.3 Sốlượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 66 - 69)

Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2008 2010 2011 2012 Tổng số cơ sở lưu trú 51 63 69 78 106 111 Tổng số phòng 576 659 753 870 1417 1669 Tổng số giường 980 1125 1240 1450 1850 2050

Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hà Giang

Trước năm 2010, số lượng cơ sở lưu trú không đáng kể. Trong những năm 2002 - 2008, các cơ sở lưu trú đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng dưới 70 cơ sở. Đến giai đoạn năm 2011 toàn tỉnh có hơn 106 cơ sở lưu trú với hơn 1.417 phòng nghỉ, trong đó có trên khách sạn đạt chuẩn 1 sao, 2 khách sạn đạt chuẩn 2 sao và 77 nhà nghỉ du lịch được xếp hạng chuẩn và 44 làng văn hóa du lịch cộng đồng trong đó có 15 làng đang xây dựng hoàn thành. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 60-65%. Năm 2012, trên địa bàn tỉnh có tổng số: 111 cơ sở lưu trú với 1.669 buồng, trong đó có 96 cơ sở đã thẩm định mới và thẩm định lại, 15 cơ sở chưa làm hồ sơ đề nghị thẩm định. Tuy nhiên ngoài một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ thì phần lớn các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Thêm vào đó, hệ thống cơ sở lưu trú chủ yếu là các hộ tư nhân, nên năng lực về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, số lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch là: 371 người (trong đó số lao động đã qua đào tạo là 159 người, chưa qua đào tạo là 212 người), quy mô kinh doanh nhỏ, trang thiết bị mới đạt ở mức tối thiểu.

Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Không những thế, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới về phương thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế: kết hợp giữa các dịch vụ ăn nghỉ cũng như các loại hình dịch vụ bổ sung khác, tạo mối liên kết qua lại tương trợ lẫn nhau, do đó luôn có mức giá hợp lý và thu hút khách thường xuyên.

Qua việc nghiên cứu và đánh giá một số số liệu về cơ sở lưu trú, dựa trên nền tảng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến của Butler cho rằng khi cơ sở lưu trú chủ yếu là sở hữu hộ tư nhân, ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, thì điểm đến mới ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống. Và có thể kết luận cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập.

0 20 40 60 80 100 120 2002 2003 2008 2010 2011 2012

Số lượng cơ sở lưu trú

Hình 2.4. Khuynh hƣớng tăng trƣởng về số lƣợng cơ sở lƣu trú của Hà Giang Nguồn: Tác giả

2.2.4. Công ty lữ hành

Tính đến thời điểm năm 2012, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 2 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế (Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Hà Giang và công ty cổ phần thương mại- du lịch- xăng dầu – dầu khí Hà Giang), 3 công ty kinh doanh lữ hành nội địa (Công ty TNHH 1 thành viên du lịch Bắc Quang, công ty cổ phần TM &DL Tiên Sa), công ty cổ phần lữ hành CND, công ty 01 văn phòng văn phòng đại diện công ty du lịch Viptour tại Hà Giang. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành đang từng bước phát huy có hiệu quả về quảng bá hình ảnh của Công ty và khai thác các nguồn khách du lịch trong và ngoài nước và đưa khách đến với du lịch Hà Giang. Tuy nhiên, với số lượng mới chỉ có 6 đơn vị lữ hành là một con số khá khiêm tốn. Theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến cuả Butler thì Hà Giang dường như ở giai đoạn đầu của giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến.

2.2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 66 - 69)