Những ưu, nhược điểm của hiện trạng nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 83)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.2 Thực trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hoa Lư

2.2.4 Những ưu, nhược điểm của hiện trạng nguồn lực thông tin

* Ưu điểm

Hiện nay, nguồn lực thông tin của Thư viện ĐHHL có số lượng tương đối lớn (chỉ tính riêng với loại hình sách đến hết tháng 5 năm 2011, Thư viện có 6010 tên sách với 79533 cuốn). Nội dung của nguồn lực thông tin khá phong phú, đa dạng bao gồm các lĩnh vực khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) phục vụ các chuyên ngành đào tạo Sư phạm và các lĩnh vực Kinh tế (Kế toán, Quản trị kinh doanh, Du lịch), Công nghệ - Kỹ thuật (Thiết bị trường học, Trồng trọt) phục vụ các chuyên ngành đào tạo ngoài Sư phạm mới được mở từ sau năm 2007.

Hiện nay, về nội dung của nguồn lực thông tin tại Thư viện nhìn chung khá bao quát, bám sát tất cả các ngành đào tạo của Trường ĐHHL. Tương ứng với mỗi chuyên ngành đào tạo Thư viện đều có giáo trình, tài liệu tham khảo bám sát nội dung, chương trình đào tạo.Về cơ bản, nguồn lực thông tin của Thư viện đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của họ.

* Nhược điểm

Nguồn lực thông tin của Thư viện tuy có số lượng tương đối lớn, nội dung khá phong phú; song còn thiên lệch, chưa cân đối giữa các môn loại; sơ sài về loại hình tài liệu. Các ngành đào tạo ngoài Sư phạm mới được mở kể từ khi nhà trường được nâng cấp lên thành đại học đa ngành (sau năm 2007) như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Thư viện – Thông tin, Du lịch,…có số lượng tài liệu khiêm tốn (chỉ bằng khoảng 1/4) so với khối tài liệu phục vụ cho các ngành Sư phạm .

Mặc dù, ngày nay, các thư viện ở Việt Nam nói chung, thư viện đại học nói riêng rất chú trọng bổ sung loại tài liệu điện tử/tài liệu số hoá tiến tới việc xây dựng thư viện điện tử, thư viện số; do đó, tỷ trọng của loại hình tài liệu này đang lớn dần trong cơ cấu thành phần loại hình tài liệu của các đơn vị. Tuy nhiên, tại Thư viện ĐHHL, loại

hình tài liệu điện tử chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé. Loại hình tài liệu chính của Thư viện là dạng truyền thống (tài liệu trên giấy), bao gồm: sách chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học, báo, tạp chí….

Hơn nữa, loại hình tài liệu của Thư viện mặc dù chủ yếu là dạng truyền thống (phân loại theo vật liệu mang tin) song lại cũng rất thiên lệch, không có sự cân đối, hài hoà giữa các loại hình. Cụ thể, loại tài liệu là sách chiếm tới 96% tổng số vốn tài liệu của Thư viện. Loại hình tài liệu là ấn bản phẩm định kỳ có khối lượng hạn chế nên chưa đủ để lập thành một kho riêng biệt mà chỉ được sắp xếp trên 2 giá, được ghép chung với kho sách.

Sách ngoại văn đã có số lượng rất nhỏ trong cơ cấu vốn tài liệu nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn là sách photocopy, chất lượng in kém (do không mua được sách nhập ngoại).

Đặc biệt, tài liệu xám chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn trong thành phần vốn tài liệu của Thư viện ĐHHL. Mặc dù, tổng số các công trình nghiên cứu khoa học, các tập bài giảng của cán bộ, giảng viên trong trường vốn đã không nhiều (với đối tượng sinh viên, kể từ năm 2011, nhà trường mới bắt đầu triển khai việc nghiên cứu khoa học và làm khoá luận tốt nghiệp nên cho đến nay, họ vẫn không tạo ra được bất kỳ sản phẩm nào), song thư viện cũng không thu thập được đầy đủ. Điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác phát triển loại hình tài liệu xám/tài liệu nội sinh của Thư viện. Đây cũng là một vấn đề nổi cộm trong công tác phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện ĐHHL thời gian qua, rất cần có giải pháp khắc phục trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)