Nhận xét, đánh giá về hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 94 - 96)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.4 Nhận xét, đánh giá về hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư

Thư viện Trường Đại học Hoa Lư

Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường, số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên tăng lên, dẫn đến nhu cầu thông tin tăng cao, áp lực đối với nguồn lực thông tin của Thư viện ĐHHL càng lớn. Vì thế, từ sau năm 2007, Thư viện ĐHHL đã bước đầu được lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư nâng cấp về mọi mặt, trong đó công tác phát triển vốn tài liệu được chú trọng hàng đầu.

* Những thành tích đạt được:

- Sự đa dạng về nội dung tài liệu (tương ứng với những ngành đào tạo mới mới kể từ sau năm 2007); nội dung tài liệu không chỉ bó hẹp trong phạm vi các ngành đào tạo Sư phạm mà xuất hiện thêm nhiều nội dung thuộc các môn loại mới mà trước đây chưa từng có. Về cơ bản nguồn lực thông tin đã đáp ứng được nhu cầu tài liệu phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và giải trí của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường.

- Số lượng tài liệu bổ sung tăng gấp đôi so với thời kỳ trước năm 2007; trong đó, số lượng tài liệu điện tử gia tăng đáng kể;

- Sự với gia tăng về nguồn lực thông tin đã góp phần nâng cao vị thế của Thư viện (từ Thư viện Trường CĐSP Ninh Bình trở thành Thư viện Trường Đại học Hoa

Lư ngày nay); đồng thời sẵn sàng chuẩn bị nguồn thông tin/ nguồn học liệu phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo tín chỉ của Nhà trường.

* Một số hạn chế:

- Loại hình tài liệu của Thư viện còn thiên lệch, dạng tài liệu truyền thống/tài liệu trên giấy chủ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu thành phần vốn tài liệu; trong khi đó, tài liệu điện tử có số lượng không đáng kể; ngôn ngữ của tài liệu chủ yếu là tiếng Việt, tài liệu ngoại văn có số lượng khiêm tốn.

- Do tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, diện tích kho chứa chưa được mở rộng tương ứng với sự gia tăng nguồn lực thông tin, Thư viện vẫn chưa thể tổ chức được các phòng kho chuyên dạng như phòng mutimedia, phòng tài liệu ngoại văn, phòng báo, tạp chí,…. để phục vụ người dùng tin.

- Do chưa có chính sách phát triển nguồn tin thành văn, nên công tác bổ sung còn mang tính chủ quan, thiếu đồng bộ, dẫn đến hiện tượng bổ sung trùng lặp, lãng phí. - Thư viện chưa chú trọng thu thập nguồn tài liệu nội sinh trong phạm vi nhà trường và các nguồn tài liệu xám có giá trị khác; đồng thời chưa tiến hành phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin với bất kể đơn vị nào trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan của tất cả các hạn chế trên là do đặc thù của một thư viện đại học ở địa phương như điểm xuất phát thấp về mọi phương diện (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, kinh phí...), lại mới được nâng cấp, mở rộng quy mô từ trường Cao đẳng Sư phạm trước đây

- Nguyên nhân chủ quan là do sự hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như tâm huyết của đội ngũ cán bộ cán bộ Thư viện; sự thiếu quan tâm sao sát của lãnh đạo nhà trường đối với lĩnh vực hoạt động thư viện (nhất là thời kỳ trước năm 2007).

Chương 3

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HOA LƯ

Những năm qua, Thư viện ĐHHL đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Với nguồn lực thông tin hiện có, Thư viện đã từng bước thoả mãn nhu cầu của NDT; giúp kích thích khả năng sáng tạo, tìm tòi, nâng cao hiệu quả lao động trí tuệ của họ. Tuy nhiên, thực trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện còn bộ lộ nhiều hạn chế, cần có giải pháp khắc phục kịp thời. Để nâng cao chất lượng của công tác này, đồng thời tích cực chuẩn bị đảm nhiệm phục vụ đào tạo theo tín chỉ của nhà trường trong thời gian tới, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)