Một số nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 107 - 112)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Một số nhóm giải pháp khác

Ngoài những giải pháp ưu tiên, phù hợp với giai đoạn phát triển thâm nhập, thì cũng cần quan tâm, thực hiện song song các nhóm giải pháp khác để đảm bảo phát triển bền vững, đẩy nhanh điểm đến du lịch Hà Giang đến giai đoạn phát triển.

3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch thương hiệu du lịch

3.3.1.1. Định hướng thị trường

Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút, ưu tiên thu hút phân đoạn thị trường có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, thời gian lưu trú dài.

- Thị trường nội địa: thị trường khách nội địa vẫn giữ vai trò quan trọng, từ khách đi tự do nhóm nhỏ đến khách đi theo đoàn của các công ty lữ hành.

- Thị trường quốc tế: tiến hành các hoạt động mở rộng và củng cố thị trường khách quốc tế truyền thống: Đông Bắc Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương ( Singapor, Malayxia, Thái Lan, Úc)

- Tăng cường thị trường cao cấp từ Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha), Châu Mỹ ( Mỹ, Canada)

3.3.1.2. Xúc tiến quảng bá du lịch

- Trước hết, nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của trung tâm xúc tiến du lịch Hà Giang và các trung tâm vệ tinh trong việc hướng dẫn, quảng bá hình ảnh du lịch, cung cấp thông tin đến khách du lịch bằng việc đầu tư trụ sở hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu theo mô hình của Trung tâm thông tin du lịch SaPa (Lào Cai). - Trước khi xây dựng và thực hiện chương trình, chiến dịch xúc tiến du lịch, các cơ quan chuyên trách phải thực hiên đầy đủ các khâu trong xúc tiến du lịch: nghiên cứu

thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm gắn chặt với chiến lược thị trường- sản phẩm và chiến lược phát triển thương hiệu, và xúc tiến du lịch.Trong đó, nội dung xúc tiến quảng bá điểm đến Hà Giang, sản phẩm du lịch, thương hiệu phải phù hợp với từng khúc thị trường.

- Khi xây dựng kế hoạch xúc tiến cần xây dựng kế hoạch xúc tiến dài hạn và kế hoạch xúc tiến hàng năm, đồng thời tổ chức đánh giá kết quả xúc tiến nhằm xác định những mặt làm được và chưa làm được để điều chỉnh cho phù hợp với thị trường.

- Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch với các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn tạo gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Song song chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ra thị trường khu vực và quốc tế để thu hút du khách quốc tế và thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch nội địa.

- Tăng cường đầu tư khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông cho hoạt động xúc tiến du lịch, chú trọng phát triển hình thức marketing điện tử (E- marketing) phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch; đầu tư đổi mới về hình thức và nội dung, tăng cường, bổ sung và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tài liệu quảng bá du lịch như bản tin du lịch, bản đồ, tập gấp, đĩa phim, đồng thời tranh thủ các kênh thông tin đại chúng thông qua các sự kiện của Tỉnh và khu vực có tham gia của Hà Giang.

- Xây dựng hình ảnh thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng và tiêu đề cho du lịch Hà Giang. Đây là cơ sở cho chiến dịch quảng cáo và thiết kế ấn phẩm quảng cáo một cách chuyên nghiệp.

- Quảng cáo giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch, sự hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, nét văn hóa mang đậm màu sắc các dân tộc cao nguyên, các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những sản phẩm của núi đá cao nguyên….

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, họp báo triển lãm có tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang.

- Chủ động lập kế hoạch tốt các hội chợ, các hội thảo, các sự kiện về du lịch, tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về sản phẩm du lịch. -Tổ chức Fam tour, cùng các nhà chuyên môn du lịch, điều hành du lịch trong và ngoài nước tìm hiểu, đánh giá, khai thác các tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua họ quảng bá du lịch Hà Giang không chỉ trong mà còn ngoài nước.

- Phối hợp với các tỉnh xây dựng chương trình qua miền di sản; giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch với Châu Vân Sơn- Vân Nam – Trung Quốc. Đồng thời, phối hợp mở rộng tuyến du lịch Hà Giang ( Việt Nam)- tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

3.3.1.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang

- Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang trên cơ sở phát triển thương hiệu điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu các doanh nghiệp du lịch, các địa danh du lịch. Chiến lược thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm – thị trường và chiến lược xúc tiến quảng bá của Hà Giang.

- Xây dựng nhận thức rõ ràng cho mọi đối tượng tham gia du lịch về phát triển thương hiệu bền vững.

- Phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp đến đến thị trường mục tiêu.

3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay do yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch các nước và trên khu vực, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu trên, Hà Giang cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân. Những nội dung chính của một chương trình đào tạo như trên bao gồm:

- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành.

- Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình như trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. Tỉnh mời các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch. Trong trường hợp đặc biệt có thể mời các chuyên gia ở một số nước có ngành công nghiệp phát triển triển trong khu vực Singapore, Thailand, Malasia.

-Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và ở các nước có ngành du lịch phát triển.

- Nâng cao nhận thức xã hội từ Trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo đến các cán bộ ngành du lịch và liên quan, từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến cộng đồng địa phương liên quan. Qúa trình nâng cao nhận thức cần đạt sự chuyển biến căn bản nhận thức về vai trò vị trí cuả du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về trách nhiệm thực hiện bảo vệ môi trường du lịch, trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch và dịch vụ công liên quan đến du lịch và trong thực hiện xây dựng thương hiệu điểm đến.

- Đào tạo tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch, việc đào tạo này có thể thực hiện bằng hình thức:

+ Những người giỏi nghề truyền cho những người mới, người chưa có kinh nghiệm trong từng công việc cụ thể sao cho thạo dần.

+ Mời giảng viên về du lịch về dạy các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng tại chỗ, đào tạo ngoại ngữ và cung cấp các kiến thức về môi trường sinh thái. - Nguồn kinh phí đào tạo nhân lực được huy động từ ngân sách hỗ trợ phát triển du lịch, ngân sách đào tạo cán bộ quản lý của nhà nước, từ đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn đầu tư, từ tổ chức và các đơn vị tham gia khóa học và các nguồn tài chính khác.

Tóm lại cốt lõi trong việc đào tạo và phát triển nhân lực Hà Giang cần phải mang tính chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn.

3.3.3. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương về du lịch

Bồi dưỡng kiến thức du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương về lĩnh vực này. Do đó tác giả đề xuất giải pháp:

- Thứ nhất, Hà Giang cần có sự phối hợp kết hợp giữa các sở, ngành liên quan xây dựng chương trình và nội dung để bồi dưỡng kiến thức về văn hóa du lịch cho cộng đồng dân cư như: kiến thức về tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quyền lợi và trách nhiệm của người dân từ hoạt động du lịch, cách ứng xử của người dân địa phương với khách du lịch, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng với khách quốc tế… - Thứ hai, thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch cho cộng đồng dân cư. Nhận thức cơ bản về hoạt động du lịch, những quyền lợi được hưởng sẽ giúp người dân địa phương từ những em nhỏ có trách nhiệm hơn với địa phương mình, ứng xử phù hợp hơn với du khách, với môi trường và tài nguyên sẵn có.

- Thứ ba, để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo kiến thức và văn hóa du lịch đồng bộ và thường xuyên, chính quyền các cấp cần có chủ trương, chính sách mang tính lâu dài.

- Thứ tư, cần quan tâm hơn đến việc phân bổ nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng dân cư, vận động, tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia vào công tác xã hội hoas du lịch, cả cộng đồng địa phương làm du lịch theo hướng bền vững…

Vấn đề bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch cho cộng đồng địa phương không chỉ mang tính chất tuyên truyền mà còn cần phát triển thành một chuyên đề nhất định dạy học tại nhà trường phổ thông góp phần trau dồi kiến thức cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức và ý thức trong hoạt động du lịch cho thế hệ trẻ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)