Mậu dịch tơ lụa Ma Cao-Nagasak

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 60 - 64)

Ma Cao theo tiếng Hán là Áo Môn, từ thế kỷ III TCN cùng với một số vùng đất khác đã có tên trên

2.5 Mậu dịch tơ lụa Ma Cao-Nagasak

Cho đến những năm 40 của thế kỷ XVI, ngƣời Bồ Đào Nha đã có mặt ở hầu hết các khu vực Đông Á. Họ là những mạch nối, liên kết những tụ điểm thƣơng mại tiềm năng của phƣơng Đông nhƣ Goa, Malacca, Ma Cao, Nagasaki. Ngoài ra, họ còn lần lƣợt thâm nhập vào một số vị trí khác nhƣ Xiêm, Đại Việt (cả Đàng Ngồi và Đàng Trong), Macassar, Java… những vị trí để ngƣời Bồ Đào Nha duy trì quyền lực - đó là sự độc quyền trong thƣơng mại ở phƣơng Đông.

Nếu nhƣ ở Trung Hoa, mặt hàng đem lại nhiều lãi suất nhất cho các thƣơng nhân phƣơng Tây là tơ lụa thì với thị trƣờng Nhật Bản, loại hàng hóa đó chính là bạc. Sự chênh lệch lớn về giá cả trên thị trƣờng thế giới giữa giá vàng (Ấn Độ, Trung Quốc), bạc (Nhật Bản) và hƣơng liệu (Đông Nam Á) đã đem lại những món lợi khổng lồ cho các tàu buôn. Vào cuối thế kỷ XVI, Nhật Bản đƣợc coi là một trong hai trung tâm sản xuất bạc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau mỏ bạc Potosi ở Peru do ngƣời Tây Ban Nha khai thác ở Nam Mỹ. Hơn thế nữa, loại bạc khai thác ở Nhật Bản đƣợc coi là tinh chất nhất, rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng thế giới lúc bấy giờ.

Vào giữa thế kỷ XVI, có tới 50 mỏ vàng và 30 mỏ bạc đƣợc khai thác ở Nhật Bản. Có thể thấy rằng, nếu tơ lụa là lực hấp dẫn ngƣời nƣớc ngồi tìm đến Trung Hoa thì bạc (kế tiếp là đồng và vàng) khơi nguồn động lực để ngƣời châu Âu, trƣớc hết là ngƣời Bồ Đào Nha, tìm đến Nhật Bản. Một thƣơng nhân ngƣời Anh, ngƣời đã từng đến Ấn Độ trong thời gian từ năm 1585 đến 1591 mô tả những hoạt động buôn bán này: “Khi ngƣời Bồ từ Ma Cao thuộc Trung Hoa đến Nhật Bản, họ đã đem theo lụa trắng, vàng, trầm hƣơng, đồ gốm; và lúc trở lại họ khơng đem theo gì khác ngồi bạc”. Những chiếc tàu lớn của họ đến đây hàng năm và mỗi năm đem ra khỏi Nhật Bản khoảng 600.000 ducat bạc. Họ cũng đã thu đƣợc lợi nhuận lớn từ Trung Hoa,

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

đã đem đi vàng, trầm hƣơng, lụa, đồng, gốm sứ và nhiều thứ đắt giá xa xỉ khác. Một thƣơng nhân ngƣời Anh khác cũng xác nhận: “Hàng năm tàu Bồ Đào Nha từ Macao đến Nhật Bản chỉ đem theo lụa để đổi lấy bạc” [37, 103-104].

Từ đầu thế kỷ XVII, 1 Peso vàng ở Trung Quốc đáng giá 5,5 Peso bạc và có

thể lên đến hơn 7,5 Peso. Ở Nhật Bản, cũng nhƣ ở châu Âu, 1 Peso vàng bằng 12 Peso bạc. Tất cả những con số xuất khẩu bạc bởi ngƣời Bồ Đào Nha từ Nhật Bản

đến Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1546 đến 1638 (hai năm sau khi Bồ Đào Nha đến Nhật Bản cho đến khi Tokugawa ban hành chính sách Tỏa quốc (Sakoku)) đƣợc ƣớc lƣợng từ 37 đến 41 triệu taels (tức là khoảng 1.387.000-1.537.000 kg).

Những sự trao đổi này mang lại lợi nhuận khoảng trên 60% cho Bồ Đào Nha và việc cung cấp và luân chuyển hàng hóa, vàng bạc đó đã cho thấy họ đã giữ độc quyền trong tuyến thƣơng mại Ma Cao - Nagasaki [109, 144]; [101, 57].

Cũng trong thời gian này, ngƣời Tây Ban Nha đem bạc trắng từ Tân Thế giới vƣợt qua Thái Bình Dƣơng sang Manila. Vì vậy, các thƣơng thuyền chuyên chở bạc này thƣờng đƣợc gọi là thuyền buồm lớn Manila (Manila Galeon). Trong khi đó,

các thƣơng thuyền bn bán giữa Nagasaki và Ma Cao đƣợc gọi là các “thuyền bạc”

(Silver ship). Có thể nói, cùng với bạc từ Tân Thế giới, bạc Nhật Bản đã theo tuyến

buôn bán Nagasaki - Ma Cao để chảy ra bên ngoài, đổi lấy tơ lụa, gốm sứ, hƣơng liệu và nhiều vật phẩm quan trọng khác. [87, 14].

Ngƣời Bồ Đào Nha đồng thời là những ngƣời châu Âu đầu tiên thành công trong việc gom đƣợc hầu hết các tuyến thƣơng mại trên biển nối liền từ Tây Âu sang Viễn Đông vào trong guồng máy thƣơng mại của họ. Với trung tâm chính ở Lisbon, ngƣời Bồ Đào Nha đã tích cực hoạt động để chi phối vịng sự luân chuyển hàng hóa và vàng bạc tồn cầu trong các thế kỷ XVI-XVII. Nhiều tuyến thƣơng mại quan trọng đã đƣợc hình thành, trong đó quan trọng bậc nhất là tuyến Ma Cao – Nagasaki. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tƣợng trên nhƣng lý do căn bản là hoạt động của Ma Cao ln gắn bó mật thiết với thị trƣờng Trung Hoa rộng lớn trong khi

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Nagasaki lại là cửa ngõ chính của Nhật Bản đi ra bên ngồi. Quan trọng hơn, chặng buôn bán Ma Cao – Nagasaki đƣợc hỗ trợ bởi các tuyến thƣơng mại khác gắn kết với những trung tâm thƣơng mại quan trọng của khu vực, cùng với đó là những đội ngũ doanh thƣơng giàu kinh nghiệm [34, 163].

Tuy nhiên, nhiều khi lƣợng hàng hóa mà các tàu này chun chở cịn có đƣợc lợi nhuận lớn hơn rất nhiều. Tàu buôn Bồ Đào Nha thƣờng đƣa đến nhiều mặt hàng mà ngƣời Nhật thèm muốn, đặc biệt là tơ lụa Trung Hoa. Những loại tơ lụa hảo hạng đã đem lại lợi nhuận rất cao, có khi lên đến 100% cho thƣơng nhân Bồ. Trong những năm cuối thế kỷ XVI, trung bình hàng năm có khoảng 1.600 picul lụa đƣợc

nhập vào Nhật Bản. Vào thời gian đó, 1 picul lụa mua ở thị trƣờng Trung Quốc là 90

ducat bạc và bán ở Nhật Bản là 140 ducat. Nếu trừ đi khoảng 10% thuế hàng hóa và

3% các khoản phụ chi khác thì 1 picul lụa bán đƣợc 121 ducat. Tức là chỉ riêng tơ

lụa, thơng qua bn bán chính thức, hàng năm các thƣơng nhân Bồ Đào Nha đã thu đƣợc một khoản lãi là 49.600 ducat bạc. Đồng thời họ cũng thu đƣợc món lợi lớn

qua việc nhập vào Nhật Bản súng trƣờng, thuốc súng, đại bác và mua bạc ở Nhật Bản để bán lại trên thị trƣờng thế giới. Theo ƣớc tính, lƣợng bạc hàng năm ngƣời Bồ Đào Nha đem về Ma Cao có giá trị khoảng hơn nửa triệu ducat thơng qua việc trao đổi hàng hóa mà tàu của họ chở đến [37, 103-104].

Các con tàu của Bồ Đào Nha đã có mặt ở hầu hết các tụ điểm thƣơng mại mà ngƣời Bồ xây dựng đƣợc trƣớc đó. Các con tàu này thƣờng xuất phát từ Goa, chở theo nhiều mặt hàng đƣợc sản xuất ở châu Âu nhƣ: Lông thú, nhung, pha lê, thủy tinh, đồng hồ, ống nhòm, la bàn, thuốc lá, rƣợu Bồ Đào Nha và cả một số sản phẩm từ Trung - Nam Á nhƣ thủy tinh, vải hoa Ấn Độ. Khi đến Malacca, một số lƣợng hàng nhất định trong số hàng này đƣợc sử dụng để đổi lấy hƣơng liệu và thổ sản địa phƣơng. Khi đến Ma Cao, hàng hóa lại tiếp tục để đổi lấy vàng, tơ lụa mà các thƣơng nhân, viên chức của thƣơng điếm Bồ Đào Nha đã chuẩn bị sẵn. Tàu nhổ neo đến Nhật Bản vào khoảng tháng 7 hay tháng 8 tùy theo gió mùa Tây - Nam. Vào cuối thế kỷ XVI, để đi từ Ma Cao đến Nagasaki phải mất trung bình 14 ngày, tùy

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

tình hình bán hàng, họ sẽ trở lại Ma Cao vào tháng 10 hoặc tháng 11 theo gió mùa Đơng - Bắc. Trên đƣờng trở lại Goa, ngoài bạc là mặt hàng chính, các tàu này cịn mua thêm một số các sản phẩm lạ của Nhật Bản nhƣ: Đồ sơn mài, tranh khắc gỗ, kiếm, kimono. Các tàu này cũng thƣờng ghé qua Trung Quốc để mua thêm vàng,

lụa, đồ sứ, sơn mài [37, 102]. Các tàu có trọng tải lớn, các thuyền của các phái đồn thƣơng mại đã có những chuyến khởi hành từ Ma Cao đến Nhật Bản để luân chuyển hàng hóa tơ lụa, gốm sứ, đồ thủ công mỹ nghệ của thị trƣờng Trung Hoa đến Nhật Bản càng trở nên thƣờng xuyên từ khi có sự can thiệp của ngƣời Bồ Đào Nha vào hai thị trƣờng đầy tiềm năng này. Bảng thống kê số 3 dƣới đây phản ánh lịch trình hoạt động nói trên.

Bảng 2.3: Khởi hành của Não do Trato*

từ Ma Cao đến Nhật Bản (1546-1617) Năm khởi hành Số lượng tàu Năm khởi hành Số lượng tàu Năm khởi hành Số lượng tàu 1546 3 1571 2 1595 1 1547 0 1572 2 1596 1 1548 1 1573 1 1597 1 1549 0 1574 2 1598 3 1550 2 1575 4 1599 0 1551 1 1576 1 1600 1 1552 1 1577 1 1601 0 1553 1 1578 2 1602 1 1554 1 1579 1 1603 0 1555 2 1580 1 1604 1 1556 2 1581 2 1605 1 1557 2 1582 2 1606 1 1558 2 1583 2 1607 0 1559 2 1584 1 1608 0 1560 3 1585 2 1609 1 1561 5 1586 1 1610 0 1562 3 1587 2 1611 0 1563 3 1588 2 1612 1 1564 3 1589 1 1613 0

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt1565 2 1590 2 1614 1

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)