Quan hệ Bồ Đào Nha Đàng Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 76 - 84)

1 Ignace de Loyola (49-566) là một nhà quý tộc ngƣời Tây Ban Nha, hồi thiếu thời chỉ lo ăn chơi trác táng, mới đi lính đƣợc 8 ngày đã bị thƣơng Năm 534, ông cùng đồng bạn ở Paris thề nguyện sống độc thân,

3.3 Quan hệ Bồ Đào Nha Đàng Trong

Nhƣ đã đề cập đến ở trên, ngƣời Bồ Đào Nha là những ngƣời châu Âu đầu tiên đến Đại Việt, với những chuyến đi đầu tiên qua Biển Đơng của của Tóme Pires, sau đó là chuyến thám hiểm của Andrade. Vào năm 1523-1524, Duart Coelho, một nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã đến Biển Đông, bờ biển và đất liền của Đại Việt. Trong thƣ của J. Albuquerque gửi từ Malacca đến vua Bồ Đào Nha Don Jao III tháng giêng năm 1524, có đoạn viết: “Tôi Albuquerque đã cử Duarte Coelho khám phá ra xứ sở Cauchim Chyna” [25, 31]. Có thể nhận định rằng xứ Cauchim Chyna ở đây nhiều khả năng chính là Hội An (Faifo), vì vào khoảng năm 1524, ngƣời Bồ Đào Nha thông báo họ đã dựng một cái bia có khắc chữ ở Cù Lao Chàm, bờ biển Hội An [105, 50].

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Vào cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, trong xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế hàng hóa Đại Việt đang trên đà phồn thịnh, Hội An cũng hịa cùng dịng chảy đó. Đƣợc coi là cửa ngõ quốc tế của xứ Đàng Trong, Hội An là một cảng thị sầm uất và là một điểm đến thƣờng xuyên của các thƣơng thuyền của các nƣớc trong khu vực và phƣơng Tây. Vị trí của Hội An đƣợc đánh giá là thƣơng cảng sầm uất nhất trong nền hải thƣơng của chúa Nguyễn, nằm ở vị trí thuận lợi, là cảng nƣớc sâu nơi tàu thuyền dễ dàng neo đậu, Hội An mau chóng trở thành vị trí liên vùng và liên thế giới trong thƣơng mại Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Thƣơng nhân ngƣời Pháp Poirve đến Đàng Trong những năm 1770 cho rằng: Hải cảng lớn nhất là Hội An, cảng nƣớc sâu và các tàu bè vào đậu ở đây đƣợc an toàn, lối vào dễ đi, Hội An là nơi buôn bán sầm uất nhất Đàng Trong [48, 95]. Lê Quý Đôn cũng từng nhận xét về vai trò trung gian trong thƣơng mại của xứ Thuận Hóa: “xứ Thuận Hóa, đƣờng thủy, đƣờng bộ liên tiếp với xứ Quảng Nam, phía hữu xứ Quảng Nam lại thơng với các nƣớc phiên, về đƣờng biển thì cách các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông không đến 3, 4 ngày. Cho nên thuyền buôn từ trƣớc đến hội tụ ở đấy” [13, 299]. Với vị trí trọng yếu đó, Hội An cũng đƣợc coi là vị trí tiền đồn cho cơng cuộc truyền giáo ở Đàng Trong.

Trong các năm 1525-1527, 1529, Diego Ribeiro có đến thám hiểm ở Biển Đơng, có để lại 3 tấm hải đồ vẽ bán đảo Malacca, Champa, Đại Việt và vùng biển Nam Trung Hoa [25, 31]. Điều đó mang lại một thuận lợi rất lớn cho ngƣời Bồ Đào Nha từ việc chiếm đóng những vị trí trọng yếu về thƣơng mại ở Biển Đơng và họ có thể tham gia vào quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc và Nhật Bản [44, 17-36].

Từ năm 1540, ngƣời Bồ Đào Nha đã đến Đàng Trong một cách thƣờng xuyên hơn. Đặc biệt, từ năm 1540, Hội An trở thành một cảng chính trong xứ để hàng hóa ngoại quốc du nhập vào Cochichina [1, 46]. Và cũng trong thời gian này Antonio Faria đã đi vào vịnh Đà Nẵng và tìm ra một thành phố có tƣờng bao quanh có chừng 10.000 nóc nhà, trong đó thấy đậu độ 40 cái ghe lớn, có 2 đến 3 tầng và ƣớc độ 2.000 thuyền buồm đủ cỡ [52, 251].

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Trong thời gian này (khoảng thập niên thứ tƣ của thế kỷ XVI), việc ngƣời Bồ Đào Nha thiết lập đƣợc quan hệ thƣơng mại với Nhật Bản đánh dấu việc tiếp cận thị trƣờng khu vực đã hồn thành và đã bắt đầu có những cuộc bn bán chính thức. Sau khi thiết lập đƣợc một nền thƣơng mại và truyền giáo rất triển vọng ở cả Trung Quốc và Nhật Bản, ngƣời Bồ Đào Nha đã chú ý tới Việt Nam. Sau đó, họ có thêm vị trí chính thức ở Macao năm 1557, khiến cho lợi nhuận thƣơng mại Macao - Nhật Bản ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, ngƣời Bồ cũng dành sự quan tâm nhất định đến triển vọng tại Hội An [105, 50].

Việc Hội An (Đàng Trong nói chung) cởi mở trong việc tiếp nhận ngƣời Bồ Đào Nha nửa cuối thế kỷ XVI hồn tồn có thể lý giải đƣợc. Là một thực thể chính trị mới diện tích nhỏ, yếu về kinh tế và thiếu về quân sự, để có thể cầm cự đƣợc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài - một quốc gia hùng mạnh ở khu vực lúc đó – việc Đàng Trong mở cửa ngoại thƣơng, tiếp nhận ngƣời Bồ Đào Nha là một điều hồn tồn có thể lý giả đƣợc. Li Tana đã có lý khi lý giải một cách biện chứng vấn đề này: Đàng Trong là một quốc gia non trẻ, trong cuộc đối đầu với một quốc gia Đàng Ngoài lớn hơn về diện tích, đơng dân hơn và mạnh hơn về qn đội thì ngoại thƣơng là một cứu cánh… Chúng ta có thể nói một cách hồn tồn đảm bảo rằng chính thƣơng nghiệp đã làm cho vƣơng quốc mới của Việt Nam, chỉ trong vịng ít thập niên trở nên giàu có và đủ mạnh để có thể duy trì đƣợc nền độc lập của mình đối với phía bắc và mở rộng về phƣơng nam. Khơng có thƣơng mại, Đàng Trong khó có thể tồn tại nổi, cho dù tài ngun thiên nhiên có dồi dào, vì những khó khăn vƣơng quốc này phải đƣơng đầu. Thiếu nhân lực, thiếu tiền của, khơng có sẵn quan hệ bn bán với bên ngồi và nhiều khó khăn khác, nhất là khi phải xây dựng trên một vùng đất mới giành đƣợc từ một dân tộc khác, có nền văn hóa khác. Ngoại thƣơng đã trở thành yếu tố quyết định trong tốc độ phát triển của Đàng Trong. Ngồi thƣơng nghiệp, khơng có gì khác có thể giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đƣơng đầu nổi với một vùng đất có số tiềm lực gấp đôi, gấp ba Đàng Trong về mọi mặt. Việc Đàng Trong bn bán với phƣơng

Q trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Tây ở thời điểm này không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa làm giàu bên cạnh nguồn lợi kinh tế mà điều quan trọng hơn, thƣơng mại đã trở thành vấn đề sinh tử và là quốc sách của chính quyền Đàng Trong [22, 68]. Li Tana hồn tồn có lý khi cho rằng: đối với các nƣớc khác ở Đơng Nam Á, vấn đề ngoại thƣơng chỉ có thể là vấn đề làm giàu nhƣng đối với Đàng Trong vào buổi đầu, đây là vấn đề sống chết [65, 85].

Khi Nguyễn Hoàng vào nam để nuôi hy vọng giành lại quyền hành ở phía Bắc, việc bn bán chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, chủ yếu vẫn nằm trong tay ngƣời dân, chính quyền khơng mấy quan tâm, can thiệp. Đến cuối thế kỷ XVI, Đàng Trong buôn bán chủ yếu với ngƣời Bồ đến từ Ma Cao và với Châu Ấn thuyền (Shuin-shen) từ Nhật Bản [65, 85]. Vào những thập niên đầu ở miền nam, do lực lƣợng cịn yếu, Nguyễn Hồng bên ngoài vẫn chƣa ra mặt chống họ Trịnh, nhƣng bên trong tìm cách củng cố chính quyền, binh lực, luyện tập quân sĩ, phịng bị lƣơng thảo, khí giới để chống nhau với họ Trịnh sau này. Năm 1613, Nguyễn Hoàng chết, trao quyền cho con thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên, tức chúa Sãi. Đƣợc nhiều tƣớng giỏi giúp việc, công cuộc binh đao, xây đồn đắp lũy đƣợc tiến hành mau lẹ. Chúa cũng tìm cách giao thƣơng với ngƣời Bồ để mua súng ống, đạn dƣợc, Jao da Cruz, ngƣời Bồ cũng giúp chúa lập nhà đúc súng ở gần Huế, tục gọi là Phƣờng Đúc [17, 53]. Và đó là cơ sở đầu tiên để ngƣời Bồ có đƣợc một vị trí quan trọng trong việc thiết lập một nền thƣơng mại vững chắc với vƣơng quốc Đàng Trong, sau này mở rộng ra toàn lãnh thổ Đại Việt.

Từ đó, khơng q khi cho rằng chính nhu cầu cấp bách của họ Nguyễn về khí giới trong đó có đại bác phƣơng Tây là một trong những nguyên nhân trực tiếp kích thích nền ngoại thƣơng của Đàng Trong có giai đoạn rất phát triển. Từ nguyên nhân trên, chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có những thái độ đặc biệt quan tâm đến ngoại thƣơng, các cảng thị cũng là các đơ thị ở Đàng Trong đã bắt đầu có những nét hƣng khởi mới; các thƣơng nhân phƣơng Tây đã đến buôn bán ở các cảng này, đặc biệt từ sau khi ngƣời Bồ Đào Nha đã định cƣ ở Ma Cao (1557) và họ xây dựng ở đây một lị đúc vũ khí mang tên Bocarro thì việc mở rộng quan hệ thƣơng

Quá trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

mại của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài với ngƣời Bồ Đào Nha ở Macao là một trong những nội dung chính của quan hệ thƣơng mại Đại Việt-Bồ Đào Nha đối với tình hình kinh tế Đại Việt cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.

Sự hƣng thịnh của ngoại thƣơng Đàng Trong cịn có ngun nhân từ bối cảnh của nền kinh tế hải thƣơng thế giới đầu thế kỷ XVII rất thuận lợi. Đối với khu vực Đơng Á, đó là sự phát triển của hoạt động ngoại thƣơng của Nhật Bản ở vùng biển Nhật Bản, biển Trung Hoa xuống vùng biển Đông Nam Á; ở Trung Quốc là sự phát triển của ngoại thƣơng thời Minh-Thanh, đặc biệt sau khi nhà Minh tuyên bố dỡ bỏ chính sách Hải cấm (Haichin) năm 1567 thì con đƣờng giao thƣơng của Trung Quốc lại đƣợc phục hƣng một cách mạnh mẽ, cùng thời gian này ở châu Âu, các Công ty Đơng Ấn châu Âu cũng đƣợc hình thành và phát triển, tìm kiếm thị trƣờng, các nhu yếu phẩm ở phƣơng Đông là điều kiện hình thành những tuyến thƣơng mại xuyên đại dƣơng, xuyên lục địa kết nối các tụ điểm thƣơng mại ở các châu lục. Và ở Đông Nam Á, hàng loạt các nhà nƣớc (state), cảng thị (port-city) đã ra đời, nền kinh tế

mang tính chất hƣớng biển, ngoại thƣơng phát triển, những điều kiện trên đã đặt ra cho Đàng Trong sự lựa chọn phải hội nhập với xu thế thời đại mới đối với chính thể của mình. Đó là cuộc hội nhập lần đầu tiên, tồn cầu hóa lần thứ nhất của nƣớc Đại Việt trong bối cảnh kinh tế-xã hội thế kỷ XVII.

Tuy nhiên, việc buôn bán của ngƣời Bồ Đào Nha với Đàng Trong xem ra rất phụ thuộc vào quan hệ buôn bán giữa Ma Cao và Nhật Bản đầu thế kỷ XVII. Về phía ngƣời Bồ Đào Nha, việc bn bán với Đàng Trong chỉ trở nên thực sự quan trọng khi họ gặp khó khăn trong bn bán với Nhật Bản và do đó họ hƣớng về Đơng Nam Á, Macassar và vùng quần đảo phía đơng Java. Trong khi đó, đối với họ Nguyễn, việc buôn bán với Bồ Đào Nha thực sự quan trọng, nhất là khi cuộc chiến tranh với họ Trịnh diễn ra, bởi vì đại bác là mặt hàng quan trọng bậc nhất trong việc trao đổi giữa hai bên. Theo C.R. Boxer, các nhà cầm quyền họ Nguyễn “rất lo lắng làm sao có đƣợc súng từ xƣởng đúc súng nổi tiếng Bocarro ở Ma Cao. Xƣởng này

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

hoạt động từ năm 1627 đến 1680 và sản xuất ra các sản phẩm đƣợc nhìn nhận là loại súng đồng tốt nhất tại phía Đơng [65, 86]. Với thời gian hoạt động trên, xƣởng đúc súng ở Macao thực sự có ý nghĩa với Đàng Trong và Đàng Ngoài khi cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn xảy ra (1627-1672).

Bên cạnh vũ khí, nhu cầu về tài chính để xây dựng một thể chế mạnh, đủ sức đối đầu trong cuộc nội chiến với Đàng Ngồi, mở rộng lãnh thổ về phía Nam, các chúa Nguyễn khuyến khích các thƣơng nhân nƣớc ngồi đến bn bán. Và vấn đề này đã đƣợc Cristophoro Borri, ngƣời đến Đàng Trong những năm 20 của thế kỷ XVII đã ghi lại: “Họ dễ dàng cho ngƣời ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ thích thú thấy ngƣời ta tới bn bán trong lãnh thổ của họ, không những từ những nƣớc và tỉnh lân cận mà từ những thứ rất xa… và chúa Đàng Trong khơng đóng cửa trƣớc bất kỳ một quốc gia nào, Ngài để cho họ tự do và mở cửa cho tất cả các ngƣời ngoại quốc” [4, 88-92]. Borri cũng cho biết thêm: “Phƣơng châm của ngƣời Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nƣớc nào trên thế giới. Thật hoàn toàn trái ngƣợc với vua Trung Hoa, ơng này sợ tất cả, đóng cửa khơng cho ngƣời ngoại quốc vào bn bán trong nƣớc ông. Các sứ giả phải nại nhiều lý do mới đƣợc nhƣ ý sở cầu” [4, 93]. Đối với ngƣời Bồ, Borri cũng cho biết thêm: “Chúa Đàng Trong vẫn tỏ ra yêu thích để cho ngƣời Bồ đến buôn bán ở nƣớc Ngài một cách lạ lùng. Và đã mấy lần Ngài cho họ ba hay bốn địa điểm phì nhiêu nhất và phong phú nhất trong vùng hải cảng Đà Nẵng để họ xây cất một thành phố với tất cả những gì cần thiết, cũng nhƣ ngƣời Tàu và ngƣời Nhật đã làm” [4, 89]. Với những chính sách cởi mở với hoạt động ngoại thƣơng đã khiến những cảng biển của Đàng Trong luôn thu hút đƣợc đông đảo thuyền bn các nƣớc, khơng chỉ có những thƣơng nhân khu vực, những bạn hàng truyền thống mà cịn có cả những thƣơng nhân phƣơng Tây. Từ đó hình thành nên một nền hải thƣơng sơi động với các thƣơng cảng nổi tiếng tồn khu vực và đƣợc các thƣơng nhân phƣơng Tây thƣờng xuyên viếng thăm cho những tiếp xúc về thƣơng mại.

Q trình thâm nhập Đơng Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Nhƣ vậy, sự xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, hoạt động thƣơng mại cho đến thế kỷ XVII, vai trò của Bồ Đào Nha không chỉ là những ngƣời phƣơng Tây đầu tiên có mặt ở Đàng Trong mà cịn mở ra quan hệ giao thƣơng mà thị trƣờng Đàng Trong- Macao-Nhật Bản là giao điểm, hình thành tam giác thƣơng mại trong tổng thể thị trƣờng lớn Đại Việt. Hệ thống thƣơng mại của Bồ Đào Nha vào cuối thế kỷ XVI đã đƣợc thiết lập tƣơng đối đầy đủ, thị trƣờng Đại Việt mang lại lợi nhuận lớn trong nền chung của thƣơng mại nội Á của ngƣời Bồ Đào Nha. Đàng Trong đã cùng với các trọng điểm thƣơng mại khác nhƣ Đàng Ngoài và các thƣơng cảng khu vực, hình thành nên tụ điểm thƣơng mại liên hồn ở Đơng Á. Từ Đàng Trong, ngƣời Bồ tiến ra Đàng Ngoài, trở thành nƣớc phƣơng Tây đầu tiên thâm nhập và khai phá thị trƣờng Đại Việt, mở rộng mạng lƣới thƣơng mại, đồng thời cũng là sự đa dạng hóa trong quan hệ buôn bán với các nƣớc châu Á.

Công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong cũng đƣợc tiến hành song song với hoạt động thƣơng mại. Trên những con tàu đến Đàng Trong bên cạnh các thƣơng nhân cịn có các giáo sĩ. Vì những lý do chủ quan, khách quan, các giáo sĩ đã đến Đàng Trong - một mảnh đất màu mỡ, đầy tiềm năng để “truyền giảng đức tin mới”. Đặc biệt từ sau khi phƣơng Tây bị Kitơ hóa, vấn đề truyền giáo bị ngƣng trệ và có nhiều ngƣời cho là có thể chấm dứt. Với cuộc khám phá những vùng đất mới, tòa thánh Roma đứng trƣớc vấn đề truyền giáo lớn với những dân chƣa đƣợc biết tin lành của chúa cứu thế và Đàng Trong của Đại Việt là một trong những vùng đất nhƣ thế.

Mặc dù đã thâm nhập Đàng Trong từ cuối thế kỷ XVI, công cuộc truyền giáo của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đàng Trong chỉ thực sự khởi sắc từ năm 1613, khi Nguyễn Hoàng qua đời và trao quyền cho con là Nguyễn Phúc Ngun. Giữa lúc đó thì cha Francisco Buzomi, xuất phát từ Macao đến truyền giáo cho xứ Nam-tại Đà Nẵng (1614), mải lo củng cố binh lực để chống nhau với thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngồi, Chúa Nguyễn khơng để ý đến vấn đề truyền giáo, các cha đƣợc tự do truyền đạo, lại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)