Một vài thủ pháp nghệ thuật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 68 - 71)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.2. Tâm lí tội phạm của các nhân vật thể hiện qua nghệ thuật điện ảnh

3.2.3. Một vài thủ pháp nghệ thuật khác

Khán giả thưởng thức bộ phim Bố già khơng cịn phải để hiểu xem kết cục ra sao, mà để mỗi lần xem lại nó, họ lại được sống trong những tình huống cảm xúc mạnh mẽ đầy hấp dẫn. Theo một cách rất tài tình của những người làm phim, theo một sự kết hợp đầy "ma lực" của nghệ thuật điện ảnh, Bố già vẫn là tác phẩm kinh điển đỉnh cao, chinh phục hàng tỉ khán giả mọi thế hệ.

Nghệ thuật dựng phim

Trong một thế giới ngầm mafia, tiền bạc và quyền lực luôn được đắp điếm bởi những cảnh hội hè rộn rã và cái vỏ vui vẻ huyên náo. Nhưng bên trong nó là gì? Là tội ác. Khơng phải ngẫu nhiên, các nhà làm phim Bố già lại liên tục

dựng những cảnh phim song song nhau, chạy trên nền một dòng suy tưởng. Cảnh đám cưới nhộn nhịp tương ứng với cảnh trong phòng làm việc tịch mịch; cảnh Luca Brazi - người nhà Coleone đi gặp đối thủ và Bố già đi ra ngoài. Cả hai người đều bị sát hại. Cụm ba cảnh chạy song song theo cốt mạch là sự kiện bố già bị ám hại: Michael (Al Pacio đóng) đọc tin tức về bố trên báo, Johny nhận điện thoại báo tin, Tom bị buộc phải ngồi trong hầm ngầm với Sollozzo.

Trong suốt trường đoạn ở cuối phần I bộ phim: cả gia đình Coleone dự lễ rửa tội cho đứa bé mới sinh, Michael nhận làm cha ni cho cháu mình, mọi

người trong gia đình tỏ vẻ hạnh phúc. Cùng lúc đó, bên ngồi nhà thờ, năm kẻ đứng đầu của năm thế lực đối địch với gia đình Coleone bị thanh tốn một cách hết sức dã man - những luồng đạn xả vào người, máu chảy, đau đớn... và sự sụp đổ của một trật tự mafia cũ. Tương ứng với nó là sự lên ngơi của một trật tự mới - đỉnh cao duy nhất thuộc về gia đình Coleone. Cả hai dịng sự kiện đều nằm trong tầm kiểm sốt của một dịng tâm tưởng - Michael Coleone.

Tiếng đọc kinh của cha rửa tội tràn sang cả những cảnh giết người man rợ. Sự thanh sạch của nước thánh Chúa được dựng kèm với sự quằn quại đau đớn của những kẻ nhận hàng tràng đạn trên người... Sự thánh thiện và lòng hận thù... Người xem, ở trường đoạn này, dường như khó kiểm sốt được thực tế là họ đang xem phim. Nghệ thuật dựng phim đạt đến trình độ mẫu mực đã biến họ thành người chứng kiến tận mắt cả câu chuyện.

Đối thoại, âm thanh, âm nhạc

Trong phim, có ba loại cơ bản của âm thanh: Đối thoại, hiệu ứng âm thanh và âm nhạc.

Đối thoại bao gồm các lời tường thuật (hoặc các từ) được nói bởi các nhân vật trong một cảnh. Mục đích của cuộc đối thoại là tiếp tục phát triển cốt truyện, nhân vật, và thiết lập các chi tiết nhằm giúp khán giả hiểu về câu chuyện, về nhân vật. Ngay từ những phút đầu bộ phim, khi có giọng nói của Don Coleone cất lên, người ta đã thấy là lạ - đó khơng phải là một thanh quản bình thường. Nó ở âm vực trầm, nghèn nghẹt, người nói như đang cố mở to thanh quản... Đó là một thứ giọng rất bí ấn, rất điềm đạm, và chắc chắn - nó rất lạnh lùng. Giọng nói của Don Coleone báo hiệu tâm thế của chính ơng - một người chưa từng nói cao giọng trong hầu hết mọi tình huống. Đó là giọng nói của

chỉ riêng những người không sợ sệt. Đoạn phim đáng nhớ của Bố già như: “Tôi sẽ cho anh ta một lời đề nghị mà anh ta không thể từ chối”, thực tế cuộc đối thoại này trong bộ phim Bố già cho thấy rằng mọi thứ trong gia đình mafia đều khơng phải là việc cá nhân mà là việc kinh doanh chặt chẽ.

Âm nhạc là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra âm hưởng, nhịp điệu lôi cuốn của bộ phim. Mười một bản nhạc khác nhau sử dụng trong nhiều trường đoạn phim đã thực sự "nhập linh hồn" cho các cảnh quay trong phim. Tiếng nhạc khẽ khàng lẩy nhẹ trong các cuộc họp bàn, tiếng dồn dập trong bước đi của những người đi tìm kiếm đối thủ hoặc tiến về phía cái chết. Đáng nhớ nhất là bản tình ca cất lên khi Michael vác súng săn lang thang trên những miền đất xa xơi.

Ngồi ra có âm thanh diegetic và âm thanh không diegetic. Âm thanh diegectic xuất hiện trong bộ phim bao gồm các hiệu ứng âm thanh tự nhiên phù hợp với các nguồn trên màn hình và âm thanh khơng phải là diegetic là âm nhạc nền m. Có một cảnh trong phim Bố già sử dụng âm thanh số, diegetic và khơng diegetic. Đó là cảnh khi Jack Woltz phát hiện ra đầu Khartoum trên gường mình. Cảnh quay sử dụng âm thanh không phải là diegetic như nhạc waltz và những âm thanh diegetic bao gồm tiếng dế và tiếng la hét. Việc các nhà làm phim sử dụng âm thanh trong bộ phim Bố già

thực sự tạo ra tâm trụng tối tăm và trang nghiêm. Họ sử dụng các hiệu ứng âm thanh bao gồm tiếng ồn của đám đông, tiếng la hét, tiếng súng nổ, tiếng nổ, âm thanh tự nhiên và nhạc opera. Các hiệu ứng âm thanh trong bộ phim để góp phần thể hiện chủ đề của bộ phim. Trong phim cịn có một thứ âm thanh rất đáng lưu ý. Trong cảnh Michael giết Sollozo trong nhà hàng Ý. Khi Michael lấy khẩu súng đã được giấu trên bình xả nước ở nhà vệ sinh, chuẩn bị

bắn chết bọn Sollozzo (lần đầu tiên anh hành sát), có tiếng máy bay hạ cánh ù ù, tiếng bánh xe máy bay tiếp đất ken két... Đó là âm thanh từ nội tại tinh thần căng thẳng của anh. Chỉ một mình anh đứng trong nhà vệ sinh với khẩu súng trong tay, nhưng thứ âm thanh đó khiến người xem cảm nhận được, anh đang bị nghiền nát bởi sự căng thẳng và sức ép của một nhiệm vụ mà trước đó anh chưa từng hình dung nổi. Đây có thể nói là đỉnh cao trong việc tạo dựng âm thanh chủ trong toàn bộ tác phẩm. Ở một trường đoạn khác, âm thanh chủ quan cũng tỏ ra có hiệu quả: khi Michael bị tên cảnh sát uy hiếp, tiếng sấm chớp nổi lên trong đầu anh. Đó là sự châm ngịi cho việc hình thành một một Don Coleone mới - một bố già thứ hai - một con người, một sự nghiệp mà anh đã luôn cố khước từ. Các hiệu ứng âm thanh được đặt cẩn thận trong khung cảnh để người xem có thể xác định được những gì họ đang nhìn thấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)