Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, ngoại văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 103 - 106)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.3 Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, ngoại văn

Hiện nay, thông tin khoa học và công nghệ phần lớn là bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh (theo Globalsearch, có đến 68% thông tin trên Internet là bằng tiếng Anh). [18] Người dùng tin có thể tiếp cận lĩnh vực thông tin này chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài. Thực tế hiện nay cho thấy, tại các thư viện đại học, ngày càng có nhiều NDTtìm kiếm và sử dụng các nguồn thông tin bằng ngoại ngữ.

Qua nghiên cứu cho thấy, NDT đang có xu hướng sử dụng các phương tiện điện tử để giao tiếp với thông tin (máy tính, các phương tiện truyền thông, tài liệu điện tử như: CSDL, sách điện tử,…).

Trong khi đó, xuất bản điện tử yêu cầu phải có chi phí bổ sung khá lớn và các nhà xuất bản đẩy chi phí này cho các thư viện gánh chịu. Phiên bản điện tử của các tạp chí chuyên ngành thường được gộp vào cùng với bản in, và các thư viện lại phải trả thêm tiền. Một số nhà xuất bản bán quyền truy cập vào các ấn phẩm điện tử với giá cao hơn rất nhiều và thậm chí dự định không phát hành ấn phẩm dưới dạng bản in nữa. Hơn nữa, có những vấn đề nghiêm trọng đối với tạp chí điện tử, trong đó vấn đề lưu trữ và duy trì các ấn phẩm điện tử thường được nhắc đến nhiều nhất. Vấn đề chính ở đây là tạp chí điện tử thường được mua quyền truy cập chứ không phải quyền sở hữu; nhưng nếu thư viện đặt mua báo in, họ có thể giữ chúng bao lâu tùy thích.[21]

Như trong chương 1 đã nói, Trường ĐHHL sẽ chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ trong thời gian khoảng 3 đến 4 năm tới. Khi đó, các dịch vụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến (E-learning) sẽ xuất hiện. Đào tạo trực tuyến là hình thức dạy học mà sinh viên không phải đến lớp, không phải tuân thủ những bó buộc về không gian (học thông qua các phương tiện điện tử, thông qua mạng Internet và các công nghệ Web) [39]. Với hình thức học trực tuyến, sinh viên có thể giao tiếp với cán bộ giảng dạy qua mạng dưới hình thức như E-mail, thảo luận trực tuyến, diễn đàn; còn Thư viện là nơi cung cấp nguồn tài liệu điện tử phục vụ việc học. Trong bối cảnh Internet đã phát triển ngoài tầm kiểm soát, việc lựa chọn thông tin điện tử và xác định giá trị của chúng để phục vụ người dùng là một thách thức lớn đối đặt ra đối với Thư viện ĐHHL. Bởi vì Internet chính là kho thông tin điện tử vô cùng phong phú và đa dạng.

Như vậy, trước sự xuất hiện của các nguồn tài nguyên điện tử và khả năng truy

cập đến các nguồn tài nguyên này đang tăng mạnh mẽ, để thoả mãn nhu cầu của NDT

- Tăng cường bổ sung loại hình tài liệu điện tử như: đĩa CD-ROM, sách điện tử,…

- Xây dựng kế hoạch mua quyền truy cập các CSDL nổi tiếng (bằng cách riêng rẽ hoặc phối hợp với các đơn vị đào tạo khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình) để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nhà trường.

- Từng bước tiến hành số hoá các giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo của từng môn học; vì đây là nguồn tin không thể thiếu cho một khoá học trực tuyến khi tiến hành đào tạo theo tín chỉ.

Nguồn lực thông tin hiện nay của Thư viện Trường Đại học Hoa Lư ngày nay có tới một nửa số lượng tài liệu là được tiếp nhận từ vốn tài liệu của Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình trước đây; tài liệu thuộc các khối ngành Sư phạm như: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Giaos dục Mầm non,...với ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt là chính. Sau năm 2007, Thư viện cũng chủ yếu bổ sung tài liệu tiếng Việt, trong khi số lượng tài liệu ngoại văn được bổ sung rất ít. Từ thực trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện có thể thấy rõ sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng giữa tài liệu ngoại văn so với tài liệu tiếng Việt. Do vậy, thời gian tới, Thư việc cần:

- Xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu ngoại văn (ngoài việc bổ sung thường xuyên tài liệu bằng tiếng Việt) để tạo điều kiện cho NDT có thể tiếp cận tới những nguồn thông tin khoa học và công nghệ mới trên thế giới một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất (NDT không phải chờ đợi đến khi tài liệu được dịch ra ngôn ngữ tiếng Việt).

- Các loại ngôn ngữ tài liệu cần bổ sung bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc,…; trong đó ưu tiên nhất là tiếng Anh.

Như vậy, trình độ của NDT tại Thư viện ĐHHL ngày càng cao hơn, chuyên sâu hơn (so với trình độ đào tạo cao đẳng trước đây); nhu cầu về thông tin của họ cũng đa dạng về nhiều lĩnh vực (ngoài các ngành đào tạo Sư phạm truyền thống của trường còn xuất hiện thêm các ngành đào tạo mới khác); do vậy, nguồn lực thông tin phải đảm bảo

đầy đủ về nội dung, đa dạng về loại hình, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Để phục vụ đòi hỏi ngày càng cao của NDT; đồng thời phục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường, Thư viện Trường Đại học Hoa Lư cần phải có chiến lược bổ sung cụ thể, hợp lý, khoa học hơn; đặc biệt cần đa dạng hoá các loại hình tài liệu nhất là tài liệu điện tử, tài liệu ngoại văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)