Xây dựng căn cứ Malacca

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 45 - 48)

Q TRÌNH THÂM NHẬP ĐƠN GÁ CỦA NGƢỜI BỒ ĐÀO NHA THẾ KỶ XVI –

2.2 Xây dựng căn cứ Malacca

Hồi quốc Malacca ra đời vào năm 1400. Vốn là đất cống cho vƣơng quốc Ayuthaya (Xiêm) nhƣng đƣợc sự ủng hộ của chính quyền Trung Hoa nên Malacca thoát khỏi sự thống trị của ngƣời Xiêm để trở thành quốc gia độc lập và triều cống triều đình Trung Hoa. Từ năm 1405 với những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa, nhà Minh đã mở rộng con đƣờng tơ lụa trên biển xuống phía nam biển Nam Trung Hoa nên việc công nhận Malacca cũng khơng nằm ngồi sự tính tốn của nhà Minh là việc kiểm soát con đƣờng mậu dịch biển qua các eo biển Đông Nam Á, nối liền “thế giới Trung Hoa” và “thế giới Ấn Độ”, xa hơn nữa là thế giới phƣơng Tây. Giai đoạn

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

từ giữa thế kỷ XV cũng đƣợc coi là sự bắt đầu của “kỷ nguyên thƣơng mại” (Age of

Commerce, 1450-1680) ở Đông Nam Á,* trong đó Malacca là trung tâm thƣơng mại nổi tiếng thời bấy giờ, là “trung tâm thƣơng mại liên thế giới” hay là một trạm trung chuyển quan trọng nhất và lớn nhất, là một kho chứa hàng của tồn vùng biển Đơng Nam Á, nối liền thị trƣờng Đông Nam Á với Đông Bắc Á và Tây Nam Á [83, 37- 55].

Theo những mô tả đƣơng thời, Malacca không phải là một trung tâm buôn bán thông thƣờng mà là một khu hội chợ lớn. Nơi đây vào mùa buôn bán, các sản phẩm của Trung Quốc và Viễn Đông đƣợc trao đổi lấy các sản phẩm của Tây Á và châu Âu. Tomé Pires - ngƣời đã đến đó với tƣ cách là thƣ ký và kế toán cho cơ quan thƣơng mại Bồ Đào Nha một năm sau khi Albuquerque chinh phục Malacca, đã viết trong cuốn sách Suma Oriental nổi tiếng của ông một bài tƣờng thuật chi tiết chƣa

từng có trong các tài liệu về thƣơng mại và hành chính của Malacca dƣới sự cai trị của các triều vua. Theo Pires thì: “Ngƣời ta khơng thể đánh giá hết giá trị của Malacca qua tầm vóc và lợi nhuận của nó”. Đƣơng thời, ở Malacca có thể thấy các đồ thủy tinh, kim khí của Venice; tơ lụa Ấn Độ; dê, bò, gạo, tỏi của Java; hồ tiêu, vàng của Sumatra; các loại hƣơng liệu của Ai Cập; đƣờng của Philippin; gỗ bƣởi của Thái Lan; gƣơng đồng của Trung Quốc…hàng hóa nhìn đến mỏi mắt, Đơng-Tây thƣơng phẩm đều có ở đây... [15, 328].

Trong thời gian này, Malacca là một trong những trạm trung chuyển lớn nhất của “thế giới Đông Nam Á”. Tại đây, các loại hàng hóa của các vùng khác nhau

* Về thời kỳ phát triển thịnh đạt của mạng lƣới thƣơng mại tại châu Á, dù còn nhiều ý kiến tranh luận, nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đều lấy niên đại 1450-1680. Niên đại này đƣợc đƣa ra bởi nhà nghiên cứu Anthony Reid để chỉ hoạt động thƣơng mại ở Đông Nam Á. Xin xem thêm Anthony Reid…một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, ở Đơng Nam Á cịn tồn tại một kỷ nguyên thƣơng mại sớm kéo dài từ năm 900 đến 1300 một trong những nhân tố tác động rất lớn và gần nhƣ xuyên suốt “kỷ nguyên sớm của thƣơng mại Đông Nam Á (900-1300)” nhƣ Geoff Wade đã từng đề xuất, là những chính sách về thƣơng mại và kinh tế hết sức tích cực và chủ động của các vƣơng triều Tống và Nguyên ở Trung Quốc. Nối tiếp chủ trƣơng coi trọng tiền tệ để phát triển thƣơng mại của các chƣ hầu thời Ngũ đại, dƣới thời Tống, những chính sách cụ thể về tiền tệ, trao đổi, thuế khóa…trong giao dịch với ngƣời nƣớc ngồi đã đƣợc thực thi nhằm kích thích sự mở rộng của

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

trên thế giới đƣợc luân chuyển qua đây ngày càng nhiều, theo đó mà giá trị hải quan thu đƣợc ở Malacca trong giai đoạn từ 1546 đến 1617 cũng đứng ở mức khá cao:

Bảng 2.2: Giá trị hải quan thu được tại Malacca (1542 – 1586)

(đơn vị tính: Reis) Năm thu hải quan Giá trị

1542 10.648.800 1543 10.278.000 1550 4.320.000 1555 18.000.000 1568 21.600.000 1574 17.118.000 1581 15.985.600 1586 21.600.000

Nguồn: L. F. Thomaz, “Les Portugais dans les mers de l’ Archipel” (p.116) c.f: Sanjay

Subrahmanyam, “Commerce and conflict: Two views of Portuguese Melaka in the 1620s”,

Journal of Southeast Asian Studies, p. 64 (Vol. XIX/No. 1, 3/1988).

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy, chỉ trong khoảng nửa thế kỷ, lƣợng hàng hóa ln chuyển qua Malacca có giá trị gấp đơi so với nửa thế kỷ trƣớc đó, qua đó có thể nhận thấy rằng đây là một trung tâm trao đổi sầm uất và tấp nập của khu vực thƣơng mại Đơng Nam Á. Lƣợng tàu thuyền và hàng hóa lƣu động qua Malacca với eo biển cùng tên để đi vào các thị trƣờng khác ở Đông Á lớn nhƣ thế nào.

Ngồi vị trí là nơi lƣu thơng của các loại hàng hóa, Malacca cịn là nơi luân chuyển, trao đổi của các kim loại quý, là nơi nhập khẩu vàng của các nƣớc trong khu vực. Có ý kiến cho rằng: “Từ sau thế kỷ XV, đã có những nhận định là vàng của Việt Nam, chất lƣợng hảo hạng, đã xuất sang Malacca và đã góp phần cùng với vàng của Sumatra làm cho Malacca trở thành trung tâm vàng của châu Á” [110, 376].

Tuy nhiên, sự hƣng thịnh của Malacca với tƣ cách là một cảng-thị độc lập chỉ tồn tại đƣợc hơn một thế kỷ. Năm 1511, sau khi đã gây dựng đƣợc vị trí thƣơng mại và quân sự tại Ấn Độ, hạm đội của ngƣời Bồ Đào Nha dƣới sự chỉ huy của tồn

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

quyền Afonso de Albuquerque đã tiến sang đánh chiếm Malacca. Mặc dù kháng cự ngoan cƣờng, Malacca vẫn thất thủ và rơi vào tay Bồ Đào Nha. Việc chiếm đƣợc Malacca đã mở đƣờng để ngƣời Bồ thâm nhập vào các khu vực khác nhau của vùng quần đảo hƣơng liệu, nhất là khu vực Moluccu, và khống chế các tuyến thƣơng mại truyền thống của phƣơng Đơng.

Ngồi ra, với vị trí thuận lợi trên con đƣờng giao thƣơng Đông - Tây, Malacca còn trở thành trung điểm, trạm dừng chân, khu tiếp tế hàng hóa và nhu yếu phẩm cho thƣơng thuyền Bồ Đào Nha trong hành trình từ châu Âu sang khu vực Viễn Đông và ngƣợc lại. Chiếm đƣợc Malacca, ngƣời Bồ Đào Nha đã cho xây dựng nơi đây thành một pháo đài kiên cố, một trạm thƣơng mại quy mơ, khơng chỉ góp phần vào hoạt động bn bán hƣơng liệu, mà còn hỗ trợ chiến lƣợc thâm nhập các thị trƣờng Đông Bắc Á quan trọng là Trung Quốc, Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó là Đại Việt trong các thập niên tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)