6. Cấu trúc của đề tài
2.4. Phân tích chu kỳ sống của một số điểm dulịch
2.4.1. Bản Thiên Hương
Là một thôn thuộc thị trấn Đồng Văn, cách trung tâm thị trấn khoảng 5km về phía Đông Bắc, là nơi sinh sống của 44 hộ dân, phần lớn là dân tộc Tày với 215 nhân khẩu, bà con chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thiên Hương mở ra trước mắt du khách một khung trời mới, có sức sống hơn trên “Vương quốc Đá”. Đến Thiên Hương, du khách được thư giãn giữa không gian bình yên của một thôn vùng cao biên giới, nơi sinh sống lâu đời của cộng đồng các dân tộc Tày, Mông, Giáy. Cách thị trấn Đồng Văn 5km, Thiên Hương vẫn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng của mình mà ít nơi nào trên mảnh đất Cao nguyên có được. Lối kiến trúc truyền thống với tường trình, ngói máng, rào đá bao quanh vẫn được người dân lựa chọn sử dụng để dựng nhà. Phụ nữ Mông ở đây vẫn trồng lanh, dệt vải để may các bộ trang phục truyền thống cho người thân trong gia đình. Thiên Hương còn được biết đến với sản phẩm rượu ngô men lá truyền thống - rượu Thiên Hương. Hương vị thơm nồng, êm dịu cộng thêm chút mới lạ của men lá, rượu ngô Thiên Hương đã làm say lòng biết bao du khách khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn. Đầu thôn Thiên Hương là một khu rừng đại thụ có một không hai nơi địa đầu tổ quốc. Khu rừng có hơn 10 cây đa có tuổi đời đến trên 100 tuổi. Tuy nhiên, đường xá giao thông tiếp cận còn rất khó khăn, các phương tiện có thể di chuyển được là xe ô tô nhỏ, hoặc xe máy. Về dịch vụ lưu trú: hiện thôn Thiên Hương đã và đang hoàn thiện dịch vụ homestay để phục vụ du khách muốn nghỉ đêm tại thôn. Quãng đường từ Thị trấn Đồng Văn đến thôn Thiên Hương chỉ cách nhau 5km nên hiện nay du khách có nhu cầu phải di chuyển về nghỉ đêm tại thị trấn Đồng Văn. Vì vậy, khách du lịch ở đây chủ yếu là khách du lịch khám phá, theo từng nhóm nhỏ.
Như vậy, như đã phân tích trên bản Thiên Hương mới phát triển trong thời kỳ đầu giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến.
2.4.2. Bản Tha
Bản Tha, xã Phương Độ, cách thị xã Hà Giang chưa đầy mười cây số, nằm trên đường đi cửa khẩu Thanh Thủy, đường giao thông tiếp cận thuận tiện. Cả thôn có hơn 90 ngôi nhà, kiểu nhà sàn truyền thống, tất cả bằng tre, nứa, gỗ. Đó là nơi sinh sống của gần 550 người dân tộc Tày, sống hoàn toàn với nghề lúa nước. Phụ
nữ lúc nào cũng giữ y phục váy đen truyền thống. Về cơ sở lưu trú phục vụ thì chỉ bảy ngôi nhà rộng đẹp nhất thôn sẵn sàng cho khách ở trọ. Tổng số giường chưa tới 20 với các tiện nghi chỉ là mùng, mền, chiếu, gối nhưng luôn được giặt sạch sẽ. Thôn Tha là trường hợp đặc biệt ở Hà Giang. Năm 2007, chính quyền chọn thôn làm “Làng văn hóa du lịch cộng đồng”, giáo dục và hỗ trợ đồng bào ở đây về ý thức vệ sinh môi trường như xây nhà cầu, làm chuồng trâu bò riêng, không nằm chung dưới nhà sàn, không thả rông gia súc phóng uế ngoài đường... Bản cũng thành lập đội văn nghệ riêng phục vụ du khách. Nhiều du khách tìm đến đây bởi nét đặc trưng của văn hóa Tày không đâu có. Người dân hiền lành và quý trọng du khách. Theo số liệu thống kê năm 2012, lượng khách tham quan là 7.000 lượt khách, 200 khách nghỉ đêm/ năm chủ yếu là khách địa phương và khách cơ quan đoàn thể.
Như vậy, qua những vấn đề đã phân tích trên bản Tha phát triển trong thời kỳ giữa giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến.
2.4.3. Bản Nậm Đăm
Thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) nằm cách trung tâm huyện lỵ Quản Bạ 8 km. Nậm Đăm cách thành phố Hà Giang khoảng 45 km, có vị trí lý tưởng là nằm dưới chân Núi Đôi là biểu tượng du lịch Hà Giang, cách Cổng Trời Quản Bạ khoảng 8 km, trên đường đi Yên Minh Đồng Văn Mèo Vạc. Toàn thôn có 48 hộ bằng 233 nhân khẩu, 100% đồng bào là dân tộc Dao sinh sống. Với lợi thế là thôn gần trung tâm huyện, xã, có những điều kiện phát triển kinh tế, còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Dao. Thôn Nậm Đăm thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã được lựa chọn là thôn điểm trong xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng bới lợi thế về cảnh quan thiên nhiên cùng ý thức giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Dao. Hỗ trợ đồng bào người Dao phát triển du lịch để giới thiệu văn hóa dân tộc, góp phần bảo tồn văn hóa người Dao, đồng thời, tạo thu nhập là mục đích của dự án Du lịch vì người nghèo tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nhận thấy đây là mô hình vừa có thể giúp người dân tăng thêm nguồn sinh kế, nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, lại vừa giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa bản sắc của người Dao, Tổ chức Caritas (Thụy Sĩ) đã phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) triển
khai hợp phần dự án Du lịch vì người nghèo tại thôn Nậm Đăm. Hợp phần này nằm trong Dự án “Phát triển tổng hợp cộng đồng trên địa bàn Quản Bạ” với thời gian thực hiện trong 3 năm (2012 – 2014). Caritas đã tham vấn các doanh nghiệp lữ hành và cùng họ tìm cách phát triển các sản phẩm du lịch như tổ chức xây dựng các tuyến treking, thưởng ngoạn các hoạt động văn hóa và ẩm thực bản địa, trải nghiệm các hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật, và kết hợp du lịch với các hoạt động thiện nguyện như tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường… Ngoài mức độ dịch vụ đáp ứng cơ bản (nhà vệ sinh nóng lạnh, chăn màn sạch sẽ, món ăn ngon...) du khách sẽ được hòa mình hoàn toàn trong đời sống dân tộc Dao (gần 100% dân bản vẫn giữ thói quen mặc quần áo truyền thống trong bản). Đồng thời, đã khai thác các tuyến thăm quan, trekking ở Nậm Đăm - Quản Bạ cơ bản có: bản Trúc Sơn (bản định cư cũ của người dân Nặm Đăm); bản Lùng Tám (làng dệt vải lanh truyền thống người Mông); hang Khố Mỷ (rất to và rộng); thăm thác Trẻ Em; thung lũng Lùng Tám-Cán Tỷ, bản Thanh Vân (truyền thống nấu rượu ngô). Như vậy, du lịch bản Nậm Đăm có sự phát triển khi có các dịch vụ lưu trú homestay đáp ứng cơ bản các nhu cầu của du khách tuy số lượng còn hạn chế khi mới có 3 cơ sở lưu trú và mỗi cơ sở đón được 6-12 khách/ đêm, đã xây dựng và khai thác các tuyến du lịch làm phong phú, đa dạng hóa sản phẩm, và các hoạt động du lịch được tư vấn, hỗ trợ, kiểm soát bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ.
Có thể nói, với sự phát triển du lịch còn sơ khai du lịch bản Nậm Đăm mới phát triển thời kỳ đầu của giai đoạn thâm nhập của chu kỳ sống điểm đến.
2.4.4. Bản Hạ Thành
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 6km là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng và sinh thái thôn Hạ Thành. Cả thôn có 117 hộ, chủ yếu là đồng bào Tày. Nơi đây bà con vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, trong đó nổi bật là các làn điệu dân ca như hát then, hát cọi, đặc biệt là những điệu múa cổ truyền như: Múa đàn tính, múa gậy, múa còn, múa chầu then… đó là những vũ điệu dân gian làm đắm say lòng người bởi chất phóng khoáng và giàu tính ước lệ. Tại đây có 7 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn ngủ, 9 hộ bán hàng quà lưu niệm và dịch vụ khác
(đều có biển sơ đồ chỉ dẫn) .. thôn có 02 sân bóng chuyền (một sân ở tại trụ sở thôn, 01 sân tại Thủy điện 302) đã xây dựng các đội văn nghệ truyền thống phục vụ du khách, rất nhiều chương trình du lịch, có các dịch vụ cơ bản phục vụ du khách.Tuy nhiên, nếu đối chiếu 10 tiêu chí cơ bản xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới Thôn Hạ Thành còn 6 tiêu chí chưa đạt, cụ thể: Có làng nghề truyền thống, đảm bảo phục vụ lưu trú cho khách du lịch, đảm bảo về vệ sinh môi trường, có thể phục vụ các món ăn ẩm thực, lắp đặt hệ thống mạng Internet, bố trí tủ sách thư viện tại nhà sàn văn hóa truyền thống.
Có thể nói, so sánh sự phát triển bản Thiên Hương, bản Nậm Đăm bản Hạ Thành đang nằm ở giai đoạn giữa của giai đoạn thâm nhập của chu kỳ sống điểm đến.
2.4.5. Thị trấn Đồng Văn
Thị trấn Đồng văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với mặt nước biển, cách TP.Hà Giang 160km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến trúc hàng trăm năm tuổi mà vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm của nó đã làm du khách như trút hết mệt mỏi sau khi vượt những chặng đường dài để đến với Đồng Văn. Trung tâm của huyện Đồng Văn là thị trấn Đồng Văn- nơi có khu phố cổ và chợ cổ (trước đây, huyện lị của Đồng Văn là thị trấn Phó Bảng).
Tại Đồng Văn trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay, lĩnh vực du lịch có bước phát triển vượt bậc. Nhiều loại hình du lịch được hình thành. Nhiều loại hình dịch vụ bổ trợ du lịch như ăn uống, giải khát vui chơi giải trí được phát triển. Cơ sở hạ tầng du lịch, các điểm du lịch của huyện đang từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp đưa vào sử dụng. Hiện nay có 6 cơ sở lưu trú với 132 phòng nghỉ,10 nhà hàng ăn uống và nhiều quầy hàng lưu niệm, hàng ăn uống giải khát như cà phê Phố, các quán ăn đêm, các nhà hàng Karaoke, các điểm vui chơi giải trí khác thường xuyên hoạt động kinh doanh phục vụ khách thăm quan du lịch.
Như vậy, với những bước phát triển du lịch đạt được thì có thể thấy du lịch thị trấn Đồng Văn đang ở thời kỳ cuối của giai đoạn thâm nhập.
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chu kỳ sống của một số điểm du lịch
Địa điểm Đặc điểm Kết quả
1. Bản Thiên Hƣơng Bản Nậm Đăm
+ Giao thông đi lại khó khăn ( tiếp cận điểm đến chủ yếu bằng ôtô 7 chỗ và xe máy
+ Các dịch vụ lưu trú chưa có ( bản Thiên Hương), hoặc có nhưng số lượng nhỏ và chất lượng hạn chế (bản Nậm Đăm)
+ Văn hóa, phong tục của dân tộc thiểu số còn lưu giữ nguyên vẹn không bị tác động bởi du lịch
+ Khách du lịch thường là nhóm nhỏ, ưa khám phá
Thời kỳ đầu của thâm nhập thâm nhập
2. Bản Tha
3. Bản Hạ Thành
+ Có sự phát triển khi có các dịch vụ lưu trú homestay đáp ứng cơ bản các nhu cầu của du khách tuy số lượng còn hạn chế
+ Đã xây dựng và khai thác các tuyến du lịch làm phong phú, đa dạng hóa sản phẩm ( Tổ chức các đội văn nghệ) + Các hoạt động du lịch được tư vấn, hỗ trợ, kiểm soát bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ. + Khách du lịch thường là theo đoàn tự tổ chức, ưa thích khám phá.
Thời kỳ giữa của giai đoạn thâm nhập
4. Thị trấn Đồng Văn + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch được đầu tư, nâng cấp đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Đặc biệt, giao thông thuận lợi, có thể tiếp cận dễ
Thời kỳ cuối của giai đoạn thâm nhập
dàng.
+Số lượng cơ sở lưu trú và doanh thu du lịch tăng và nhiều hơn so với điểm đến khác.
+ Có các dịch vụ bổ sung, hỗ trợ như quầy hàng lưu niệm, hàng ăn uống giải khát như cà phê Phố, các quán ăn đêm, các nhà hàng Karaoke, các điểm vui chơi giải trí khác
+ Khách du lịch tăng, bao gồm cả khách du lịch quốc tế và nội địa, tự tổ chức và đi theo công ty lữ hành.
Nguồn: Tác giả
Hình 2.7. Chu kỳ sống của một số điểm du lịch Hà Giang
2.5. Những vấn đề đặt ra phát triển du lịch Hà Giang
Ngoài những thành tích đạt được trong thời gian vừa qua, du lịch Hà Giang cũng không tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển thâm nhập của chu kỳ sống của điểm đến du lịch .
Mặt bằng kinh tế - xã hội của Hà Giang nói chung còn thấp, mạng lưới giao thông tới các xã còn nhiều khó khăn. Vốn đầu tư cho du lịch còn rất thiếu và chưa đồng bộ nên không thể đầu tư những điểm du lịch có chất lượng cao, các cơ sở hạ tầng du lịch vừa đầu tư xây dựng vừa khai thác, tiến độ đầu tư còn chậm và dàn trải. Bên cạnh đó, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển du lịch của nhà nước Hà Giang còn rất hạn chế. Kinh nghiệm trong đầu tư khai thác, quản lý các hoạt động doanh du lịch của đội ngũ lao động trong ngành còn nhiều bất cập.
Sản phẩm du lịch và dịch vụ của Hà Giang còn nghèo nàn đơn điệu chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống tuy đã phát triển nhưng mẫu mã, chủng loại còn đơn điệu, chưa thu hút sự chú ý của khách du lịch. Một số sản phẩm được sản xuất từ lanh truyền thống, thổ cẩm đã được khách du lịch chú ý nhưng nguồn nguyên liệu lại thiếu nên không đáp ứng được nhu cầu của khách. Chưa tìm được thị trường tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm. Việc lựa chọn và xây dựng làng du lịch còn chưa có sự gắn kết và phối hợp tốt giữa các cấp ngành và các đơn vị lữ hành, người dân với chính quyền địa phương để có mô hình xây dựng và tổ chức quản lý cho phù hợp. Một số làng được lựa chọn không đảm bảo các tiêu chí về tính truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc và không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trình độ năng lực cán bộ quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế, chưa đào tạo chuyên sâu, bài bản, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Một số phòng Văn hóa- Thông tin, trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số huyện, thành phố chưa có cán bộ phụ trách về du lịch. Hà Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, giao thông đi lại còn khó khăn, dân trí của đồng bào còn nhiều
hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nên dẫn đến tình trạng thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên nên người dân vẫn chưa ý thức hết vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch quy mô nhỏ, phạm vi còn hẹp chủ yếu quảng bá trong nước, chưa vươn ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vừa thiếu vừa yếu và hoạt động còn nhiều hạn chế.
Tiểu kết chƣơng 2
Nội dung chính của chương 2 là nghiên cứu, sử dụng phân tích năm nhân tố như: số lượt khách; doanh thu du lịch; cơ sở lưu trú; công ty lữ hành, cơ cấu tổng sản phẩm để chứng minh giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của điểm đến Hà Giang.
Qua bảng 2.1 chương 2, kết quả cho thấy điểm đến Hà Giang đều ở giai đoạn thâm nhập.
Vì vậy, cũng với tư cách là điểm đến du lịch nghiên cứu cũng xác định giai đoạn các vùng khác nhau Hà Giang cũng thông qua các nhân tố: số lượt khách; doanh thu du lịch; cơ sở lưu trú; công ty lữ hành. Kết quả cho thấy các vùng phát triển du lịch của Hà Giang vẫn đều nằm trong giai đoạn thâm nhập của chu kỳ sống của điểm đến, tuy cũng theo đối chiếu so sánh khoảng cách phát triển du lịch ở các vùng có chút khác biệt nhưng không đáng kể.