Nghệ thuật quay và ánh sáng màu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 65 - 68)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.2. Tâm lí tội phạm của các nhân vật thể hiện qua nghệ thuật điện ảnh

3.2.2. Nghệ thuật quay và ánh sáng màu sắc

Nghệ thuật quay và ánh sáng màu sắc trong bộ phim mà nhà quay phim Gordon Willis đã mang lại thành công lớn trong việc thể hiện câu chuyện. Để khắc hoạ nhân vật bố già Don Corleone (Marlon Brandon), các nguồn sáng chủ yếu được đặt phía sau nhân vật, làm cho hốc mắt nhân vật hõm sâu hơn, gương mặt góc cạnh, có vùng tối và khoảng sáng đối lập, tạo một vẻ bí ẩn đặc biệt. Đơi mắt là cửa sổ tâm hồn, khi đôi mắt được chiếu tối, khán giả khơng nhìn thấy ánh mắt của nhân vật. Nội tâm nhân vật được bao bọc kĩ càng, thận trọng.

Khi Don Vito tiếp khách trong phòng làm việc, ống kính máy quay lấy qua vai, bắt cận mặt người khách. Góc quay này tạo nên thế chủ động cho nhân vật Bố già – ông là người lắng nghe và ban ơn (qua đôi bàn tay thi thoảng xoè ra, phẩy nhẹ), còn người khách với gương mặt cận đầy căng thẳng, là người đang cầu xin sự giúp đỡ.

Hầu hết trong các cuộc thương lượng của ông chủ Don Corleone với cách khách hàng, Fredo, Hagen… hoặc trong các cuộc gặp gỡ của người nhà Corleone với các đối thủ nhà Barzini, Sollozo đều được mô tả đặc biệt: cận cảnh các gương mặt.

Còn đối với trung cảnh, màu áo vét đen của nhân vật thường bị lẫn vào bối cảnh tối xung quang, chỉ có gương mặt được chiếu sáng và nổi rõ từng biểu hiện dù là rất nhỏ.

Nhiều cảnh quay đường phố trong phim được phủ một màu đen đặc, chỉ có một vài chấm sáng phát ta từ đèn pha ơ tơ. Màu đen đó bao phủ cho các vụ thương lượng, những cuộc thanh trừng và sát hại của các băng nhóm mafia.

Với màu đen chủ đạo trên các gam màu được sử dụng trong phim, ánh sáng chếch, góc chiếu sáng đặc biệt, phim có khơng khí của một thế giới ngầm thực thụ. Không dừng ở việc hấp dẫn thị giác, nó lơi cuốn khán giả vào dòng sự kiện, vào nhịp thở của phim. Đó nghệ thuật để gây hứng tị mị và khám phá cho khán giả.

Trong cảnh McCluskey đánh Michael tại cổng bệnh viện, bằng nghệ thuật sử dụng ánh sáng. Một nửa khuôn mặt của nhân vật được chiếu sáng và cịn lại là bóng đen. Khi McCluskey hất hàm về phía Michael, việc sử dụng ánh sáng đã cho độc giả thấy nhân vật McCluskey là một cảnh sát đã bị mua chuộc và tham gia vào hành động ám sát Bố già.

Việc sử dụng ánh sáng nửa sáng nửa tối này được sử dụng rất nhiều lần trong bộ phim. Khi Michael gặp Carlo và thẩm vấn anh về cái chết của anh trai – Sonny. Trong cảnh Michael nói chuyện với Tom về việc tìm ra kẻ phản bội. Khuôn mặt nửa sáng cũng xuất hiện. Và kết thúc phần II, khi Michael ngồi nhận ra những hành động sai trái của mình. Vận dụng ánh sáng nửa sáng này, Gordon Willis đã mang đến cho khán giả một khuôn mặt nửa sáng của Michael.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 65 - 68)