Những cuộc tiếp xúc đầu tiên của ngƣời Bồ Đào Nha với Đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 74)

NHỮNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGƢỜI BỒ ĐÀO NHA VÀ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVI–

3.2 Những cuộc tiếp xúc đầu tiên của ngƣời Bồ Đào Nha với Đại Việt

Ngƣời Bồ Đào Nha là những ngƣời châu Âu đầu tiên thâm nhập Đơng Á và có mối liên hệ chính thức với Đại Việt cuối thời trung đại. Q trình “đơng tiến” của ngƣời Bồ Đào Nha thƣờng đƣợc gắn với “lý thuyết 3C”: Commerce (Thƣơng mại), Christinian (Thiên Chúa) và Cilivization (Văn minh) và trong quan hệ của ngƣời Bồ

với Đại Việt cuối thế kỷ XVI, “lý thuyết 3C” hồn tồn khơng phải là ngoại lệ.

Theo tác giả Thành Thế Vỹ: “Ngƣời phƣơng Tây đầu tiên đến Việt Nam trƣớc hết phải kể đến là ngƣời Bồ Đào Nha, không những đứng về mặt cậy thế thần quyền giáo hội để giữ độc quyền truyền đạo Giatơ ở tồn phƣơng Đơng, những ngƣời Bồ Đào Nha cịn cậy có một nền hàng hải khỏe mạnh vào bậc nhất mà hung hăng đến chiếm đất để buôn bán” [81, 70].

Đối với vấn đề truyền bá Thiên Chúa giáo, ngƣời Bồ Đào Nha là những ngƣời đầu tiên đƣợc Giáo hội cho độc quyền truyền bá đạo Giatô ở toàn phƣơng Đơng. Vào năm 1540, giáo đồn Dịng Tên (SJ-Société de Jésuites) đƣợc thành lập

tại Lisbon (Bồ Đào Nha) dƣới sự bảo trợ (“Padroado”) tích cực của quốc vƣơng và

các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha. Dòng Tên do Thánh Ignace de Loyola thành lập1 đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc “truyền bá đức tin mới” vào phƣơng Đơng. Dịng Tên hoạt động chủ yếu ở các nƣớc châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á). Từ đại bản doanh Macao (Trung Quốc), các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã độc quyền truyền đạo ở khắp các xứ Viễn Đơng, trong đó có Việt Nam.

Việc ngƣời Bồ Đào Nha tiến sang phƣơng Đơng trong đó có Việt Nam đƣợc mơ phỏng rất hình tƣợng: “Hạt tiêu và linh hồn” - hai mục tiêu luôn song hành

trong hoạt động của ngƣời Bồ Đào Nha ở phƣơng Đông: thƣơng mại và truyền giáo.

1 Ignace de Loyola (1491-1566) là một nhà quý tộc ngƣời Tây Ban Nha, hồi thiếu thời chỉ lo ăn chơi trác táng, mới đi lính đƣợc 8 ngày đã bị thƣơng. Năm 1534, ông cùng đồng bạn ở Paris thề nguyện sống độc thân,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)