Đại Việt thế kỷ XVI-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 68 - 74)

NHỮNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGƢỜI BỒ ĐÀO NHA VÀ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVI–

3.1 Đại Việt thế kỷ XVI-

Cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ (1428-1527) sau một thời gian phát triển cực thịnh đã đi vào suy yếu, tình hình chính trị-xã hội trở nên rối loạn, nội bộ triều đình chia thành nhiều phe phái, vua quan ăn chơi sa đọa, khơng quan tâm đến triều chính. “Từ vua Lê Uy Mục trở đi, cơ nghiệp nhà Lê mỗi ngày một suy dần, nhà vua thì say đắm tửu sắc, các quan hà hiếp dân sự, giặc giã trộm cắp nổi lên khắp nơi” [17, 19]. Đại Việt Sử ký toàn thư chép: Dƣới thời Lê Uy Mục (cq: 1505-1509): “Vua đêm nào cũng cùng cung nhân uống rƣợu vô độ. Khi say thì giết cả cung nhân”; Lê Tƣơng Dực (cq: 1510-1516): “Nhà vua thì xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khóa nhiều, giết hết các thân vƣơng, can qua xảy ra khắp nơi, ngƣời thời bấy giờ gọi là Vua lợn” [12, 38-76]. Những biến động đó ảnh hƣởng xấu đến tình hình chính trị Đại Việt. Cho đến những năm 20 của thế kỷ XVI, sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ƣơng tập quyền tồn tại trong thế kỷ XV đã khơng cịn, những mâu thuẫn bên trong bắt đầu bộc lộ do sự ăn chơi, sa đọa của những ngƣời cầm quyền đã dẫn đến sự phân chia thành các phe phái đối lập và cùng với đó là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Từ đây, đánh dấu sự thịnh trị của vƣơng triều Lê sơ đã kết thúc thời kỳ hơn một thế kỷ thịnh trị, thay vào đó là sự tồn tại của nhà Lê với tên gọi Lê Trung Hƣng.

Bối cảnh đó dẫn đến hậu quả lịch sử tất yếu: mâu thuẫn trở nên trầm trọng và chiến tranh giữa các phe cánh thƣờng xuyên diễn ra, nhân dân nổi dậy ở khắp nơi. Năm 1527, Mạc Đăng Dung (cq: 1527-1529) thâu tóm quyền lực, lập ra nhà Mạc. Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư”, trong khoảng thời gian gần 10 năm đầu dƣới

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

triều Mạc: Ngƣời buôn, kẻ bán và ngƣời đi đƣờng đều đi tay khơng, ban đêm khơng cịn trộm cƣớp, trâu bị thả chăn không phải đem về… Trong khoảng vài năm, ngƣời đi đƣờng không nhặt của rơi, cổng ngồi khơng phải đóng, đƣợc mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên…” [12, 115].

Tuy nhiên, sự ổn định đó khơng tồn tại lâu dài. Mặc cho nhà Mạc nỗ lực tổ chức lại bộ máy triều chính, lực lƣợng chống đối nhà Mạc để khôi phục nhà Lê vẫn ráo riết hoạt động, đƣa đến một cục diện chính trị mới: sự tồn tại song song của hai vƣơng triều: Lê-Mạc. Nhà Mạc đóng đơ ở Thăng Long gọi là Bắc triều; nhà Lê đóng đơ ở Thanh Hóa gọi là Nam triều.

Cuộc nội chiến Nam-Bắc triều kéo dài 50 năm với gần 40 lần xảy ra chiến tranh. Năm 1592, quân Trịnh dƣới danh nghĩa khôi phục nhà Lê, tiến vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định và cơ bản kết thúc cục diện Nam-Bắc triều, hình thành cục diện một chế độ, hai chính quyền (vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn mọi quyền hành trong nƣớc đều do chúa Trịnh quyết định). Khơng lâu sau đó, một cục diện chính trị phân cắt mới lại xuất hiện ở Đại Việt: Đàng Ngoài (vua Lê-chúa Trịnh) ở miền bắc và Đàng Trong (chúa Nguyễn) ở miền trung và miền nam, sông Gianh trở thành giới tuyến chia cắt.

Ngay khi cuộc chiến tranh Nam triều còn đang tiếp diễn, trong nội bộ Nam triều nảy sinh mầm mống của những mâu thuẫn, bất hòa và chia rẽ. Để thâu tóm quyền lực, Trịnh Kiểm con rể Nguyễn Kim đã tìm cách loại bỏ ảnh hƣởng của họ Nguyễn, lập mƣu giết chết con trai trƣởng của Nguyễn Kim là Nguyễn ng. Em trai Nguyễn Hồng đã theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên nhờ chị là Ngọc Bảo-vợ Trịnh Kiểm xin cho đƣợc vào trấn thủ đất Thuận Hóa để tránh sự chèn ép của Trịnh Kiểm. Cuối năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến, tùy tùng, họ hàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Đến năm 1600, Nguyễn Hồng xin kiêm lãnh trấn thủ cả xứ Quảng Nam.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Khi cục diện Nam-Bắc triều kết thúc (1592) cũng chính là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh-Nguyễn lên đến đỉnh điểm và khơng thể dung hịa đƣợc. Đặc biệt, sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (năm 1613), Nguyễn Phúc Nguyên đã thay cha trấn thủ vùng Thuận-Quảng. Theo tƣ tƣởng và cách thức của Nguyễn Hồng, Nguyễn Phúc Ngun tìm mọi cách từng bƣớc ly khai với thế lực chúa Trịnh. Hệ quả tất yếu là xung đột giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn đã nổ ra vào năm 1627. Trong gần 50 năm (1627-1672) nội chiến, có 7 lần hai bên đánh nhau, có lần kéo dài từ năm này qua năm khác, gây tổn thất cho cả hai bên. Nhiều lần chúa Trịnh đã chủ động đem quân đánh vào Thuận Hóa và gây áp lực với chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. Có lần chúa Nguyễn quyết định vƣợt sơng Gianh đánh lên Nghệ An, chiếm đƣợc cả vùng đất phía Nam sơng Lam nhƣng sau đó lại bị đánh lui, phải rút về [13, 65].

Các vùng Nghệ An, Bố Chính (Quảng Bình) ln là những địa điểm chiến tranh xảy ra ác liệt. Cục diện này kéo dài gần nửa thế kỷ, đƣợc đánh giá là cuộc xung đột “huynh đệ tương tàn” trong lịch sử trung đại Việt Nam. Dù tình hình chiến tranh liên miên nhƣ vậy, các vua chúa phong kiến, đặc biệt là chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã muốn lợi dụng phƣơng tiện chiến tranh, kỹ thuật hiện đại…của phƣơng Tây để sử dụng làm vũ khí chống lại kẻ thù của mình. Sức cơng phá mạnh mẽ của hỏa lực phƣơng Tây đã làm suy giảm ý chí, tinh thần chiến đấu của quân Trịnh “ngay từ phút đầu giao tranh, khiến tƣớng sĩ rối loạn hàng ngũ, cố chạy thoát thân. Khi biết đƣợc điều đó, Trịnh Tráng đã nhờ đến sự trợ giúp của phƣơng Tây, trong khi hàng chục năm trƣớc, Bồ Đào Nha đã đến mở lò đúc súng cho Đàng Trong, giúp chúa Nguyễn” [8, 112].

Và nhƣ vậy, do cuộc nội chiến nên cả chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong đều quan tâm đến việc giao thiệp với các nƣớc phƣơng Tây mà quan trọng nhất là việc giao thiệp sẽ là điều kiện để có đƣợc những vũ khí hiện đại của phƣơng Tây, nhằm chống lại đối thủ của mình trong cuộc nội chiến và họ bắt đầu quan tâm đến ngoại thƣơng với thƣơng nhân nƣớc ngồi.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Cũng cần nói thêm rằng, dù đất nƣớc lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhƣng đây là thời kỳ kinh tế Đại Việt vẫn có những phát triển, đặc biệt là kinh tế thủ công nghiệp và ngoại thƣơng. Cụ thể là sự phát triển của làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cùng với đó là sự xuất hiện của một số đơ thị lớn, góp phần tạo nên sự hƣng khởi của kinh tế hàng hóa ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Hiện tƣợng lịch sử thú vị này đƣợc khắc họa khá sinh động trong ghi chép của các thƣơng nhân, các nhà du hành và truyền giáo phƣơng Tây đến Đại Việt thế kỷ XVII nhƣ: Alexandre de Rhodes, Jean Baptiste Tavernier, Samuel Baron, William Dampier…Ở Đàng Ngồi có các đơ thị: Thăng Long (trung tâm chính trị, thƣơng mại quan trọng của Đàng Ngoài), Phố Hiến (trung tâm ln chuyển bn bán, nổi tiếng với câu ví: “Thứ nhất

Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”). Ở Đàng Trong, sự xuất hiện của một số thƣơng cảng

nhƣ Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn, Đà Nẵng…trở thành những cảng thị sầm uất, đô hội, thu hút thƣơng nhân trong và ngồi nƣớc đến bn bán.

Sự hƣng khởi của các đơ thị, kéo theo đó là sự phát triển mạnh của kinh tế hàng hóa ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài là hiện tƣợng lịch sử đặc biệt chƣa từng xảy ra trƣớc đó và cũng khơng lặp lại sau này. Nếu nhìn nhận dƣới góc độ tác nhân, những yếu tố mới nảy sinh nhƣ sự phát triển của hoạt động ngoại thƣơng đã góp phần hình thành các đơ thị nhƣng mặt khác, đơ thị hƣng khởi có tác dụng kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển, trong đó các mặt hàng thƣơng mại ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, cùng với đó chất lƣợng hàng hóa cũng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao trong giao thƣơng nội địa và với nƣớc ngoài [38, 23]. Chƣa bao giờ nền kinh tế hải thƣơng lại có quan hệ rộng mở, đa dạng và phát triển hƣng thịnh nhƣ thế kỷ XVI-XVII. Hầu hết các cƣờng quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả châu Á và châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ trao đổi buôn bán [11, 39-40].

Bên cạnh khía cạnh kinh tế, cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn kéo dài nửa thế kỷ đồng thời để lại những hệ quả về mặt quân sự. Nhu cầu về vũ khí lại càng đƣợc đẩy lên cao khi chính quyền Đàng Trong nhận thức đƣợc các điều kiện về dân cƣ ít hơn, diện tích bé hơn và là một quốc gia non trẻ và chỉ bằng một phần của họ Trịnh ở

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Đàng Ngồi. Để tồn tại, những ngƣời đứng đầu chính quyền Đàng Trong quyết định chọn ngoại thƣơng để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời thu mua vũ khí từ phƣơng Tây để chống lại thế lực họ Trịnh. Ở miền bắc, chính quyền họ Trịnh cũng nhận thấy tầm quan trọng của viện trợ về quân sự của phƣơng Tây trong nỗ lực bình định họ Nguyễn ở Đàng Trong. Vì vậy, từ những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ XVII, họ Trịnh đã nỗ lực lôi kéo ngƣời Bồ Đào Nha đến Đàng Ngồi nhƣng khơng thành cơng. Từ năm 1637, chúa Trịnh Tráng chuyển sang thiết lập quan hệ với ngƣời Hà Lan trong một nỗ lực thu mua vũ khí và tìm kiếm viện trợ qn sự từ Cơng ty Đông Ấn Hà Lan để chống lại Đàng Trong.

Ngoài nguyên nhân quan trọng từ việc thiết lập mối quan hệ để có đƣợc vũ khí từ ngƣời Âu và tiền tệ để lƣu thông trong nƣớc, một nguyên nhân nữa để cả Đàng Trong và Đàng Ngoài tiến hành thiết lập quan hệ thƣơng mại, bang giao với ngƣời phƣơng Tây, cụ thể là ngƣời Bồ Đào Nha, đó là: “Các vua chúa và quan lại trong triều đình muốn thơng qua các hoạt động thƣơng mại để có đƣợc những sản vật quý giá từ châu Âu. Các bậc vƣơng giả thời Trịnh-Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII đều tự hào khi có đƣớc sản vật quý do ngƣời Âu ban tặng” [38, 22].

Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa, một nền ngoại thƣơng phát triển mạnh là một trong những nhân tố mang tính quyết định đối với vận mệnh của quốc gia mình. Cả chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngồi đều có đƣợc tầm nhìn chiến lƣợc trong việc mở rộng quan hệ bang giao và thiết lập quan hệ thƣơng mại: “Trong một thế cuộc chính trị hết sức phức tạp, Nguyễn Hồng đã đi đến một sự lựa chọn hết sức táo bạo mà chính ơng cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm là đặt cƣợc thể chế của mình vào sự hƣng vong của kinh tế ngoại thƣơng” [27, 30-31]. Vì vậy, cùng với việc thực thi một chính sách khai mở, thu phục nhân tâm, khơi dậy và khuyến khích mọi nhân tố mới thì việc xây dựng lực lƣợng quân sự mạnh và có tầm nhìn hƣớng biển mạnh mẽ đã tạo nên nền tảng căn bản giúp chúa Nguyễn có thể đứng vững và củng cố địa vị vững chắc ở Đàng Trong [36, 20-21].

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Đối với vấn đề văn hóa-xã hội, thế kỷ XVI-XVII, Nho giáo - bệ đỡ tƣ tƣởng chính thống của Đại Việt thời Lê sơ - sau một thời kỳ dài phát triển huy hoàng đã đi vào giai đoạn suy yếu, chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa do chính quyền ăn chơi sa đọa, chiến tranh giữa các phe phái xảy ra thƣờng xuyên, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa…Cũng trong các thế kỷ này, hiện tƣợng “tam giáo đồng nguyên” (Phật- Đạo-Nho) trở nên phổ biến, là sự phát triển tƣơng đối đồng đều của các tơn giáo sẵn có trong xã hội trƣớc đó. Đặc biệt đối với Phật giáo; vua, quan, ngƣời dân lại rất sùng đạo Phật và đƣợc coi là thời kỳ phục hƣng của Phật giáo ở Việt Nam; cũng là lúc tín ngƣỡng dân gian hịa quyện trong Đạo giáo phát triển mạnh. Thế kỷ XVI- XVII, là thời kỳ phát triển cao của nhiều loại niềm tin, tín ngƣỡng.

Cùng với sự tồn tại của các tín ngƣỡng bản địa là sự du nhập của Thiên Chúa giáo, làm cho đời sống tƣ tƣởng, tôn giáo Đại Việt trở nên đa dạng hơn. Việc đạo Thiên Chúa dễ dàng bắt nhịp với các dòng tƣ tƣởng, tơn giáo và có thể một phần nào đó, các nhà truyền giáo đã thấu hiểu và dựa vào tâm lý bất mãn của các tầng lớp dân chúng với triều đình phong kiến. “Đó là những ngƣời dân rất nhã nhặn tốt lành, đã đƣợc dọn sẵn để lĩnh nhận tin lành Phúc âm và họ khao khát, yêu cầu đƣợc chịu phép rửa tội” [17, 27]. “Số dân ở đây rất đơng, tính tình hịa nhã…Họ ở nhà thờ từ sáng sớm cho tới chiều tà. Họ thƣờng quỳ rất mực khiêm tốn” [63, 49-77]. “Quan sở tại và tất cả dân chúng dự lễ một cách kính cẩn, yên lặng, khơng ai bảo họ là ngƣời chƣa có đạo, mà đúng hơn là ngƣời đã có đạo lâu năm” [17, 34].

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cho đến cuối thế kỷ XVI, mối quan hệ về tƣ tƣởng và văn hóa truyền thống ở Đại Việt đã dần biến đổi, là sự đan xen giữa các tín ngƣỡng truyền thống với một tôn giáo mới đƣợc du nhập từ châu Âu. Thực tại đó làm cho hệ tƣ tƣởng, văn hóa Đại Việt giai đoạn này trở nên phong phú hơn bất cứ lúc nào trƣớc đó, đồng thời đƣa Đại Việt dự nhập mạnh hơn vào hệ thống hải thƣơng khu vực và thế giới trong hơn một thế kỷ tiếp theo.

Quá trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)