%. Với sự gia tăng không ngừng, thì ngành du lịch dịch vụ sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển tỉnh Hà Giang, được xem một trong 3 mũi nhọn trọng tâm phát triển kinh tế.
Qua sự phân tích và đánh giá về cơ cấu sản phẩm ngành tử năm 2007- 2012, có thể thấy ngành công nghiệp du lịch dịch vụ dường như cũng chỉ ở giai đoạn thâm nhập. Tuy nhiên, trong tương lai ngành du lịch dịch vụ sẽ phát triển và chiếm trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm của Tỉnh Hà Giang. Vì vậy, có thể kết luận rằng, du lịch Hà Giang nằm trong giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến từ sự phát triển ngành du lịch dịch vụ trong cơ cấu sản phẩm của tỉnh Hà Giang.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nông - lâm ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Du lịch- dịch vụ
Hình 2.5 Khuynh hướng phát triển tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Hà Giang từ 2007- 2012
Nguồn: Tác giả
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp phân tích kết quả của năm nhân tố cho chu kỳ sống của điểm đến Hà giang Nhân tố phân tích Thời gian dữ liệu Đặc điểm Kết quả ( giai đoạn) 1. Số lƣợt khách 2007-2012 + Số lượt khách tiếp tục tăng hàng năm.
+ Khách du lịch chủ yếu là tham quan thuần túy
+ Khách quốc tế chủ yếu đi theo các công ty lữ hành.
+ Khách nội địa chủ yếu là tự tổ chức đi, đi theo công ty lữ hành nhưng với qui mô,số lượng nhỏ mỗi lượt.
+ Khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ, khá hiếu kỳ.
Thâm nhập %
2. Thu nhập du lịch
2007-2012 +Tiếp tục tăng hàng năm, tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên có giảm nhưng sẽ vẫn tăng.
Thâm nhập
3.Cơ sở lƣu trú 2007-2012 +Số lượng cơ sở lưu trú tăng chậm. +Số lượng làng văn hóa du lịch cộng đồng tăng nhanh.
+ Các cơ sở lưu trú chủ yếu là sở hữu tư nhân, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Thâm nhập
4.Công ty lữ hành
2007-2012 +Số lượng các đơn vị lữ hành tăng chậm.
+ Cạnh trang giữa các đơn vị lữ hành còn rất thấp, sản phấm du lịch đưa ra còn đơn điệu, nghèo nàn.
Thâm nhập
5.Cơ cấu tổng sản phẩm
2007-2012 + Ngành dịch vụ tăng chậm và có sự thay đổi nhẹ giữa các năm
+ Ngành nông - lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm.
Thâm nhập
Nguồn : Tác giả