Xây dựng căn cứ Ma Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 48 - 52)

Q TRÌNH THÂM NHẬP ĐƠN GÁ CỦA NGƢỜI BỒ ĐÀO NHA THẾ KỶ XVI –

2.3 Xây dựng căn cứ Ma Cao

Từ sau Công nguyên, Trung Quốc đã nổi tiếng trong thế giới thƣơng mại thế giới với những thƣơng phẩm nổi tiếng nhƣ tơ lụa và gốm sứ, hấp dẫn ngƣời tiêu dùng khắp mọi nơi. Đặc biệt, với sự phát triển song hành của cả hai tuyến đƣờng tơ lụa trên đất liền và trên biển từ thời Đƣờng, Trung Quốc càng trở thành địa bàn buôn bán hấp dẫn thƣơng nhân ngoại quốc. Dƣới triều Minh (1368-1644), bất luận chính sách Hải cấm của triều đình, ngoại thƣơng Trung Quốc vẫn có điều kiện duy trì và mở rộng từ nửa cuối thế kỷ XVI. Trong bối cảnh đó, ngƣời Bồ Đào Nha đã tìm cách thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc ngay sau khi xây dựng xong căn cứ địa Malacca trong thập niên đầu của thế kỷ XVI.

Các tài liệu lịch sử cho biết, sau khi làm chủ Ấn Độ Dƣơng và tiến sang vùng biển Đông Nam Á để chinh phục vùng eo Malacca, những ngƣời Bồ Đào Nha tình cờ đã trơng thấy thuyền của Trung Hoa buông neo ở cảng và đây là cơ hội tốt để ngƣời Bồ Đào Nha kết giao với họ. Sự hấp dẫn của thị trƣờng Trung Quốc cùng với

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

chiến lƣợc mở rộng ra vùng Viễn Đơng lúc đó đã thơi thúc ngƣời Bồ Đào Nha dong thuyền vƣợt Biển Đông để tiến lên Trung Quốc. Vì vậy, chỉ 3 năm sau ngày chinh phục đƣợc khu vực tiền đồn của Đông Nam Á – Malacca – ngƣời Bồ Đào Nha đã có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Trung Hoa.

Năm 1514, tình hình đã lắng dịu ở Malacca. Vị tân thống sứ Malacca là Jorge de Albuquerque, giờ đây đã có thể chú ý đến việc tìm hiểu Trung Hoa. Chính Ơng là ngƣời phái một đội thám hiểm đến Quảng Châu (Canton) vào năm 1514. Chúng ta hầu nhƣ không biết chi tiết nào về chuyến viếng thăm đầu tiên của ngƣời Bồ Đào Nha đến Trung Hoa. Barros là nhà sử học Bồ Đào Nha duy nhất tình cờ biết đƣợc về chuyến viếng thăm này. Theo nhà sử học này, một ngƣời Bồ Đào Nha tên là Jorge Alvares đã đến Tunmên một năm trƣớc Raphael Peresstrello, nghĩa là vào năm 1514, ơng ta đã dựng ở đó một bia tƣởng niệm bằng đá [92, 35].

Một ghi nhận sớm nhất về chuyến viếng thăm này là: “những thƣơng nhân Trung Hoa đã đi thuyền đến Malacca dọc theo Vịnh Lớn [Vịnh Bắc Bộ-TG] để thu mua lấy hàng hóa là các gia vị từ đất nƣớc họ, xạ hƣơng, cây đại hoàng, ngọc trai, thiếc, đồ sứ và lụa cũng nhƣ các hàng hóa đã chế tác đủ loại nhƣ sa tanh, gấm, lụa…vơ cùng có giá trị. Vì họ là những ngƣời có kỹ năng chế tác tuyệt vời, họ ăn mặc rất kiểu cách và đi giày tất giống chúng ta. Trong suốt những tháng cuối năm đó, một vài ngƣời Bồ Đào Nha chúng ta đã tiến hành một cuộc hành trình đến Trung Hoa. Họ đã không đƣợc phép đến vùng đất đó vì họ cho rằng điều đó chống lại phong tục của họ. Tuy nhiên, họ đã bán nhiều hàng hóa, do vậy thu lợi rất lớn và họ cho rằng món lợi thu đƣợc từ giá gia vị ở Trung Quốc cũng ngang với bán chúng ở Bồ Đào Nha; vì ở đó là một đất nƣớc giá lạnh và mọi ngƣời có nhu cầu lớn về gia vị” [92, 36].

Nhƣ vậy, chuyến viếng thăm đầu tiên của ngƣời Bồ Đào Nha đến Trung Hoa là của Jorge Alvares vào năm 1514, đó là hệ quả tất yếu của việc tìm kiếm những thị trƣờng mới và là tiền đề cho cuộc viếng thăm lần thứ hai vào năm 1515-1516.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Ngay sau chuyến viếng thăm đầu tiên của ngƣời Bồ Đào Nha, một ngƣời Italia khác trong thƣơng đoàn của Raphael Peresstrello đã thực hiện một chuyến hành trình đến Trung Hoa thành cơng. Ơng thực hiện chuyến đi với một nhà buôn bản địa ở Malacca, tên là Pulate và đem theo mình vài ngƣời Bồ Đào Nha. Vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 1516, ông ta trở về Malacca an toàn và khỏe mạnh khi kiếm đƣợc khoản lợi nhuận gấp 20 lần. Ông ta cũng đem lại những tin tức tốt đẹp: “ngƣời Trung Hoa đề nghị một sự hịa bình và tình hữu nghị với ngƣời Bồ Đào Nha và họ là những ngƣời tốt bụng” [92, 38].

Nhƣ vậy, các cuộc tiếp xúc vào năm 1514 và 1515-1516 của những ngƣời Bồ Đào Nha với bờ biển Trung Hoa đánh dấu sự thành công bƣớc đầu, những cuộc tiếp xúc này diễn ra trong khơng khí hữu ái, thân mật, Đây điều kiện khơng thể tốt hơn để họ thâm nhập vào các thƣơng cảng Trung Hoa và khai thác mối lợi mà các thƣơng cảng này mang lại. Đồng thời, từ Trung Hoa lục địa các sản phẩm thủ công trở thành các sản phẩm thƣơng mại tinh xảo, là một trong những động lực để ngƣời Bồ tiếp tục tìm kiếm và khai thác những khu vực đại lợi nhuận mà nền thƣơng mại năng động có quy mơ lớn này mang lại.

Từ hai cuộc thám hiểm đầu tiên đó, ngƣời Bồ Đào Nha đã có những tiếp xúc chính thức vào ngày 15 tháng 8 năm 1517, họ đến Tunmên - nơi đƣợc coi là hòn đảo của các hoạt động thƣơng mại - một cách an tồn. Từ cuộc hành trình này, họ đã kiếm đƣợc những lợi nhuận lớn. Song, sự cố trong vấn đề ngoại giao khiến triều đình ra lệnh đóng cửa Canton (Quảng Châu) vào năm 1522, không cho phép một nƣớc ngồi nào đến đó để bn bán nữa.

Tuy nhiên, ngƣời Bồ Đào Nha đã trở lại Trung Hoa bằng cách đi buôn bán mang quốc tịch nƣớc này. Simao de Mello, viên đại úy ở Malacca, trong một bức thƣ gửi cho nhà vua [Bồ Đào Nha] vào năm 1545, khẳng định rằng đã có trên 200 ngƣời Bồ Đào Nha ở rải rác trên đất nƣớc Trung Hoa và ngƣời Bồ Đào Nha khác ở đất nƣớc Patani và ở những nơi khác nữa…và tất cả những ngƣời Bồ Đào Nha đã

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

khéo léo gieo rắc sự sợ hãi đối với đức Chúa trời và Đấng cứu thế tối cao và về phần họ thì họ tha hồ đi lại để làm những việc riêng từ nơi này qua nơi khác…[47, 336].

Nhƣ vậy, từ khi nỗ lực thiết lập quan hệ thƣơng mại với thị trƣờng Trung Quốc, ngƣời Bồ Đào Nha đã gặp phải Chính sách Hải cấm (1371-1567) của triều Minh. Để đƣợc buôn bán ở lãnh thổ Trung Quốc, ngƣời Bồ Đào Nha phải chuyển sang quốc tịch của nƣớc này để tự do đi lại và bn bán và đó cũng là ngun nhân thành cơng của Bồ Đào Nha tại Trung Hoa sau này. Và các mối quan hệ Trung Hoa- Bồ Đào Nha nối lại và phát triển mau chóng, các quan hệ này trƣớc tiên đƣợc tiến hành trong gần 30 năm trên các hịn đảo ngồi khơi của hai tỉnh Phúc Kiến và Triết Giang.

Việc nối lại chính thức quan hệ bn bán giữa Trung Hoa và Bồ Đào Nha tại Quảng Châu vào năm 1554, trên các hịn đảo trong các cửa sơng Tây Giang; việc nối lại quan hệ buôn bán này đƣợc tiếp theo ngay bằng việc những ngƣời Bồ Đào Nha đến lập nghiệp ở hải cảng Macao trong những năm từ 1555-1557. Thành phố Macao đã có một sự phát triển rất mau chóng, một phần cũng là nhờ lệnh cấm ngƣời Trung Hoa khơng đƣợc đi ra nƣớc ngồi, nếu khơng sẽ bị tội tử hình.

Có thể nói rằng, việc có đƣợc trang bị tốt hơn so với các thƣơng nhân ngoại quốc khác cùng buôn bán ở Trung Hoa đã đảm bảo cho những ngƣời Bồ Đào Nha mau chóng trở thành một thế lực độc quyền trên các tuyến hải thƣơng nối liền Ấn Độ với Đông Nam Á, Trung Quốc với Nhật Bản [47, 337].

Ngƣời Bồ Đào Nha rất nhanh nhạy. Từ đầu những năm 1550, họ đã tổ chức những hoạt động thƣơng mại giữa các cảng khác nhau của Kyushu và những cảng gần Quảng Châu. Các phái đoàn truyền giáo đƣợc Quốc vƣơng Bồ Đào Nha bảo trợ đã đƣợc cử đến. Năm 1557, họ đƣợc quan chức Trung Hoa cho phép định cƣ tại Ma Cao nhƣ một phần thƣởng của sự hợp tác của họ trong việc tiễu trừ hải tặc. Từ đó trở đi, Ma Cao trở thành địa điểm để họ buôn bán với Nhật Bản. Và Ma Cao đã trở trung tâm mới của thƣơng mại Trung Quốc - Bồ Đào Nha, từ đó vị trí của Ma Cao

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

đã tăng lên nhanh chóng, bên cạnh đó cũng phải thấy rằng sự “trỗi dậy” của Ma

Cao có nguyên nhân từ chính sách Hải cấm (1371-1567). Luật pháp Trung Quốc cấm ngƣời Trung Quốc ra nƣớc ngồi nếu khơng có sự cho phép của chính quyền, nếu vi phạm sẽ bị tội tử hình. Và chính sách này đã ngăn cản ngƣời Trung Quốc cạnh tranh với ngƣời Bồ Đào Nha, sau đó họ có đƣợc một cơ hội rất thuận lợi để độc quyền đối với thƣơng mại Trung Hoa, đặc biệt là tại Ma Cao, đem lại cho Bồ Đào Nha “mối lợi không thể tả hết”.*

Việc buôn bán gia vị ở Trung Quốc cũng nhƣ đƣa chúng đến Bồ Đào Nha mang lại lợi nhuận rất lớn, việc thiết lập một cách vững chắc quan hệ buôn bán trong khu vực cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngƣời Bồ Đào Nha: “Một tạ hạt tiêu ở Malacca chỉ có giá 4 ducat nhƣng đã bán đƣợc 15 ducat ở Trung Quốc” [92, 62].

Trong số hàng hóa mà ngƣời Bồ Đào Nha nhập khẩu vào Trung Quốc chỉ có một vài thứ sản xuất ở Bồ Đào Nha, ví dụ nhƣ vải len, vàng sợi. Các loại vật phẩm xuất khẩu và nhập khẩu vào Trung Quốc bởi ngƣời Bồ Đào Nha vẫn ở chính những gì họ đã có. Từ Trung Quốc, ngƣời nƣớc ngồi thu đƣợc đồng, chì, phèn, xe kéo, cáp, các vật phẩm làm từ sắt, các chất liệu lụa tơ tằm nhƣ damask, nhiều loại satanh và thổ cẩm, đồ sứ, đại hoàng, xạ hƣơng, vàng, bạc, ngọc trai, tủ và khay gỗ mạ vàng, muối, đồ thủ công, nhất là các loại tơ lụa và những sản phẩm gốm sứ chất lƣợng... Họ mang vào Trung Quốc các loại hàng hóa nhƣ hạt tiêu từ Sumatra, Malaba, Pasai, Pedir và Patani; thuốc nhuộm của Cambay, Bengal; châu sa, thủy ngân, hắc mộc, gỗ trầm, ngà, vải len, vàng sợi…

* *

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)