Thương mại Tây Âu cuối thời kỳ trung đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 26 - 29)

Q trình thâm nhập Đơn gÁ của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

1.1.2. Thương mại Tây Âu cuối thời kỳ trung đạ

Trƣớc khi có những cuộc phát kiến lớn về địa lý, Ai Cập, Bắc Phi, Địa Trung Hải là khu vực hải thƣơng sôi động bậc nhất thế giới, các hoạt động chủ đạo của thƣơng mại thế giới đều nằm ở khu vực này. Trong đó, các thƣơng nhân Ả rập, Ý là những ngƣời có vai trị chính và là động lực giúp thƣơng mại thế giới phát triển. Khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải trở thành trung tâm thƣơng nghiệp lớn nhất thế giới, phân phối hàng hóa cho tồn châu Âu cho đến trƣớc khi có các phát kiến địa lý lớn của ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cuối thế kỷ XV.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nƣớc mới trỗi dậy, vị trí địa lý thuận lợi ở phía Tây Nam châu Âu là điều kiện thuận lợi để hai thế lực này phát triển mạnh hải thƣơng, trở thành những quốc gia tiên phong tìm đƣờng sang phƣơng Đơng.

Hàng hóa xa xỉ phẩm của phƣơng Đông luôn là động lực để ngƣời châu Âu tiến sang phƣơng Đông, đặc biệt là khu vực Đông Ấn. Tơ lụa, gia vị, hƣơng liệu…luôn là động lực và điều kiện của q trình “Đơng tiến”. Cho đến thế kỷ XV, hàng hóa của phƣơng Đơng chủ yếu đƣợc thƣơng nhân Ả rập, Ý, Ai Cập phân phối cho tồn bộ châu Âu. Khu vực Trung Đơng, Địa Trung Hải là nơi thu hút mạnh nhất thƣơng nhân châu Âu.

Địa Trung Hải-cửa ngõ của châu Âu, là con đƣờng đi vào thế giới văn minh (trƣớc đó đã từng tồn tại của văn minh Hy-La cổ đại). Trong khi đó, vùng Cận

Quá trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Đông, Ai Cập là khu vực cầu nối của hai thế giới phƣơng Đông và phƣơng Tây. Địa Trung Hải là thủ đô thƣơng nghiệp của châu Âu và thế giới trong thời gian dài, hàng hóa của thế giới muốn vào châu Âu phải qua khu vực Địa Trung Hải và Bắc Phi là điều càng làm cho ý nghĩa về vị trí địa lý và lãnh thổ của khu vực này với thế giới càng trở nên quan trọng.

Vào những thế kỷ trƣớc khi Vasco da Gama đến Ấn Độ, tàu bn Ả rập đã có cơ sở buôn bán là hƣơng liệu của Malaba ở Calicut và tàu buôn của Gujarat ở tây bắc Ấn Độ đã vận chuyển hồ tiêu, gừng của Ấn Độ; đinh hƣơng, nhục đậu khấu từ đảo Moluccu đến vịnh Ba Tƣ và Biển Đỏ, chuyển qua đất liền tới Ai Cập, Siry, phân phối cho Địa Trung Hải và xuyên suốt châu Âu. Qua các hoạt động đó, tàu bn Ả rập và Venice đã gặt hái đƣợc những lợi nhuận lớn từ thƣơng mại [90, 1].

Trƣớc khi có các phát kiến địa lý, ngƣời châu Âu muốn sử dụng hàng hóa của Ấn Độ phải qua tay lái buôn Ả rập và bị đắt gấp nhiều lần con đƣờng buôn bán với phƣơng Đông qua Biển Đỏ đã bị thƣơng nhân Ả rập chiếm độc quyền. Vàng của Trung Quốc, Nhật Bản dù có sức hấp dẫn bao nhiêu đi nữa, khi đi qua Ba Tƣ cũng bị ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ khống chế.

Nếu nhƣ trƣớc đây, việc buôn bán giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây chủ yếu đƣợc tiến hành thông qua cửa ngõ Địa Trung Hải thì từ sau những phát kiến địa lý của ngƣời Bồ Đào Nha, hàng hóa của phƣơng Đơng có thể theo đƣờng biển qua Mũi Hảo Vọng để về châu Âu. Trung tâm thƣơng mại, kinh tế ở châu Âu cũng vì thế thay đổi. Các thành thị của Ý sầm uất một thời dần sa sút, trái lại các thành thị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hà Lan trở nên phồn thịnh hơn bao giờ hết.

Phát kiến địa lý cũng là một sự kiện làm thay đổi thế giới, một tuyến thƣơng mại biển quốc tế xuyên đại dƣơng đã dần dần đƣợc hình thành. Ngƣời Bồ Đào Nha đƣợc đánh giá là thế lực hùng mạnh bậc nhất trên con đƣờng sang phƣơng Đông và Tân Thế Giới. Quá trình thay đổi, chuyển mình của hai dân tộc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đƣa họ lên hàng cƣờng quốc hải thƣơng thế giới. Vàng, bạc từ Tân Thế

Quá trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Giới và phƣơng Đông đã làm cho hai quốc gia này trở thành nƣớc giàu nhất châu Âu thời bấy giờ.

Lisbon là kinh đơ, hải cảng chính của ngƣời Bồ Đào Nha, có vai trị quan trọng có thể sánh ngang với Venice, Genoese thời kỳ trƣớc đó. Song cũng cần nói thêm rằng: Ở giai đoạn đầu, thƣơng nhân Ả rập và Ý vẫn duy trì hoạt động tƣơng đối ổn định, việc buôn bán qua Tây Á sang Địa Trung Hải chƣa bị ảnh hƣởng quá nhiều tuy là đã mất thế độc quyền về thƣơng mại.

Lợi nhuận mà thƣơng mại mang lại cho Bồ Đào Nha trong thế kỷ XVI là rất ấn tƣợng: Cứ ba hay bốn năm một lần có những chuyến tàu chở những hàng hóa về Lisbon. Lợi nhuận mà những hàng hóa đó mang lại đơi khi có thể lên đến 700-800% [46]. Lisbon trở thành cái chợ lớn buôn bán gia vị cho toàn châu Âu. Những lợi nhuận đó làm cho họ càng có động lực để tiếp tục tìm kiếm và thiết lập những tụ điểm thƣơng mại ở phƣơng Đông và thiết lập một hệ thống hành lang thƣơng mại ở châu Á.

Việc tìm ra con đƣờng sang phƣơng Đơng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã phá vỡ thế độc quyền của cảng Mác-xây (Pháp), Venice (Ý)…thời kỳ trung đại, khai thông thế bế tắc của thƣơng mại Tây Âu cuối thời trung đại. Trung tâm thƣơng nghiệp thế giới trong khoảng mƣời thế kỷ đã dần dần bị thay đổi, chuyển từ Ý sang Bồ Đào Nha - thế giới thƣơng mại mới và trung tâm phân phối hàng hóa ở châu Âu. Trung tâm thƣơng mại và cầu nối của châu Âu đã đổi chủ, là điều kiện tạo ra những tiềm năng mới của Bồ Đào Nha ở phƣơng Đông.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng giai đoạn đầu, thƣơng mại châu Âu chƣa bị xáo trộn mạnh, Địa Trung Hải vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền thƣơng mại châu Âu ở thế kỷ XVI. Song, vai trò quan trọng đó cũng khơng duy trì đƣợc trong một thời gian dài sau đó và đƣợc chuyển sang cho Bồ Đào Nha và thƣơng mại châu Âu bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn độc quyền thƣơng mại ở xứ Đông Ấn.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)