Các kết luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch quảng ninh (Trang 83 - 89)

Bảng 2.15 : Bảng chỉ số ngày khách quốc tế tính theo từng tháng

2.3. Các kết luận chung và nguyên nhân thực trạng

2.3.1. Các kết luận chung

Nhìn chung, tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển ở Hạ Long chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc 2 nhóm chính: Tự nhiên và kinh tế - xã hội. Hai nhóm này lại có thể chia thành các yếu tố tác động đến "Cung", "Cầu du lịch" .

Tính thời vụ của du lịch Hạ Long, Quảng Ninh được thể hiện rõ qua số lượng khách tăng nhanh vào các tháng hè, đông nhất là tháng 6 và tháng 7. Đây là mùa của khách nội địa.

Thời gian qua, các doanh nghiệp du lịch cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư trang thiết bị, hấp dẫn du khách. Tỉnh cũng có những nỗ lực trong việc làm trong sạch môi trường du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Quảng Ninh qua các sự kiện lớn như: Tuần Hạ Long 2012. Đó sẽ là những những động lực thúc đẩy sự phát

triển của du lịch trong tương lai để có thể thu hút nhiều du khách đến Hạ Long vào các tháng khác trong năm.

Không còn cảnh “trùm chăn” nằm chờ đến hè, ngành du lịch Quảng Ninh giờ đây đã biết khai thác vịnh Hạ Long bằng các sản phẩm du lịch dành cho mùa đông và trở thành địa điểm du lịch quanh năm với cách làm du lịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên lượng khách quốc tế đến Hạ Long cũng chỉ mới tập trung vào hai tháng cuối năm là tháng 11, tháng 12. Các tháng còn lại của Hạ Long vẫn vắng khách.

Ảnh hưởng này của tính thời vụ đã tác động mạnh mẽ đến du khách, đến tài nguyên và môi trường du lịch, tác động mạnh đến vấn đề quản lý.... khiến cho công tác quản lý điều hành, quản lý môi trường, quản lý về an ninh trật tự... gặp rất nhiều khó khăn.

Dựa trên tình hình thực tế về tác động của thời vụ du lịch ở Hạ Long cũng như phân tích kết quả điều tra khảo sát có thể đưa ra bảng đánh giá mức độ mạnh, yếu của thời vụ du lịch đến du lịch biển Hạ Long:

Bảng 2.18 : Mức độ tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển Hạ Long Khu điểm du lịch Lĩnh vực hoạt động Hạ Long Quản lý  Kinh doanh  CSHT, CSVCKT & lao động 

Bảo vệ & tôn tạo tài nguyên môi trường 

Kinh tế - xã hội 

Khách 

Ghi chú :

  : Tác động mạnh

2.3.1.1. Những mặt đã đạt được

Hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã phát triển mạnh trên cả cả bề rộng và chiều sâu, bước đầu tạo ra môi trường có tính cạnh tranh cao, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Hoạt động đầu tư du lịch thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên ngành, có uy tín, có thương hiệu, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, không gian du lịch mở rộng, sản phẩm, dịch vụ du lịch được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch thu hút được nhiều nguồn nhân lực từ các thành phần kinh tế, tạo ra những khu điểm du lịch có sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo đô thị và cảnh quan du lịch, giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp, góp phần giải phóng năng lực lao động xã hội, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hiện nay, không gian phát triển kinh tế du lịch Quảng Ninh đã hình thành tương đối rõ nét 4 trung tâm du lịch gồm Hạ Long, Móng Cái- Trà Cổ, Vân Đồn- Bái tử Long và Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng.

Hoạt động du lịch đã tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hôi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, song song với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh- quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xu thế phát triển bền vững.

Quảng bá tuyên truyền đã tạo lập được hình ảnh ấn tượng nhất định về Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên - Văn hóa Hạ Long. Trong năm 2011 công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của du lịch Hạ Long đã có những chuyển biến rõ nét qua việc các doanh nghiệp du lịch đã cùng

chung tay tham gia với cơ quản lý nhà nước trong hoạt động này. Chất lượng các chương trình xúc tiến quảng bá được nâng lên và ngày càng chuyên nghiệp hơn, ngành du lịch đã phối hợp liên kết với các nước trong diễn đàn du lịch Đông Á ( EATOF) quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch của hai bên, góp phần giới thiệu hình ảnh tỉnh Quảng Ninh nói chung, Vịnh Hạ Long nói riêng, đến thị trường khách trong và ngoài nước. Đồng thời tập trung quảng bá, xúc tiến vào một số thị trường truyền thống, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á…Tuy nhiên sang năm 2012 cần phấn đấu vươn tới các thị trường xa hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…và các thị trường tiềm năng như Nga, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha…

Đối với thị trường du lịch trong nước, ngành du lịch đã mở rộng hợp tác phát triển du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh với một số tỉnh, thành trong nước tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong các tour du lịch liên vùng. Tuy nhiên việc liên kết hợp tác này chưa thực sự hiệu quả và chưa hỗ trợ được nhiều cho các đơn vị lữ hành. Để đi vào thực chất các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại đây cần có những chương trình liên kết, hợp tác giảm giá, hỗ trợ giá phối hợp cùng hàng không để tạo ra những gói dịch vụ kích cầu thu hút vào một số mùa thấp điểm trong năm, nâng cao hiệu quả quảng bá và thu hút khách đến vịnh Hạ Long.

Về hoạt động lữ hành: đã kết nối được tour du lịch với một số thị trường quan trọng trong nước cũng như quốc tế.

Công tác quản lý dần được hoàn thiện góp phần không nhỏ vào những thành tựu đáng ghi nhận của du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn 2001- 2010

Khách du lịch tăng trưởng cao và ổn định. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói, công tác tổ

chức sự kiện và các hoạt động xúc tiến, quảng bá được đổi mới và có hiệu quả thiết thực, nên lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh ngày càng tăng.

2.3.1.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại

Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, lượng khách nhiều song doanh thu chưa cao.

Hoạt động khai thác thị trường chưa có chiến lược nhất quán và phù hợp, quá phụ thuộc vào thị trường du lịch khách Trung quốc. Các thị trường chính vẫn là những thị trường truyền thống. Việc mở rộng thị trường Châu Âu, Mỹ và một số quốc gia khác chủ yếu dựa vào các hãng quốc tế của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các hãng lữ hành nước ngoài.

Công tác quảng bá xúc tiến đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa thực sự chủ động, tập trung vào các thị trường trọng điểm, một mặt do kinh phí dành cho công tác quảng bá còn nhiều hạn chế nên phần nào đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chương trình.

Việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng được thực hiện đúng theo định hướng Quy hoạch 2001- 2010. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm du lịch Quảng Ninh đều có quy mô còn nhỏ, chưa đủ tầm, hoạt động phân tán, chất lượng chưa cao, phong cách chưa hiện đại, chưa có sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn, các dịch vụ chưa được đồng bộ, chưa có sự liên kết, do đó chưa tạo ra thương hiệu mạnh, năng lực cạnh tranh hạn chế, hiệu quả kinh doanh còn thấp.

Hoạt động du lịch tập trung chủ yếu vào các tháng hè, chủ yếu là khách nội địa. Khách quốc tế đến Hạ Long đang có xu hướng tăng. Mặc dù Quảng Ninh đang có nhiều nỗ lực để thu hút khách vào mùa đông nhưng cũng chỉ mới tập trung hai tháng cuối năm trong khi đó Hạ Long có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bốn mùa.

Công tác quy hoạch chi tiết các vùng du lịch và quy hoạch du lịch ở một số địa phương triển khai còn chậm, công tác quản lý xây dựng các công trình trong các khu du lịch còn nhiều vấn đề bất cập

Các tuyến du lịch chưa hoàn toàn gắn kết với thực tế hoạt động kinh doanh.

Các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, chưa thu hút được những tập đoàn lớn và có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý du lịch. Hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm du lịch có xu hướng phát triển tự phát, nặng về đầu tư cơ sở lưu trú, ít sản phẩm đặc trưng chất lượng cao, chưa có thương hiệu mạnh.

Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng

Một điểm hạn chế nữa, không thể không nói đến, đó là việc cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của du lịch Quảng Ninh. Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các công tác quản lý, nâng cao chất lượng môi trường, dịch vụ kinh doanh du lịch, đặc biệt là việc chấn chỉnh các hiện tượng bán hàng rong, ăn xin, đeo bám khách du lịch… môi trường du lịch đã được cải thiện hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng ép giá vào các ngày cao điểm, cạnh tranh không lành mạnh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng cò mồi, nạn “chăn dắt” khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển, vẫn xảy ra. Điều này khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ ái ngại.Những bất cập này không chỉ gây nhiều điều phiền toái cho du khách mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch của Quảng Ninh.

Công tác quản lý nhà nước vè du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là việc quản lý Vịnh Hạ Long.

Doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, ít có khả năng tiếp cận các thị trường tiềm năng

Một trong những hạn chế và yếu kém của ngành du lịch nói chung và du lịch Hạ Long nói riêng chính là sự phối hợp, kết hợp, liên kết để cùng phát triển, cùng hưởng lợi. Việc đầu tư sản phẩm, dịch vụ tại từng ngành, địa phương, cho đến doanh nghiệp thì tính liên kết hầu như không có hoặc rất yếu, dẫn đến tình trạng phát triển manh mún, thậm chí có nguy cơ giẫm chân, triệt tiêu nhau.

Nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và yêu cầu hội nhập. Hệ thống đào tạo phân tán, quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo của Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch quảng ninh (Trang 83 - 89)