Số lượng lao động trong ngành du lịch tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch quảng ninh (Trang 45 - 56)

từ năm 2002 - 2009

Lao động ngành du lịch tại Quảng Ninh giai đoạn 2002- 2009, cho thấy số lượng nhân lực làm việc trong ngành chưa qua đào tạo còn quá cao, vì vậy việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ du lịch là vấn đề rất đáng quan tâm vì nó sẽ quyết định chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tinh thần phục vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ là những điều cần được thường xuyên bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch đẻ đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ngày càng nâng cao trong thời gian tới ở Quảng Ninh.

2.1.2. Các yếu tố tác động đến tính thời vụ của du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh mang đặc điểm khí hậu phía Bắc, có mùa đông lạnh với nền nhiệt độ thấp, gió mùa đông bắc khô hanh và lạnh giá nên hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển ở các khu du lịch biển vào thời điểm này không thể diễn ra được. Mùa xuân ở Quảng Ninh nhiệt độ vẫn thấp lại thêm mưa phùn, còn mua thu là mùa bão và áp thấp nhiệt đới. Nhìn chung hoạt động du lịch biển của nhiều khu du lịch ở Quảng Ninh chỉ có điều kiện thuận lợi phát triển trong mùa hè. Chính vì thế mùa du lịch ở khu du lịch này rất rõ và ngắn với biên độ dao động về khách rất cao vì các tháng còn lại không có khách đi nghỉ ở biển nữa.

Vì vậy để giảm thiểu các tác động bất lợi của tính thời vụ ở khu du lịch này ta cần xem xét kỹ các nguyên nhân chủ yếu gây nên tính thời vụ :

*) Khí hậu

Khí hậu khu vực Hạ Long được đánh giá là khá thuận lợi đối với hoạt động du lịch. Do đó, khác với nhiều điểm du lịch biển khác của miền Bắc Việt Nam, Hạ Long với lợi thế về vẻ đẹp cảnh quan có thể phát triển hoạt động du lịch hầu như quanh năm.

Nằm ở miền Bắc Việt Nam, Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt và có một mùa đông lạnh.

Các đặc điểm về khía hậu được thể hiện ở bảng số liệu:

Bảng 2.6 : Nhiệt độ trung bình của Hạ Long theo các mùa

Mùa Xuân Hạ Thu Đồng

Tháng 3 – 4 5 – 8 9 – 10 11 – 2

Nhiệt độ Trung bình

140C – 220C 140C – 220C 140C – 220C 140C – 220C

Nguồn: Đài khí tượng Quảng Ninh

Bảng 2.7 : Các đặc trưng khí hậu cơ bản của Hạ Long

Nhiệt độ không khí Độ ẩm Nắng Năm Tháng 1 Tháng 7 Năm Tháng 1 Tháng 7 Lượng mưa (mm) Số ngày Mưa Số giờ 230C 160C 28,5 0 C 82% 79% 83% 1.997,3 126,6 1.712,8

Nguồn: Đài khí tượng Quảng Ninh

Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm biểu hiện bốn mùa rõ rệt. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô. Xen giữa 2 mùa hạ và đông và mùa xuân và thu diễn ra trong thời gian ngắn và có tính chất chuyển tiếp. Nhiệt độ trung bình cả năm 22,80C. Nhiệt độ trung bình mùa hè 26,40C, nóng nhất lên đến 35,70

C. Nhiệt độ trung bình mùa đông 200C, lượng mưa trung bình trong năm 2005,4 mm. Thời gian có mưa nhiều (từ 100 mm trở lên) là từ tháng 5 đến

tháng 10, từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, mang đặc điểm chung của một miền chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, vừa có những nét riêng của nhiệt đới khí hậu chịu ảnh hưởng ít hơn của gió mùa đông nam với các nơi cùng khí hậu.

Mùa đông thường kéo dài tới 4-5 tháng, mùa hạ ngắn hơn, lượng mưa ở đây tương đối nhiều; từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa mưa bão.

Khí hậu của khu vực Hạ Long chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển. Biển có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu khu vực gần bờ, làm cho mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn so với những vùng sâu trong lục địa cùng vĩ độ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của biển cũng làm phức tạp hơn những hiện tượng thời tiết đặc biệt diễn ra trên khu vực vịnh Hạ Long như sương mù, mưa dông, bão và gió mùa đông bắc.

Gió mùa đông bắc là loại gió thổi từ cao áp Siberu tràn qua lục địa Trung Quốc vào miền bắc Việt Nam. Gió mùa đông bắc gây ra khí hậu lạnh, khô vào đầu mùa đông và giảm dần vào khoảng tháng 1 - 3 âm lịch. Thời kì này, Vịnh Hạ Long thường đón ít khách du lịch nội địa mà chủ yếu đón khách du lịch quốc tế đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ có khí hậu ôn đới và hàn đới đến tránh rét. Do vậy, mùa đông ở khu vực vịnh Hạ Long được coi là mùa đón khách du lịch quốc tế trong khi mùa hè lại là mùa dành chủ yếu cho khách du lịch nội địa.

Nhìn chung khí hậu ở đây thích hợp cho việc phát triển du lịch nhất là du lịch tham quan, tắm biển phơi nắng, nghỉ dưỡng thể thao và du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng. Tuy nhiên do có mùa đông lạnh và có ngày thời tiết xấu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã gây trở ngại cho hoạt động của con người, trong đó có hoạt động du lịch, tạo nên tính thời vụ trong hoạt động du lịch ở Hạ Long.

*) Thời gian rỗi

Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, mùa hè thường được gọi là mùa của khách du lịch nội địa. Theo đánh giá của các Công ty lữ hành, đây là thời điểm mà khách du lịch Việt Nam đi du lịch nhiều nhất trong năm. Điều này, cũng thật dễ hiểu, bởi lẽ tâm lý chung của rất nhiều gia đình thường chờ con em mình được nghỉ hè để cùng nhau đi nghỉ, như một món quà cho cả năm học tập vất vả. Thêm nữa, đối với các tỉnh phía Bắc và miền Trung đây cũng là mùa có khí hậu nóng nhất trong năm, không ít người muốn tìm đến những nơi du lịch nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẻ để tránh xa cái nắng oi ả của mùa hè. Vì thế, từ cuối tháng 5, nhiều cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị đã lên kế hoạch đặt tour ở các công ty lữ hành hoặc tự tổ chức với nhóm gia đình khác hay đi ghép với cơ quan làm việc.

Mùa du lịch biển ở Quảng Ninh phụ thuộc vào thời gian rỗi của khách, đặc biệt là các khu du lịch không nằm gần các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn có giao thông thuận tiện . Lượng khách đến với các khu du lịch biển ở đây đông nhất là vào mùa hè. Đây là mùa nghỉ hè của học sinh, sinh viên trên toàn quốc và loại hình du lịch nghỉ biển là loại hình rất được ưa thích của lứa tuổi này. Trong thời gian nghỉ hè, học sinh và sinh viên thường tổ chức đi nghỉ biển dưới hình thức nhóm bạn, lớp, trường, đoàn thanh niên...kèm theo đó là số lượng rất lớn giáo viên các cấp cũng được nghỉ hè và tham gia vào hoạt động du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng. Thời gian này cũng là thời gian được các vị phụ huynh lựa chọn đi nghỉ vì thuận tiện nhất với việc tổ chức đi nghỉ cả gia đình mà không ảnh hưởng đến việc học tập của con em mình.

Vì mùa du lịch phụ thuộc vào thời gian rỗi của khách du lịch nên thời vụ du lịch ở đây còn có đặc trưng là tính thời vụ thể hiện ngay cả trong đơn vị tuần. Các ngày nghỉ cuối tuần ở các khu du lịch lượng khách tăng lên một cách đáng kể, còn các ngày khác trong tuần vắng khách. Trong một

số khu du lịch thì hầu như chỉ có khách vào 2 ngày cuối tuần với lượng khách rất lớn, có lúc khu du lịch không đáp ứng được nhu cầu của khách phải cáo lỗi vì quá tải nhưng trong các ngày khác trong tuần thì hầu như không có khách.

Đối với mùa khách quốc tế, khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh những tháng đầu năm cũng tăng khá cao, một phần là do vẫn nằm trong mùa cao điểm khách Âu đến nghỉ dưỡng.

2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp : Sách, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu, luận văn ThS, luận án TS, Báo cáo,...

Thu thập các ấn phẩm và báo cáo của sở văn hoá thể thao và du lịch Quảng Ninh : Giúp phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của du lịch Quảng Ninh, biểu hiện của tính thời vụ du lịch Quảng Ninh, các nhân tố ảnh hưởng tới tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Quảng Ninh.

Cụ thể:

Thống kê về số lượng khách du lịch, khách quốc tế, khách nội địa đến Quảng Ninh nhằm phân tích được sự biến động về lượng khách qua các tháng trong năm.

Bảng kết quả kinh doanh du lịch Quảng Ninh, cơ cấu khách đến Quảng Ninh, ngày khách, công suất sử dụng phòng trung bình nhằm phân tích kết quả kinh doanh du lịch Quảng Ninh.

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê Trung ương, các Quyết định, chiến lược của Nhà nước (Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam (2001- 2010)….). Từ các viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch)

Thu thập từ các tài liệu: Dư địa chí Quảng Ninh; tổng quan du lịch; marketing du lịch; kinh tế du lịch; quản trị kinh doanh khách sạn; tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch; nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch…Từ các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố: Tạp chí Du lịch Việt Nam…

Từ các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại thành phố Hạ Long, những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở UBND tỉnh; Cục thống kê Quảng Ninh; phòng nghiệp vụ du lịch Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh như: Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh (2001- 2010) của UBND tỉnh; Dự thảo báo cáo quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.

Các số liệu điều tra kinh tế - xã hội, dân số, số liệu hiện trạng phát triển du lịch, vai trò của du lịch trong nền kinh tế tại Quảng Ninh và số liệu của một số dịch vụ du lịch điển hình tại Thành phố Hạ Long.

Thu thập các thông tin, tư liệu từ các Website như: http://www.vietnamtourism.gov.vn

http://www.marketingvietnam.net http://www.quangninh.gov.vn

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp: Dùng các phương pháp tổng hợp, trích dẫn, đối sánh, phân tích kinh tế để xử lý dữ liệu thứ cấp đã thu thập được nhằm minh chứng rõ hơn việc phỏng vấn Ban giám đốc, các Trưởng phòng, đội ngũ nhân viên các bộ phận và kết quả điều tra khách du lịch, đồng thời minh chứng cho những kết luận, đánh giá về ảnh hưởng của tính thời vụ đến du lịch Quảng Ninh.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để khảo sát những tác động của tính thời vụ đến du lịch biển Quảng Ninh, Tác giả lựa chọn nghiên cứu và khảo sát trung tâm du lịch biển Hạ Long là nơi chiếm phần lớn lượng khách du lịch trong toàn tỉnh và đây cũng là nơi chịu tác động sâu sắc của tính thời vụ nhất là vào mùa cao điểm với ba đối tượng: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

 Phương pháp điều tra :

Học viên sử dụng phương pháp điều tra qua phiếu. Đây là phương pháp sử dụng các phiếu đã có bảng câu hỏi được xây dựng sẵn, phát tới khách du lịch, doanh nghiệp và nhà quản lý để nhận các câu trả lời, sau đó thu hồi và tổng hợp kết quả. Các bước điều tra được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định mẫu điều tra:

- Đối tượng phát phiếu:

+ Căn cứ vào những tác động của tính thời vụ du lịch đến du khách, đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến công tác tổ chức quản lý môi trường kinh doanh du lịch nên phiếu điều tra được phát cho ba đối tượng : cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

+ Căn cứ vào tổng lượng khách đến Hạ Long vào tháng cao điểm nhất, tổng số các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành và vận chuyển du lịch tại Hạ Long.

+ Căn cứ vào cơ cấu thị trường khách nội địa và khách quốc tế đến Hạ Long, khách quốc tế chiếm 58,3 %, khách nội địa chiếm 41,7 % tổng lượng khách đến Hạ Long. Tổng số phiếu phát ra cho khách du lịch 300 phiếu. Cơ cấu mẫu dự kiến là: 175 khách quốc tế, 125 khách nội địa. Phiếu điều tra khách hàng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

+ Căn cứ vào tổng doanh thu và số lượng khách, tác giả đã phát phiếu điều tra tới các khách sạn và doanh nghiệp lữ hành, công ty vận

chuyển du lịch của Hạ Long. Tổng số phiếu phát ra 20 phiếu. Trong đó : 03 phiếu cho các công ty lữ hành, gồm có ; 02 phiếu cho cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí ; 05 phiếu cho khách sạn 4 sao , 05 phiếu cho khách sạn 3 sao ; 5 phiếu cho công ty vận chuyển du lịch.

+ Đối với cơ quan quản lý : Phiếu điều tra được phát cho 2 cơ quan quản lý về du lịch của Hạ Long là Sở Văn hoá thể thao & Du lịch Hạ Long và Ban quản lý Vịnh Hạ Long.

Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu điều tra và chọn thang điểm

- Phiếu dành cho khách du lịch : Gồm 2 đối tượng : Khách quốc tế và khách nội địa. ( Phụ lục 1)

- Phiếu dành cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. ( Phụ lục 2)

- Phiếu dành cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. ( Phụ lục 3) Bước 3: Phát phiếu điều tra

- Thời gian: Phiếu được phát từ ngày 15/11/2011 đến 15/ 01/2012 và từ 15/6/2012 đến 15/7/2012.

- Cách phát phiếu: Tổng số phiếu phát cho khách du lịch là 300 phiếu. Căn cứ vào danh sách khách sử dụng các dịch vụ tại khách sạn, phiếu xin ý kiến khách hàng được phát trực tiếp tới khách khi sử dụng dịch vụ hoặc đặt phiếu vào phòng khách và phát ngẫu nhiên tại các khu du lịch của Hạ Long. Phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp sẽ được phát trực tiếp tới cán bộ quản lý hoặc trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng số phiếu điều tra doanh nghiệp là 20 phiếu. Phiếu điều tra cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là 03 phiếu.

Bước 4: Thu phiếu điều tra và phân loại

Phiếu xin ý kiến khách hàng được thu hồi từ phòng khách với sự hỗ trợ của nhân viên bộ phận Phòng và tại các khu vực dịch vụ trong khách sạn với sự hỗ trợ của nhân viên phục vụ tại các khu vực dịch vụ này.

Phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp sẽ được thu trực tiếp từ nhân viên và cán bộ quản lý . Tổng số phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp thu về là 20 phiếu (chiếm tỷ lệ 100%). Tổng số phiếu điều tra khách hàng thu về là 274 phiếu (chiếm tỷ lệ 91,3%). Số phiếu điều tra cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thu về 02 phiếu ( chiếm tỷ lệ 100%).

Bước 5: Xử lý, phân tích số liệu và kết luận

Sau khi thu phiếu xin ý kiến khách hàng và phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp, tác giả tiến hành xử lý, phân tích số liệu dựa trên phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch quảng ninh (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)