Phân tích kết quả nghiên cứu qua nguồn số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch quảng ninh (Trang 66 - 83)

Bảng 2.15 : Bảng chỉ số ngày khách quốc tế tính theo từng tháng

2.2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu qua nguồn số liệu sơ cấp

2.2.3.1. Tính thời vụ du lịch Hạ Long qua kết quả khảo sát

Để nghiên cứu ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch biển Hạ Long luận văn đã sử dụng phương pháp điều tra đánh giá.

Mẫu được lựa chọn có chủ đích, phù hợp với khả năng luận văn. Kích thước mẫu dự tính cho nghiên cứu đối với khách du lịch là 300 khách, đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch là 20 đơn vị và đối với các nhà quản lý nhà nước về du lịch là 2 cơ quan.

Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến khách du lịch, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Riêng đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch còn tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu hơn.

Phần mềm Excel được sử dụng để cập nhật và tính toán tỷ lệ % và điểm số.

a) Kết quả khảo sát đối với khách du lịch

+ Thời điểm khách thích đến Hạ Long:

Kết quả khảo sát cho thấy khách du lịch thích đến Hạ Long nhất vào hai thời điểm mùa hè ( tháng 5 – tháng 7) chiếm 40,3% số phiếu và chủ yếu đối với khách nội địa, thời điểm thứ 2 là mùa đông ( khoảng tháng 11,

tháng 12) chiếm 38,5% số phiếu trong đó chủ yếu là khách quốc tế. Thời điểm này cũng chính là mùa cao điểm của du lịch Hạ Long.

Mùa thu ( khoảng cuối tháng 8, tháng 9, tháng 10) là thời điểm chiếm số phiếu ít nhất 3,8 %. Đây cũng là mùa vắng khách của Hạ Long. + Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách vào thời điểm này

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đi du lịch của du khách vào thời điểm này là do yếu tố khí hậu, chiếm 40,6 % số phiếu, tiếp đến là yếu tố thời gian rỗi chiếm 32,8 % số phiếu. Mùa đông khách nhất ở Hạ Long là vào mùa hè thích hợp cho việc tắm biển và đây cũng là thời gian nghỉ của học sinh, sinh viên.

+ Lý do khách thích đi du lịch Hạ Long

Theo kết quả điều tra lý do khách đến và biết Hạ Long vẫn chủ yếu là do có Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới ( chiếm 52,5%). Trong khi đó Hạ Long có khả năng khai thác các loại hình du lịch biển đa dạng, hấp dẫn và thêm nữa nằm trong lòng di sản còn là một kho tàng văn hoá phong phú của những ngư dân làng chài. Tuy nhiên khách du lịch biết và thích đến Hạ Long vì điều này vẫn còn chiếm tỉ lệ chưa cao : 19,6% khách du lịch thích đến Hạ Long vì các loại hình du lịch biển , 16,6 % khách thích đến Hạ Long vì văn hoá làng chài và chỉ có 3,2% khách thích đến Hạ Long vì các di tích văn hoá lịch sử nơi đây.

b) Kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch

+ Thời điểm đông khách nhất của doanh nghiệp trong năm: Qua khảo sát có đến 62,5% doanh nghiệp có thời điểm đông khách nhất là vào mùa hè từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 8.

+ Thời điểm vắng khách nhất của doanh nghiệp trong năm: Tháng 2, tháng 3, tháng 9, tháng 10.

Bảng 2.15: Đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tổ ảnh hưởng đến tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long, Quảng Ninh

Các yếu tố ảnh hưởng Điểm đánh giá Mức độ ảnh hưởng

- Điều kiện tự nhiên, khí hậu 4,4 Nhiều

- Thời gian rỗi của khách 3,6 Trung bình

- Phong tục tập quán 1,9 Rất ít

- Sự quần chúng hoá trong du lịch 2,7 Ít

- Điều kiện về tài nguyên du lịch 1,7 Rất ít

- Khả năng đón tiếp của doanh nghiệp 1,8 Rất ít

Kết quả khảo sát cho thấy nhân tố điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp ( 4,4 điểm). Nhân tố thời gian rỗi có mức độ ảnh hưởng trung bình ( 3,6 điểm). Các nhân tố khác như sự quần chúng hoá trong du lịch, phong tục tập quán, khả năng đón tiếp của doanh nghiệp điều kiện về tài nguyên du lịch, có mức độ ảnh hưởng ít và rất ít ( thứ tự điểm là: 2,7; 1,9; 1,8; 1,7).

Bảng 2.16: Đánh giá của doanh nghiệp về các giải pháp doanh nghiệp đã áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch

Quảng Ninh.

Biện pháp Điểm đánh giá Nhận xét

- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 3,7 Hạn chế

- Chủ động sử dụng nhân sự và CSVCKT

mùa thấp điểm 3,3 Hạn chế

- Đa dạng hoá sản phẩm 3,5 Hạn chế

- Xúc tiến quảng bá ngoài mùa vụ chính 3,4 Hạn chế

- Quan hệ hợp tác và liên kết 3,0 Hạn chế

Qua kết quả khảo sát với doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đã đạt được những hiệu quả nhất định, ví dụ như các giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, xúc tiến quảng bá ngoài mùa vụ có số điểm đánh giá cao nhất là 3,7; 3,5 và 3,4 điểm. Tuy nhiên hầu hết các giải pháp đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế và cần khắc phục, bổ sung.

c) Kết quả khảo sát đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Bảng 2.17: Tổng hợp điểm đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Nội dung Điểm đánh giá Nhận xét Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ

- Điều kiện tự nhiên, khí hậu 4,1 Nhiều

- Thời gian rỗi của khách 3,8 Trung bình

- Phong tục tập quán 1,6 Rất ít

- Sự quần chúng hoá trong du lịch 2,9 Ít

- Điều kiện về tài nguyên du lịch 1,7 Rất ít

- Khả năng đón tiếp của doanh nghiệp 1,8 Rất ít

Biện pháp giảm thiểu tính thời vụ

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 3,9 Hạn chế

- Tạo điều kiện cho mùa du lịch thứ hai 3,2 Hạn chế

- Đa dạng hoá sản phẩm du lịch 3,1 Hạn chế

- Xúc tiến quảng bá ngoài mùa vụ chính 3,6 Hạn chế

- Quan hệ hợp tác và liên kết 3,0 Hạn chế

Các tác động của tính thời vụ

Tác động đến công tác quản lý và hiệu quả kinh

doanh đặc biệt vào mùa cao điểm. 4,5 Rất cao

Tác động đến mức độ hài lòng của khách du lịch 4,0 Rất cao

Tác động đến môi trường 3,5 Cao

+ Đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến tính thời vụ đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh:

Cũng giống như đánh giá của doanh nghiệp, yếu tố điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Quảng Ninh đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất đến tính thời vụ của du lịch biển Hạ Long ( 4,1 điểm). Nhân tố thời gian rỗi có mức độ ảnh hưởng trung bình ( 3,8 điểm). Các nhân tố khác như sự quần chúng hoá trong du lịch, khả năng đón tiếp tiếp của doanh nghiệp, điều kiện về tài nguyên du lịch, phong tục tập quán có mức độ ảnh hưởng ít và rất ít ( thứ tự điểm là: 2,9; 1,8; 1,7; 1,6).

+ Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động du lịch biển Hạ Long:

Kết quả đánh giá cho thấy tính thời vụ có ảnh hưởng mạnh nhất (4,5 điểm) đến công tác và hiệu quả kinh doanh của du lịch Hạ Long đặc biệt vào mùa cao điểm và tác động mạnh đến mức độ hài lòng của khách du lịch (4,0 điểm). Các tác động đến môi trường, tác động đến lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ thấp hơn ( 3,5 điểm).

+ Đánh giá các giải pháp đã áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch Quảng Ninh.

Trong các giải pháp mà cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Quảng Ninh đã áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá ngoài mùa vụ chính và tạo điều kiện cho mùa du lịch thứ hai đã được áp dụng hiệu quả nhất lần lượt đạt điểm trung bình đánh giá là : 3,9; 3,6 và 3,2 điểm. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn còn hạn chế cần có hướng điều chỉnh, bổ sung.

2.2.3.2. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động du lịch Hạ Long qua kết quả khảo sát.

a) Tác động đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh

Tính mùa vụ gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Lượng khách tăng lên đột ngột với số lượng lớn trong mùa du lịch đồng nghĩa với việc các nhu cầu cần được đáp ứng của du khách tăng lên với số lượng lớn hơn và đa dạng hơn rất nhiều. Các nhà tổ chức quản lý gặp nhiều khó khăn từ khâu xây dựng các tour, dịch vụ vận chuyển khách, lưu trú, ăn uống... cho đến kiểm soát giá cả, chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ.

Các cơ sở lưu trú là điều kiện thiết yếu không thể thiếu, đảm bảo cho hoạt động và phát triển du lịch. Hiện nay, có sự gia tăng đáng kể lượng du khách đến Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng để thuc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ của các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ trức, tư nhân lần lượt ra đời. Chiếm số lượng chủ yếu là các khách sạn mini, các cơ sở lưu trú này đó đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách đặc biệt là vào mùa cao điểm , tuy nhiên sự ra tăng ồ ạt của các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng thừa trong mùa thấp điểm.

Tuy nhiên : Loại hình nhà nghỉ, khách sạn mini tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển từ bến phà Bãi Cháy cũ đến Vườn Đào, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu buồng phòng của Hạ Long và hầu như không kiểm soát được chất lượng. Loại hình nhà nghỉ này phát triển rất nhanh trong bối cảnh của cơ chế thị trường và đã đáp ứng được nhu cầu của số đông khách du lịch nội địa và khách du lịch nước ngoài có khả năng chi trả thấp. Đặc điểm của loại hình lưu trú này là phát triển manh mún, với mật độ xây dựng rất dày, công năng hạn chế và không quan tâm nhiều đến chất lượng thẩm mỹ cũng

như quy hoạch. Những nhà nghỉ kiểu này đạt công suất sử dụng cao vào mùa cao điểm nhưng lại dư thừa vào những dịp khác trong năm. Do phát triển không có chiến lược và thiếu sự kiểm soát trong quy hoạch nên hệ thống cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng đối với các nhà nghỉ kiểu này rất kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của Hạ Long.

Về loại hình khách sạn thì Hạ Long hiện chưa có khách sạn 5 sao, khách sạn 4 sao có số phòng chiếm tỷ lệ chưa nhiều. Các khách sạn ở Hạ Long được xây dựng và phát triển trong nhiều bối cảnh kinh tế - xã hội khác nhau nên cũng hầu như không được kiểm soát bằng quy hoạch.

Tình trạng mất cân đối nghiệm trọng cung cầu thường dẫn đến việc khách phân tán vào các nhà nghỉ tư nhân - nơi mà công tác quản lý theo ngành còn nhiều khó khăn và bất cập. Ông Hà Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Ước tính trong tuần lễ hội Carnaval Hạ Long 2012, mỗi ngày sẽ có khoảng 15.000 du khách tham dự. Trong khi đó, số lượng phòng nghỉ phục vụ cho lễ hội Carnaval có khoảng 12.000 phòng các loại. Các khách sạn lớn dọc bờ biển Bãi Cháy đã hết phòng, khách chủ yếu theo tour hoặc đặt trước từ nửa tháng. Với các khách sạn vừa và nhỏ cách bãi biển 300-500m, dù vẫn còn phòng nhưng phải tuân theo “giá chung”, giá bị đẩy lên gấp 5, 6 lần so với ngày thường. Qua khảo sát cho thấy có đến 10,4 % du khách còn thất vọng về dịch vụ lưu trú của Hạ Long.( Phụ lục 1).

Ở loại hình dịch vụ nhà hàng ăn uống, khi lượng du khách quá lớn thì công tác quản lý, kiểm soát về giá cả, về an toàn thực phẩm... gặp những trở ngại rất lớn. Đối với công tác quản lý môi trường và bảo đảm an ninh cho du khách cũng vấp phải những khó khăn tương tự trong thời điểm mùa du lịch.

Tình trạng cung vượt quá cầu thường gắn liền với sự tăng giá các dịch vụ và giảm sút chất lượng và như thế làm giảm uy tín của khu du lịch,

dẫn đến việc giảm lượng khách trong thời gian tiếp theo. Chưa kể đến ở một số khu du lịch dịch vụ ăn uống đắt đỏ với chất lượng không cao sẽ khiến cho du khách tự chuẩn bị đồ ăn uống mang theo làm giảm doanh thu trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng. Thêm vào đó là lượng rác thải từ một số du khách thiếu ý thức sẽ góp phần tác động làm ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường trong các khu du lịch.

Công tác quản lý nhà nước, cơ sở vật chất bến cảng phục vụ chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của của du lịch, bến cảng tàu du lịch luôn trong tình trạng quá tải và xuống cấp nghiêm trọng. Theo thống kê của cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy, riêng trong ngày 30/4/2012 lượng khách du lịch trên vịnh Hạ Long đạt 21.400 khách. Ông Phạm Quốc Bình - trưởng cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy - cho biết: “Đây là ngày đông khách nhất trong năm và trong cả bốn năm trở lại đây. Giờ cao điểm chúng tôi không thể đáp ứng nổi, lượng khách tồn trên sân phải đến 500-700 người”. Các tàu du lịch cũng đã cố gắng tăng từ 35 chuyến/ngày lên 65 chuyến/ngày nhưng vẫn không đủ phục vụ du khách.

Nhiều tàu du lịch vẫn còn gây ô nhiễm nguồn nước như: xả trực tiếp nước chứa dầu, nhiên liệu. Sau khi để xảy ra tai nạn chìm tàu đáng tiếc, UBND tỉnh Quảng Ninh đó ra quyết định 716/2011 QĐ- UBND nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển khách du lịch tham quan trên vịnh.Tuy nhiên, do chính sách mới quá thắt chặt và gấp rút thực hiện không có lộ trình thực hiện khiến việc thực thi quyết định của tỉnh chưa tạo được đồng thuận của đa số các chủ tàu đang kinh doanh vận tải hành khách trên vịnh.

Một hình ảnh không mấy đẹp mà ta thường thấy xuất hiện ở Vịnh Hạ Long chính là nạn ăn xin. Đó là những người chuyên chèo kéo khách nước ngoài. Họ đi thuyền chở cả trẻ em để kéo khách mua hàng hoặc xin tiền, tất cả những vấn nạn này là do chính quyền địa phương và ban quản lý vịnh chưa có những hành động xử lý thật kin quyết, kịp thời để làm mất đi hình ảnh đẹp của một kì quan thiên nhiên thế giới.

b) Ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du lịch đến Hạ Long

Qua khảo sát mức độ hài lòng của khách du lịch cho thấy đánh giá chung của du khách về du lịch Hạ Long chỉ có 9% khách hài lòng, 35% khách cho là bình thường và 8% du khách thất vọng về dịch vụ ở đây.

Hình 2.8 : Đánh giá chung của du khách về Hạ Long

Trong các yếu tố dịch vụ du lịch của Hạ Long, giá cả, an ninh trật tự và môi trường là những vấn đề mà du khách thất vọng nhất : Có đến 47,5 % du khách thất vọng về giá cả dịch vụ tại Hạ Long, 30,2 % du khách thất vọng về vấn đề an ninh trật tự tại các điểm du lịch của Hạ Long và 52,3 %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch quảng ninh (Trang 66 - 83)