Vùng núi thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 76 - 78)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Phân tích chu kỳ sống điểm đến dulịch các vùng của tỉnh Hà Giang

2.3.3. Vùng núi thấp

Vùng núi thấp (vùng đồi núi thung lũng sông Lô) bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang, Quang Bình. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Đây là vùng phát triển nhất của Hà Giang, là vùng động lực về phát triển kinh tế xã hội bởi có rất nhiều thuận lợi trong canh tác, giao thông đường bộ và đường thủy. Công viên nước Hà Phương; Khu du lịch Bồng Lai, khu du lịch Thể thao Hà Yên, suối tiên, Núi Cấm cùng các làng văn hoá du lịch dân tộc Tày thôn Tha, xã Phương Độ; Bản Tùy, xã Ngọc Đường và thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Về khách du lịch, hàng năm ngoài khách trong nước, khách du lịch quốc tế đến vùng chủ yếu là từ Trung Quốc và thị xã qua đường cửa khẩu Thanh Thủy bằng giấy thông hành biên giới, với lượng khách khoảng trên 30.000 lượt người mỗi năm và phần lớn là khách tự do không đi theo chương trình của các đơn vị lữ hành nên

rất khó khăn cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch, lượng khách du lịch đến khu vực đạt trên 300.000 lượt người năm 2010.

Với 36 cơ sở lưu trú du lịch của các thành phần kinh tế, trong đó có 6 khách sạn 1 sao, 1 khách sạn 2 sao và 29 khách sạn đạt các tiêu chuẩn tối thiểu. Nhìn chung thị xã còn thiếu những khách sạn quy mô lớn, dịch vụ cao để đáp ứng nhu cầu của khách. Hiện trên điạ bàn có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, bao gồm 1 chi nhánh và 2 doanh nghiệp nhà nước. Về doanh thu, doanh thu du lịch toàn vùng đạt 55 tỷ đồng năm 2007 và đến năm 2010 đạt trên 110 tỷ đồng.

Như vậy, qua việc quan sát nghiên cứu có thể kết luận rằng vùng núi thấp Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến và sẽ phát triển ở những giai đoạn sau.

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chu kỳ sống của các vùng du lịch Hà Giang Hà Giang

Địa điểm Thời gian dữ liệu

Đặc điểm Kết quả

Vùng cao phía bắc 2007-2012

+ Được chính quyền ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, quảng bá, xúc tiến điểm đến Cao nguyên đá Đồng Văn. + Số lượng khách tăng, thành phần du khách đa dạng từ khách tham quan đến khách nghiên cứu chuyên đề. + Các cơ sở lưu trú với quy mô rất nhỏ (chủ yếu nhà nghỉ bình dân) do người dân địa phương làm chủ.

1. Vùng cao phía tây 2007-2012 + Số lượng khách du lịch tăng, khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ Châu Âu, châu Mĩ.

+ Số lượng các cơ sở lưu trú còn quá ít, chất lượng khách sạn còn còn nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp.

Thâm nhập

Vùng núi thấp 2007-2012 + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch được đầu tư, nâng cấp đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch +Số lượng cơ sở lưu trú và doanh thu du lịch tăng và nhiều hơn so với các vùng khác.

+ Khách du lịch tăng, khách du lịch quốc tế đến vùng chủ yếu là từ Trung Quốc và thị xã qua đường cửa khẩu Thanh Thủy

Thâm nhập

Nguồn: Tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 76 - 78)