Khu vực Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 33 - 36)

Q trình thâm nhập Đơn gÁ của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

1.2.1 Khu vực Đông Bắ cÁ

Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các nƣớc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tâp trung nghiên cứu và giới thiệu về bối cảnh của Trung Quốc và Nhật Bản trong thế kỷ XVI-XVII, là những nƣớc có mối liên hệ mật thiết với Bồ Đào Nha trong giai đoạn này và giai đoạn sau đó.

Lịch sử Nhật Bản cho đến cuối thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI là thời kỳ xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa các thế lực cát cứ. Đó là thời kỳ Chiến quốc (Lịch sử gọi là Sengoku, 1490-1600). Đây là thời kỳ xung đột giữa các thế lực phong kiến cát cứ diễn ra trên phạm vi cả nƣớc, kéo theo đó là sự tham gia của tất cả các tầng lớp xã hội.

Giai đoạn tiếp sau đó là sự nổi lên vai trị của Toyotomi Hideyoshi, một lãnh chúa có thế lực rất mạnh và lớn nhất ở Nhật Bản lúc này. Đến 1590, về cơ bản Hideyoshi đã thống nhất đƣợc đất nƣớc. Tình trạng cát cứ kéo dài trong lịch sử Nhật bản đến đây kết thúc. Thay vào đó là một thiết chế chính trị phong kiến qn phiệt thống nhất có khuynh hƣớng tập quyền.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Với những thành cơng bƣớc đầu đó, Hideyoshi muốn mở rộng phạm vi ảnh hƣởng và khuyếch trƣơng thế lực của Nhật Bản trong quan hệ đối ngoại. Để phá thế cô lập và mở rộng quan hệ về kinh tế với các nƣớc, một mặt Hideyoshi phái các đồn thuyền bn đến nhiều nƣớc ở khu vực Đông Nam Á buôn bán. Mặt khác, muốn thâm nhập vào các quốc gia Đông Bắc Á dƣới danh nghĩa khôi phục lại quan hệ ngoại thƣơng.

Là lãnh chúa lớn nhất có thế lực mạnh, lực lƣợng chính trị trung tâm ở Nhật Bản, Ieyasu đã thâu tóm quyền lực về tay mình. Đồng thời hƣớng tới xây dựng một thiết chế ổn định, tái thiết nền hịa bình thống nhất quốc gia. Thời kỳ này đƣợc gọi là thời kỳ Edo-thời kỳ phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến ở Nhật Bản.

Đặc biệt từ năm 1592 đến năm 1635, chính quyền Nhật Bản thực hiện chính sách Châu ấn thuyền (Shuin Shen), theo đó các thuyền mang tính chất thƣơng mại chỉ có thể đƣợc xuất dƣơng khi có sự cho phép của chính quyền trung ƣơng. Song, việc cấm của chính quyền khơng làm cho các hoạt động thƣơng mại chậm lại mà trái lại các hoạt động thƣơng mại phi quan phƣơng lại càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là các giai đoạn sau đó.

Đây là giai đoạn phát triển toàn diện của Nhật Bản, đặc biệt là kinh tế thƣơng mại, mở ra quá trình giao lƣu của Nhật Bản với các nƣớc trong khu vực. Sự năng động của giới cầm quyền Nhật Bản dƣới triều đại Tokugawa và của nhân dân là những tiền đề tiên quyết tạo ra bối cảnh mới, cùng với đó là cuộc xâm thực của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây vào Nhật Bản và các nƣớc ở khu vực Đông Á ở thế kỷ XVI-XVII.

Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII là thời gian thống trị của nhà Minh, Ra đời năm 1368, sau khi giành thắng lợi trƣớc quân Mông Cổ; Chu Nguyên Chƣơng lên ngơi hồng đế, lập ra triều Minh, một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa phong kiến.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Sau khi lên ngôi, ông tiếp tục tiêu diệt các thế lực cát cứ để xây dựng chế độ trung ƣơng tập quyền. Cùng với đó, ơng đã xây dựng một nền chính trị của một nhà nƣớc quân chủ tập quyền.

Dƣới thời Minh Thái tổ Hồng Vũ Hồng đế, với những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn này đã có những bƣớc phát triển đáng kể, diện tích trồng trọt vƣợt xa so với trƣớc, hàng hóa xuất khẩu mang tính thƣơng nghiệp khá rõ nhằm phục vụ cho việc trao đổi buôn bán.

Đến đầu thế kỷ XV, dƣới thời Minh Thành tổ Vĩnh Lạc Hoàng đế, chế độ phong kiến Trung Quốc đã đạt dƣợc một số thành tựu về kinh tế, ông đã nhiều lần cử sứ giả đến các nƣớc Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á để phô trƣơng thanh thế, sự giàu mạnh của Trung Quốc và làm cho các nƣớc này phải thuần phục nhà Minh. Trong các hoạt động đó, rầm rộ nhất là những chuyến đi biển của Trịnh Hịa xuống các nƣớc phía Nam từ năm 1405 đến năm 1433, những hoạt động đó vừa khuyếch trƣơng thanh thế của nhà Minh vừa nhằm đặt mối quan hệ hòa hiếu với các nƣớc láng giềng, trao đổi hàng hóa, thiết lập quan hệ thƣơng mại.

Có thể nói, dƣới thời Minh Thành tổ, chế độ phong kiến trung ƣơng tập quyền Trung Quốc phát triển mạnh đến mức toàn thịnh. Biểu hiện của một quốc gia hùng cƣờng đó vẫn là việc mang trong mình tƣ tƣởng của chủ nghĩa bá quyền Đại Hán xâm lƣợc và mở rộng lãnh thổ các nƣớc trong khu vực.

Các cuộc viễn chinh của Trịnh Hịa xuống vùng biển Đơng Nam Á nhằm tạo ra mối giao thƣơng với các nƣớc trong khu vực. Trong vòng 28 năm (1405-1433), Trịnh Hòa đã thực hiện 7 cuộc thám hiểm và có đến gần 100 lần đi đến các trung tâm thƣơng mại của khu vực châu Á, châu Phi nhƣ: Champa, Malacca, Java, Xiêm, Calicut, vịnh Ba Tƣ, Somali… Từ sau những cuộc thám hiểm này của Trịnh Hòa mở ra mối quan hệ, trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực mà thực chất là kiểm soát tất cả những hoạt động thƣơng mại với Trung Quốc và thiết lập quyền kiểm sốt khu vực bn bán ở biển Nam Trung Hoa, trên hết là thiết

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

lập quan hệ “Tôn chủ”-“Bồi thần” và quan hệ triều cống của các quốc gia trong khu vực.

Chính sách Hải cấm (Haichin) đƣợc ban hành dƣới triều Minh năm 1371, chính sách này nhằm chủ yếu không cho ngƣời Trung Quốc ra biển mà không đƣợc sự cho phép của nhà nƣớc. Song, việc thực hiện này cũng khơng triệt dể, vì với việc cấm đốn của chính quyền thì các hoạt động kinh tế phi quan phƣơng vẫn diễn ra. Đến năm 1567, dƣới thời Minh Mục tơng, chính sách này đã đƣợc dỡ bỏ và đây là điều kiện để một số lƣợng lớn Hoa thƣơng mở rộng hoạt động thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hải đảo nhƣ Malacca, Java, Philippin…tạo ra một thị trƣờng khu vực năng động, là địa bàn hoạt động mang lại hiệu quả cho các thƣơng nhân phƣơng Tây và trong số đó ngƣời Bồ Đào Nha là khơng ngoại lệ.

Sự phát triển vƣợt trội trong nơng nghiệp, thƣơng nghiệp là sự tồn thịnh của chính quyền trung ƣơng là những thành tựu mà nhà Minh đạt đƣợc. Với kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật đi biển cộng với tiềm lực kinh tế, triều Minh đã tiến hành một sự mở rộng về hàng hải xuống các vùng biển khu vực, thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)