Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm dulịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 98 - 105)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các nhóm giải pháp phát triển dulịch Hà Giang phù hợp với giai đoạn

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm dulịch

3.2.2.1. Giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch

Hiện nay, du lịch Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập của chu kỳ sống điểm đến, nên để thu hút được những đoạn thị trường mục tiêu mới cần có những sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng phù hợp với những nhu cầu, sở thích đa dạng và khả năng thanh toán của khách du lịch.

Để thực hiện được điều đó, Hà Giang phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩmtheo hướng trọng tâm, trọng điểm, chú trọng tới chất lượng, hiệu quả và có thương hiệu để nâng cao tính cạnh tranh cao cho du lịch của tỉnh,. Phải chú trọng tới chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng chứ không nên phát triển đại trà “nhà nhà làm du lịch”. Dựa vào thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có thể phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và một số loại hình du lịch mới như du lịch chữa bệnh, du lịch từ thiện, du lịch, du lịch sáng tạo…. Đối với mỗi loại hình du lịch cần có những giải pháp trọng tâm, cụ thể, nhằm phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, hiệu quả.

Đồng thời Hà Giang có 3 không gian vùng phát triển du lịch nhưng không thể phát triển tất cả các sản phẩm du lịch cùng lúc mà phải chọn trọng điểm các sản

phẩm đặc thù tương xứng với thế mạnh của từng vùng: 1. Không gian Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (gồm 4 huyện Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn); 2. Bắc Mê, Vị Xuyên, TP Hà Giang, Bắc Quang (trung tâm) – phát triển du lịch sinh thái; 3. Các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình - du lịch khám phá.

Đối với phát triển du lịch văn hóa

- Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số

- Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc. Khôi phục và nâng cấp một số lễ hội trọng điểm để đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Lễ hội nhảy lửa dân tộc Pà Thẻn, xã Tân Bắc (Quang Bình), lễ hội Gầu tào dân tộc Mông Đường Thượng, Lúng Hồ ( Yên Minh), lễ Quýnh Héng, lễ hội cúng Bàn Vương của người Dao xã Hồ Thầu ( Hoàng Su Phì); lễ cấp sắc, lễ cầu mùa dân tộc Dao xã Quản Bạ ( Quản Bạ); đặc biệt đối với lễ hội chợ tình Khau Vai ( Mèo Vạc), lập đề án phát triển có định hướng, có trọng điểm các lễ hội có tính đặc thù, giải trí có sức hút du lịch: chọi bò (Mèo Vạc), chọi trâu ( Vị Xuyên), chọi dê (Hoàng Su Phì). Nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào khai thác các lễ hội phục vụ du lịch như: lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô xã Lũng Cú, lễ cúng thần rừng Pu Péo xã Phố Là ( Đồng Văn); lễ cầu mưa người dân tộc Lô Lô thị trấn Mèo Vạc ( Mèo Vạc); lễ hội Đình Mường xã Khuôn Lùng ( Xín Mần); lễ mời Nàng Hai dân tộc tày xã Yên Định ( Bắc Mê), lễ hội múa Trống của dân tộc Giáy xã Tát Ngà ( Mèo Vạc).

- Tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm các sinh hoạt văn hóa, mua bán chợ phiên vùng cao như chợ phiên Lũng Phìn, Phố Cáo, Xà Phìn, Phó Bảng huyện Đồng Văn, các chợ trung tâm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần... Xây dựng các chương trình du lịch chuyên đề về chợ phiên vùng cao, tăng cường thông tin, quảng bá giới thiệu đến các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch về sản phẩm và thời điểm họp chợ để lựa chọn sắp xếp chương trình du lịch cho phù hợp, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tăng cường đẩy mạnh sản

xuất bày bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm và sản vật địa phương phục vụ du khách.

- Phát triển các sản phẩm văn hóa gắn với các di tích lịch sử văn hóa trọng điểm nhằm phát huy các giá trị của di tích, đưa các di tích lịch sừ văn hóa trọng điểm như: Nhà Vương, Cột Cờ Lũng Cú ( Đồng Văn), Căng Bắc Mê ( Bắc Mê), Tiểu khu Trọng Con ( Băc Quang). Tập trung đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch nhằm phát huy giá trị, khai thác hiệu quả phục vụ du lịch, nâng cấp, chỉnh lý trưng bày nhà Bảo Tàng tỉnh, nhà trưng bày ngoài trời tạo thành điểm nhấn du lịch.

- Phát triển du lịch văn hóa gắn với các di tích tín ngưỡng tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân địa phương và du khách. Để thực hiện được, cần đầu tư trùng tu tôn tạo nâng cấp xây dựng các điểm tâm linh có giá trị, tiềm năng, đồng thời lựa chọn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, nâng cấp hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch tại điểm nâng cao hiệu quả khai thác trở thành điểm nhấn như: chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm, chùa Nậm Dầu (Vị Xuyên), Đền Mẫu, chùa Núi Cấm ( Tp Hà Giang) đảm báo phù hợp cả quy mô và tính nghệ thuật, kiến trúc để phục vụ du lịch. Đồng thời, tiếp tục đầu tư tôn tạo và lập hồ sơ đề nghị xếp hạng một số di tíc tín ngưỡng như đền Quạn Công, đền Ông Hoàng, chùa Quan Âm (Đồng Văn), đền Vinh Quang, đền Bản Luốc (Hoàng Su Phì), đền Trần, Đền Chúa Bà (Bắc Quang), đền Thần Hoàng, Đình Mường (Xín Mần), Miếu Ông- Bà (Mèo Vạc)… ; xây dựng khu du lịch cạo cấp núi Mỏ Neo với 3 sản phẩm trong đó là du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái và nghỉ dưỡng.

Đối với phát triển du lịch làng nghề

Việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ là phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề mà còn khôi phục phát triển những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm măng đặc trưng vùng, địa phương cung cấp phục vụ du lịch. Vì vậy, cần đầu tư có trọng điểm vào một số nghề có khả thi và hiệu quả khai thác cao như:

+ Làng nghề dệt thổ cẩm thôn My Bắc xã Tân Bắc (Quang Bình), thôn Hợp Tiến xã Lùng Tám, xã Thanh Vân (Quản Bạ), thôn Đoàn kết xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì).

Hiện nay các làng dệt này chỉ là những cơ sở sản xuất đơn thuần, nguồn lợi thu từ hoạt động du lịch chưa đáng kể. Do vậy cần bố trí nơi sản xuất thuận tiện cho du khách tham quan nâng cấp tuyến đường dọc thôn và các nhánh xương các vào từng hộ có làm nghệ dệt vải, hoàn thiện hệ thống cấp nước, khu vực xử lý rác thải, hệ thống đèn, hệ thống biển báo thông tin, đầu tư hỗ trợ cải tạo thêm nhiều nhà mẫu theo kiểu nhà kiến trúc truyền thống Người Mông làm nơi tham quan, sinh hoạt văn hóa cho du khách, đầu tư xây dựng khu sản xuất giới thiệu sản phẩm dệt lanh và trình diễn quy trình sản xuất.

+ Nghề chạm bạc dân tộc Dao xã Cao Bồ: Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây hàng trăm năm. Nhưng hiện nay nghề truyền thống này chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình trong xã và không phát triển thậm chí có dấu hiệu mai một. Và cũng chỉ còn một số ít những nghệ nhân cao tuổi đang giữ nghề chạm bạc truyền thống do gia đình, dòng họ truyền lại. Sản phẩm của họ làm ra gồm các loại vòng bạc, hoa trang trí, xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông...Tất cả không học qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề mà chỉ được truyền nghề theo kinh nghiệm. Phương tiện hành nghề rất thô sơ, lạc hậu với các dụng cụ gia công như đe, búa, kìm, nỉa… Để gia công nhiệt, người ta dùng dầu tẩm vào giẻ cho vào ống vầu, ống trúc sau đó đốt lửa, dùng miệng thổi. Các thiết bị hiện đại khác như đèn khò, bàn kéo sợi bạc, hoá chất cần thiết đều không có

Nghề truyền thống chạm bạc của người Dao đã có từ bao đời nay, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và đang cần những chính sách hỗ trợ cần thiết để phát triển một ngành nghề không những chỉ có giá trị về kinh tế này mà còn còn gìn giữ bản sắc dân tộc cho đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang

+ Nghề làm khèn Mông xã Vần Chải, Hố Quáng Phìn ( Đồng Văn): Khèn Mông đã trở thành một nhạc cụ quan trọng đối với đời sống tinh thần của dân tộc Mông. Với người Mông, cây khèn mang ý nghĩa sâu sắc, đó là phương tiện giao tiếp của con người với thế giới tâm linh, là tâm hồn, bản sắc của dân tộc, iếng khèn gọi bạn, gọi tình yêu; tiếng khèn nói lên lòng mình, thổi hồn vào đá. Tuy nhiên, hiện nay nghề truyền thống này chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình trong xã và cũng chỉ còn một số ít những nghệ nhân cao tuổi đang giữ nghề. Để phát huy được một nghề

mang tính “vừa vật thể, vừa phi vật thể” trong vốn văn hóa của một dân tộc trên cao nguyên cực Bắc của Tổ quốc, cần mở lớp dạy nghề kỹ thuật làm khèn ngay tại thôn, tổ chức Festival khèn Mông, xây dựng làng nghề mẫu, từ đó đưa vào chương trình tham quan và hoạt động trải nghiệm thực tế của du khách, biến nó không chỉ là những đồ lưu niệm phục vụ khách mà còn là sản phẩm du lịch hấp dẫn.

+ Nghề làm giấy bản thị trấn Việt Quang: Thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang nằm cách trung tâm tỉnh Hà Giang trên 60km. Toàn thôn có 120 hộ với 550 khẩu trong đó 100% số hộ là người đồng bào dân tộc Dao (thuộc nhóm Dao đỏ, hay còn gọi là Dao đại bản); trên 90% số hộ sản xuất giấy bản truyền thống. Bà con người Dao ở đây có tập quán cư trú thành làng, hoạt động kinh tế phát triển nông nghiệp trồng trọt là chủ đạo, hoạt động kinh tế bổ trợ như chăn nuôi, làm nghề thủ công phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Nghề sản xuất giấy bản của dân tộc Dao ở đây là nghề truyền thống được lưu truyền từ năm 1925 đến nay. Giấy được sản xuất từ nguyên liệu chính là cây vầu non và dây leo tạo keo liên kết, sử dụng vôi để ngâm ủ nguyên liệu, sử dụng nước tự nhiên để tráng. Nguồn nguyên liệu làm giấy bản có sẵn từ thiên nhiên và có khả năng tái tạo hàng năm, không gây ô nhiễm môi trường. Nghề làm giấy diễn ra quanh năm, tranh thủ thời gian nông nhàn. Sản phẩm giấy bản sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhiều dân tộc. Những năm gần đây, nghề làm giấy của dân tộc Dao thôn Thanh Sơn có xu hướng phát triển tốt. Tuy nhiên, hiện nay nghề sản xuất giấy bản ở đây chưa được hỗ trợ phát triển nghề và quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Công cụ sản xuất do người dân tự chế tạo, làm bằng gỗ, còn thô sơ, chưa giải phóng sức lao động của con người.

Để bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất giấy bản truyền thống của dân tộc Dao, cần hỗ trợ nhân dân ứng dụng cơ khí hóa vào sản xuất, phát triển bền vững làng nghề truyền thống; hỗ trợ các hộ sản xuất ứng dụng đưa máy công cụ cải tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giải phóng một phần sức lao động của con người; tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất cho các hộ sản xuất; định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống, gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Đối với Phát triển du lịch sinh thái

- Tổ chức các tour du lịch mạo hiểm với hành trình chinh phục Hà Giang bằng xe phân khối lớn hoặc xe đạp địa hình, phát triển các tour du lịch mạo hiểm ở mức trung bình như: leo núi, chinh phục đỉnh cao bằng xe đạp, xe máy địa hình, khám phá hang động, du lịch trải nghiệm một số đỉnh núi có độ hùng vĩ, độc đáo và hoang sơ trên Cao nguyên đá như núi Tù Sán ( Đồng Văn) và Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thí ( Hoàng Su Phì).

- Đầu tư vào khai thác và lập hồ sơ xếp hạng di tích một số hang động mới lạ, có tiềm năng và điều kiện khai thác như Hang Nà Luông (Yên Minh), Khố Mỷ(Quản Bạ), Bó Lỷ ( Bắc Mê), Pắc Thẳm (Quang Bình), một số hang động gắn với những sự tích, huyền thoại, sự kiện lịch sử có sức hấp dẫn như hang Vần Chải- Đồng Văn.

- Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn bằng việc chuẩn hóa mô hình du lịch đồng thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm theo mô hình homestay 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) gắn với các hoạt động trải nghiệm canh tác ngô trên nương đá, trên sườn dốc đứng tại một số làng văn hóa du lịch cộng đồng trên công viên địa chất cao nguyên đá.

- Khoanh định vùng bảo vệ, phát triển các tuyến du lịch tiềm năng trong khu vực bảo tồn thiên nhiên tại địa phương như Tây Côn Lĩnh, Du Gìa- Minh Sơn, Phong Quang, rừng nguyên sinh Đèo Gió … lựa chọn vị trí địa điểm thích hợp xây dựng các điểm dừng chân, vọng cảnh và công trình phụ trợ tại một số điểm nhấn trên tuyến du lịch có cảnh quan hấp dẫn như: cụm cảnh quan danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, cụm cảnh quan Cao Nguyên Đá, dốc đèo.

- Đẩy mạnh khai thác, đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái văn hóa tại các khu vực lòng hồ, thủy điện có tiềm năng như hồ Quang Minh ( Bắc Quang), lòng hồ thủy điện Thái An ( Quản Bạ), Sông Chừng ( Quang Bình), Nậm An ( Bắc Quang), đặc biệt lòng hồ thủy điện Na Hang tại Bắc Mê.

- Khai thác có hiệu quả một số điểm tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị cao như các khu danh thắng, cảnh quan gắn với tự nhiên suối thác như Thác Thúy (

Bắc Quang), Thác Tiên ( Xín Mần), các mỏ suối khoáng có tiềm năng và giá trị cao như Thanh Hà (Vị Xuyên), Quảng Nguyên ( Xín Mần), Tân Lập ( Bắc Quang).

- Tổ chức tour tham quan cảnh đẹp và hệ sinh thái núi cao: Trong công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn có thể khai thác tốt loại hình du lịch này. Du khách có thể thăm các danh lam thắng cảnh của cao nguyên ( những rừng đá, hoang mạc đá, hẻm vực, hang động…) kết hợp xem xét thảm thực vật độc đáo mọc trên núi đá vôi và núi đất hoặc dã ngoại gắn với mội trường thiên nhiên rừng nguyên sinh Du Gìa, Tùng Vài, Vần Chải, Bát Đại Sơn…

- Tổ chức các tour du lịch nghỉ dưỡng cao cấp: Khu cao nguyên Làng Đán, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ với địa hình khá bằng phẳng, nằm ở độ cao 1000m (gần tương đương với khu nghỉ mát Sapa của tỉnh Lào Cai) là nơi phù hợp để xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp.

Đối với phát triển du lịch cộng đồng

- Tích cực triển khai xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch với chủ trương mỗi huyện tập trung phát triển một làng văn hóa gắn liền với du lịch cộng đồng,

- Bên cạnh đó, tổ chức nhiều khóa tập huấn du lịch cộng đồng cho học viên tại các thôn, bản nhằm cung cấp kiến thức về bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch; kỹ năng trong kinh doanh, phục vụ khách du lịch, trình tự đón khách, quy trình phục vụ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm; kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, hướng dẫn khách tham quan…

- Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, cung cấp cho du khách những sản phẩm lưu niệm độc đáo như: các sản phẩm dệt lanh (huyện Quản Bạ), mây tre đan (huyện Vị Xuyên, Bắc Quang), rượu ngô Thanh Vân (huyện Quản Bạ), rượu Nàng Đôn (huyện Hoàng Su Phì)… Trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Lô Lô, Pà Thẻn, Dao...

- Chủ động cân đối nguồn ngân sách, hỗ trợ nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản như: đường bê tông nông thôn, nhà văn hóa du lịch cộng đồng, cổng làng, công trình vệ sinh khép kín, bể chứa nước sạch…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)